Thực trạng tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện thuế Việt Nam theo xu hướng hội nhập kinh tế Quốc tế .pdf (Trang 43 - 45)

Toàn cầu hóa và quốc tế hóa nền kinh tế đang trở thành một xu thế tất yếu của thời đại. Ngay từ khi mới giành được độc lập, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi việc kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại là một trong những nguyên tắc cơ bản trong đường lối quốc tế của mình. Từ giữa những năm 70 của thế kỷ 20 nước ta đã gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV), tích cực tham gia phong trào không liên kết, Nhóm 77, Liên hiệp quốc...nhằm mở rộng quan hệ quốc tế của Việt Nam. Ngay từ thời kỳđổi mới, chủ trương mở rộng quan hệđối ngoại và hội nhập kinh

tế quốc tế của nước ta càng được thể hiện rõ nét và thực hiện tích cực hơn. Ngay từĐại hội Đảng lần thứ VII, họp vào tháng 6/1991, đã mở ra một bước đột phá mới khi đưa ra đường lối đối ngoại rộng mở với câu khẩu hiệu nổi tiếng : “Với chính sách đối ngoại rộng mở, chúng ta tuyên bố rằng : Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Kể từ sau cuộc khủng hoảng chính trị của khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu, Đảng và Nhà nước ta càng nhận thức rõ tầm quan trọng của việc mở rộng quan hệđối ngoại nói chung và toàn cầu hóa nói riêng. Đại hội Đảng lần thứ IX đã vạch rõ : “Toàn cầu hóa kinh tế là xu thế

khách quan, lôi kéo ngày càng nhiều nước tham gia ; Xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh”. Như vậy Đảng ta đã nhận thức được sự cần thiết của toàn cầu hóa và cả những mặt bất lợi của nó.

Từ thập niên 1990, Việt Nam đã thực hiện những bước đầu tiên trong quá trình hội nhập quốc tế của mình. Năm 1993, Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế như Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB).

Bước tiến quan trọng đầu tiên của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế là việc nước ta chính thức gia nhập ASEAN ngày 25/07/1995, đồng thời gia nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Từ ngày 01/01/1996, chúng ta bắt đầu thực hiện các nghĩa vụ và cam kết trong Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của AFTA.

Ngoài ra, chúng ta còn tham gia đàm phán Hiệp định thương mại dịch vụ, tham gia Chương trình hợp tác công nghiệp (AICO) và Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) cũng như các chương trình hợp tác khác trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải của ASEAN.

Tháng 3/1996, Việt Nam đã tham gia diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) với tư cách thành viên sáng lập, nhằm thuận lợi hóa thương mại, đầu tư và hợp tác giữa các nhà doanh nghiệp Á - Âu.

Ngày 15/06/1996, Việt Nam đã gửi đơn xin gia nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Đến tháng 18/11/1998, chúng ta đã được công nhận là thành viên chính thức của tổ chức này. Tháng 12/1994, nước ta đã gửi đơn xin gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Hiện nay, chúng ta đang tiến hành đàm phán song phương với các nước là thành viên của WTO để thỏa thuận về hợp tác thương mại với từng nước, theo quy định của WTO.

Tháng 07/2000, chúng ta đã ký Hiệp định Thương mại với Hoa Kỳ, và Hiệp định này chính thức có hiệu lực từ ngày 11/12/2001, mở đường cho Việt Nam tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các nước trên thế giới.

Sau đây, chúng ta sẽđi vào nghiên cứu cụ thể hơn về các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới tiêu biểu mà Việt Nam đã, đang và sẽ gia nhập.

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện thuế Việt Nam theo xu hướng hội nhập kinh tế Quốc tế .pdf (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)