Thuế thu nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện thuế Việt Nam theo xu hướng hội nhập kinh tế Quốc tế .pdf (Trang 107 - 109)

h ội nập kin tế quốc tế

3.3.2.4- Thuế thu nhập doanh nghiệp

- Về đối tượng nộp thuế TNDN : Cần thống nhất nguyên tắc “cư trú”, “nguồn thu nhập” và “cơ sở thường trú” để thích ứng với thương mại điện tử và tự do di chuyển vốn, lao động. Bên cạnh đó, cần có những quy định thật rõ ràng về các tiêu thức xác định thân phận cư trú của các công ty phù hợp với những điều kiện quốc tế và hội nhập kinh tế hiện nay.

Đối tượng nộp thuế bao gồm thể nhân và pháp nhân kinh doanh. Nên chuyển đối tượng là cá nhân kinh doanh sang đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân. Để phù hợp với Bộ luật dân sự, cần phân biệt rõ đối tượng nộp thuế là cá nhân hay pháp nhân, hơn nữa, nên đổi tên thuế TNDN thành thuế thu nhập công ty cho tương đồng, với các nước trên thế giới, đúng tính chất của sắc thuế chỉ áp dụng với các công ty có tư cách pháp nhân.

- Về căn cứ tính thuế : Theo đà phát triển kinh tếđất nước, sự hoạt động mạnh mẽ của thị trường chứng khoán và sự hình thành ngày càng nhiều các công ty cổ phần, thì các khoản thu nhập từ đầu tư trong xã hội ngày càng tăng. Do đó, trong thời gian tới, Luật thuế TNDN phải được bổ sung các quy định về các khoản thu nhập từ lợi tức

cổ phần, thu nhập môi giói chứng khoán, lãi tiền vay, thu nhập phát sinh từ các giao dịch tiền tệ và các công cụ tài chính phái sinh để áp dụng chếđộ thu thuế phân biệt đối với các khoản thu nhập này.

- Về thuế suất : Áp dụng mức thuế suất phổ thông là 25% và mức thuế suất ưu đãi là 20%, 15%, 10% không phân biệt doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là phù hợp với mục tiêu khuyến khích đầu tư, đổi mới công nghệ nâng cao khả năng cạnh tranh và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Vềđiều kiện ưu đãi, chỉ áp dụng đối với các dự án đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, dự án đầu tư công nghệ cao, dự án đầu tư vào địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Thay việc ưu đãi, miễn giảm thuế TNDN cho các dự án khác bằng việc áp dụng phương pháp khấu hao nhanh, hoặc khấu trừ một tỷ lệ trên vốn đầu tư thay cho khấu hao.

- Về xác định các khoản chi phí hợp lý : Các chi phí hợp lý phải thỏa mãn những yêu cầu sau : Các chi phí này phải có liên quan đến các hoạt động tạo ra thu nhập của doanh nghiệp ; Các chi phí này phải có hóa đơn, chứng từ hợp lý ; Mức chi phí phải ở mức hợp lý là mức cần thiết trung bình xã hội. Cụ thể :

+ Đối với các khoản chi phí mang tính chất lương, cần có quy định cụ thể hơn trong việc sử dụng số lượng lao động sao cho phù hợp với với quy mô hoạt động của doanh nghiệp nhằm chống hiện tượng khai báo gian lận gây thất thu thuế.

- Về chuyển lỗ : Rút ngắn thời gian cho phép chuyển lỗ từ 5 năm xuống còn 2-3 năm để tạo động lực, buộc các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả phải nỗ lực phấn đấu.

- Về vấn đề chống chuyển giá : Đây là vấn đề mới mẻ, vô cùng phức tạp, khó khăn, thách thức to lớn đối với cơ quan thuế nước ta. Tuy nhiên, cũng xin đề xuất một vài ý kiến để góp phần hạn chế tình trạng này là :

+ Đội ngũ cán bộ thuế quản lý các công ty đa quốc gia phải có trình độ kế toán và kiểm toán quốc tế và được chuyên môn hóa quản lý theo từng sắc thuế.

+ Triển khai hình thức thỏa thuận định giá trước được thiết lập giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp.

+ Phải tin học hóa cao công tác quản lý thuế.

+ Tổ chức thực hiện phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế và các Bộ, ngành, cơ quan quản lý có liên quan.

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện thuế Việt Nam theo xu hướng hội nhập kinh tế Quốc tế .pdf (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)