Thuế chuyển quyền sử dụng đấ t

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện thuế Việt Nam theo xu hướng hội nhập kinh tế Quốc tế .pdf (Trang 113)

h ội nập kin tế quốc tế

3.3.2.7-Thuế chuyển quyền sử dụng đấ t

Đây thực chất là loại thuếđánh trên thu nhập phát sinh từ việc chuyển dịch tài sản là đất đai. Vì vậy, nên chuyển khoản thuế này vào nội dung đánh thuế TNCN đúng với tính chất của khoản thu và bỏ thuế chuyển quyền sử dụng đất trong hệ thống chính sách thuế mới.

3.3.2.8- Thuế tài nguyên :

Trong khi chờ đợi nghiên cứu, xây dựng chế độ “thu về chuyển nhượng tài nguyên quốc gia” đúng tính chất của khoản thu này chứ đây không phải thuế - một khoản thu bắt buộc, không được hoàn trả trực tiếp, ngang giá, có thể thừa kế Pháp lệnh thuế tài nguyên hiện nay và xây dựng “Luật thuế tài nguyên” nhằm nâng cao tính pháp của nó. Hướng hoàn thiện là : Mở rộng diện chịu thuế tài nguyên trên nguyên tắc đối với tất cả các loại tài nguyên thiên nhiên khai thác đều phải chịu thuế; Tính thuế trên sản lượng khai thác để khuyến khích khai thác, sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả; Mức thuế suất được phân biệt theo loại tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên không tái tạo lại được chịu mức thuế suất cao hơn tài nguyên tái tạo được, tài nguyên quý hiếm chịu cao hơn tài nguyên thông thường.

3.3.2.9-Thuếđăng ký tài sản :

Kiến nghị nên phát triển tính chất của Lệ phí trước bạ thành Luật thuếđăng ký tài sản như một số nước trên thế giới đang áp dụng (giống như lệ phí trước bạ ở Việt Nam); đánh một lần vào các tài sản chịu thuế khi các chủ thểđăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản. Việc phát triển lệ phí trước bạ theo hướng này có ưu điểm là kết hợp một cách hợp lý tính chất lệ phí và tính chất thuế của lệ phí trước bạ hình thành một sắc thuế thống nhất. Thông qua thuế đăng ký tài sản, Nhà nước vừa quản lý, kiểm soát được các tài sản quan trọng, vừa động viên được nguồn thu, bảo đảm tính chất điều tiết thu nhập của sắc thuế này, chi phí hành thu không cao, bảo đảm được tính hiệu quả và

công bằng. Đây cũng là khoản thuế dễ thu vì theo tâm lý chung, khi phát sinh sự việc, các đương sự thường muốn được đăng ký tài sản để hợp pháp quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của mình, thuận tiện tra cứu khi có tranh chấp, kiện tụng nên rất tự nguyện, tự giác đến làm thủ tục đăng ký trong hoàn cảnh mức thuế trước bạđược xây dựng hợp lý.

Nâng khoản lệ phí trước bạ thành luật thuế để bảo đảm tính pháp lý cao hơn đối với khoản thu này, khi thực hiện thủ tục đăng ký quyền sử dụng, hoặc quyền sở hữu một số tài sản thuộc diện đánh thuế. Ngoài các đối tượng thuộc diện thu lệ phí trước bạ như hiện nay cần nghiên cứu mở rộng áp dụng với trường hợp xây dựng nhà cao tầng, biệt thự, chuyển dịch cổ phần, chứng khoán, cho thuê nhà đất với giá trị lớn, dài hạn, hợp đồng kinh tế có tính chất quan trọng.

Với danh nghĩa là thuế, không cần quy định mức khống chế tối đa trong từng vụ như lệ phí trước bạ hiện nay. Luật thuế cũng sẽ có quy định rõ ràng hơn về thời hạn phải hoàn thành thủ tục đăng ký, trước bạ, nộp thuế, với những biện pháp quản lý chặt chẽ nhằm khắc phục trường hợp thông đồng mua bán lập chứng từ viết tay, để trốn thuế lậu thuế.

3.3.2.10- Thuế bảo vệ môi trường :

Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế thu vào các đối tượng gây ô nhiễm môi trường nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, chống chuyển dịch công nghệ “bẩn” vào Việt Nam và tạo lập quỹđể cải tạo môi trường. “Pháp lệnh Thuế bảo vệ môi trường” sẽ được xây dựng theo hướng: Đối tượng chịu thuế là tất cả các đối tượng hoạt động sản xuất, kinh doanh hay tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường; Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hay tiêu dùng các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường; Thuế đánh trên tỷ lệ phần trăm trên doanh thu hoặc chi phí hoặc tài sản gây ô nhiễm môi trường.

Pháp lệnh thuế bảo vệ môi trường sẽđược dự kiến trình Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua vào năm 2008.

3.3.2.11- Thuế cốđịnh :

Tuy nghe có vẻ hơi lạ nhưng trên thực tế, từ thời kháng chiến chống Pháp đến nay, ở Việt Nam vẫn duy trì chếđộ thu thuế khoán (gộp cả thuếđánh trên doanh thu và thuếđánh trên thu nhập) với cơ sở kinh doanh không thể thực hiện chế độ hóa đơn, kế toán. Nếu xếp loại cơ sở kinh doanh này vào diện nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và không cho khấu trừ thuếđầu vào ở khâu sau thì sẽ không phù hợp. Với đối tượng này, cần có chính sách động viên rõ ràng hơn và có hẳn một loại thuế riêng. Có thể áp dụng thuế cố định hay thuế khoán...như kiểu “Thuế Quán hàng” trong thời kháng chiến chống Pháp, chứ không nên gọi là “thuế hộ nhỏ” bởi dễ phát sinh vướng mắc, tranh cãi thế nào là hộ nhỏ (như thắc mắc trước đây về khái niệm thế nào là thuế thu nhập cao). Thuếđược xây dựng theo biểu gồm nhiều bậc doanh thu với mức thuế phải nộp được ghi thành mức cốđịnh tương ứng với từng bậc doanh thu cao, thấp khác nhau. Tùy chính sách cụ thể, quy định các mức doanh thu cao nhất cho các hộ cá thể và cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ trong một số hoạt động sản xuất kinh doanh không thể thực hiện chế độ hóa đơn, kế toán được xếp vào diện nộp thuế này để việc thu, nộp thuếđược đơn giản. Thuế có thể thu theo quý hay theo tháng tùy vào lực lượng cán bộ thuếđược bố trí và số thu được từ khoản thuế này được phân cấp 100% cho Ngân sách địa phương.

3.3.2.12- Thuế môn bài :

Tên gọi này không còn thích hợp với nội dung, nên chuyển thành “Lệ phí kinh doanh” với chức năng như thuế môn bài hiện nay. Về lâu dài có thể thay thế cho khoản “lệ phí đăng ký kinh doanh” hiện nay và giao cho ngành thuế quản lý theo dõi.

3.3.2.13- Về phí, lệ phí :

Cần được sắp xếp lại theo hướng tiếp tục rà soát, bãi bỏ các loại phí, lệ phí không hợp lý. Các loại phí, lệ phí thu do cung cấp dịch vụ công sẽ chuyển sang giá dịch vụ, các loại phí, lệ phí mang tính chất thuế chuyển thành thuế. Ngoài ra, cần thống nhất mức thu phí đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài để thực hiện công bằng xã hội. Xây

dựng mức thu phí, lệ phí hợp lý, giảm chi phí đầu vào cho sản xuất kinh doanh, cho xuất khẩu.

3.3.3- Về tổ chức quản lý thu thuế :

3.3.3.1- Việc cải cách hệ thống hành thu phải được tiến hành song song như một

điều kiện tiên quyết nhằm đảm bảo sự thành công của việc thực hiện mục tiêu cải cách hệ thống thuế trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài.

Thực tế đã chứng minh một hệ thống chính sách tốt nhưng việc thực hiện không tốt sẽ cho ra đời những kết quả không theo ý muốn và ngược lại. Vì vậy, điều kiện tiên quyết để có thể thực hiện thành công việc hoàn thiện cải cách hệ thống chính sách thuế là phải có một hệ thống hành thu phù hợp và hiệu quả. Một hệ thống hành thu tốt được đánh giá bởi bốn yếu tố cơ bản : qui trình tổ chức hành thu phù hợp, tổ chức bộ máy hành thu hiệu quả, tổ chức nhân lực tinh thông, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật hiện

đại. Bốn yếu tố này có mối quan hệ biện chứng phụ thuộc nhau và làm tiền đề cho nhau để hình thành một thể chế năng lực thực hiện. Cả bốn yếu tố nêu trên cần phải có những sự thay đổi phù hợp với tiến trình cải cách thuếở nước ta hiện nay.

9 Về quy trình tổ chức hành thu, trong giai đoạn trước mắt nên được rà soát, điều chỉnh cho phù hợp với cơ chế tự khai, tự tính thuế hiện nay; rà soát lại các thủ tục hành chính thuế để bước đầu nghiên cứu xây dựng hệ thống thủ tục quản lý hành chính thống nhất; Nghiên cứu thử nghiệm cơ chế tự tính thuế, tự kê khai, nộp thuế đối với doanh nghiệp và hộ kinh doanh có sổ sách kế toán. Trong giai đoạn xa hơn Luật về thủ tục hành chính phải được ban hành ; Các đối tượng nộp thuế có sổ sách kế toán sẽ thực hiện việc nộp thuế theo cơ chế tự kê khai, tự tính thuế và tự nộp thuế vào Kho bạc theo định kỳ ; Xây dựng và phát triển bộ phận dịch vụ thuế cho các đối tượng nộp thuếđồng thời hoàn thiện quy trình thanh tra, kiểm tra thuế, thực hiện thống nhất các bộ phận thanh tra và kiểm tra tại các phòng quản lý thu.

9 Việc tổ chức bộ máy ngành thuế phải đảm bảo mục tiêu tinh giản, hiệu quả, có tính đến việc tận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý để bố trí đội ngũ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong những năm tới, cần xây dựng rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp bộ máy ngành thuế, đề nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi Luật thuế có liên quan, giao quyền điều tra, khởi tố các vụ vi phạm nghiêm trọng chính sách chếđộ thuế và thu khác của Nhà nước cho cơ quan thuế thực hiện. Bộ máy tổ chức của cơ quan thuế phải được tổ chức theo mô hình chức năng, nghĩa là cơ quan thuế tổ chức bộ máy thành các bộ phận riêng rẽ để thực hiện từng chức năng quản lý chính đối với tất cả các loại thuế. Theo mô hình này, các chức năng như nhau sẽ thực hiện ở cùng một bộ phận, đối với tất cả các sắc thuế và đối với tất cả các đối tượng nộp thuế. Cơ quan thuế sẽđược tổ chức thành các bộ phận với các chức năng chính như : xử lý tờ khai, đốc thu và cưỡng chế, thanh tra, điều tra thuế... Trong tương lai xa hơn, bộ máy và nhiệm vụ ngành thuế nên được hoàn thiện theo hướng tách bạch quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan thuế với các cấp chính quyền địa phương nhằm đảm bảo tính độc lập của chính quyền hành thu trên cả nước, đảm bảo tính thống nhất cao trong công tác điều hành và quản lý toàn ngành.

9 Về tổ chức và đào tạo nhân lực đòi hỏi phải nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững những kiến thức kế toán, thành thạo về kỹ năng làm việc, kỹ năng quản lý, có trình độ tốt về tin học, ngoại ngữ, có phẩm chất đạo đức tốt và tận tụy với nghề nghiệp. Để từng bước thực hiện được những mục tiêu này, cần phải chú trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo cơ bản và đào tạo lại đội ngũ lãnh đạo cũng như công chức ngành thuế theo hướng kết hợp giữa “điểm” và “diện”. Về điểm, cần chú trọng việc đào tạo một đội ngũ cán bộ tinh nhuệ thật sự giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, am hiều về chính sách chếđộ, thành thạo về công tác quản lý để hình thành đội ngũ cán bộđầu ngành, có khả năng quản lý những vấn đề trong nước và quốc tế, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Về diện, cần phải xây dựng một đội ngũ cán bộ theo hướng chuyên môn hóa sâu theo từng chức năng công việc, phù hợp với mô

hình quản lý thuế theo phương pháp tự tính, tự khai, tự nộp thuế. Để có thể thực hiện tốt hai mục tiêu “điểm” và “diện”, công tác bồi dưỡng cán bộ công chức trong ngành thuế cần được tiến hành theo ba cấp độ : đào tạo cơ bản, đào tạo chiều sâu và đào tạo nâng cao theo từng đối tượng đào tạo.

9 Về việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin, và tạo ra những điều kiện tốt phục vụ cho công tác quản lý nhưng lại đặt ra những vấn đề hóc búa đối với việc nhận dạng và giải quyết các nghiệp vụ quản lý thu thuế. Vì vậy, một hệ thống chính sách thuế tiên tiến không thể vận hành tốt nếu không có những điều kiện hiện đại về cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống hành thu phù hợp. Trong tương lai, một hệ thống mạng máy tính toàn quốc có khả năng xử lý thông tin về thuế chính xác, kịp thời, đối chiếu kiểm tra thực hiện, trao đổi và chia sẻ thông tin với các nước trên thế giới và khu vực một cách hữu hiệu rất được cần đến như một phương tiện quản lý quan trọng thực thi chính sách thuế trong điều kiện cải cách và hội nhập kinh tế. Bên cạnh đó, mạng thông tin toàn ngành cũng phải được nối với các cơ quan quản lý Nhà nước như cơ quan kế hoạch và đầu tư, cơ quan tài chính, kho bạc, đơn vị kinh doanh làm dịch vụ cho doanh nghiệp như ngân hàng, bưu điện, trung tâm giao dịch chứng khoán…làm cơ sở phối hợp thực hiện tốt mục tiêu quản lý được đề ra.

3.3.3.2- Hệ thống chính sách chi Ngân sách Nhà nước phải được cải cách theo hướng tăng cường chi tiêu cho các dịch vụ công, trợ cấp người có thu nhập thấp và các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội nhằm hậu thuẫn giải quyết những tác động tiêu cực do cải cách hệ thống thuế gây ra.

Cải cách thuế trên thế giới từ những năm 80 trở lại đây có xu hướng nghiêng về khía cạnh hiệu quả hơn là khía cạnh công bằng. Cuộc cạnh tranh về thuế giữa các nước nhằm giành ưu thế cạnh tranh đối với các luồng đầu tư và lao động quốc tế từ những năm cuối thế kỷ 20 càng làm trầm trọng hơn sự suy giảm khía cạnh công bằng trong hệ thống chính sách thuế của các nước. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà kinh tế tỏ ra lo

ngại trước xu thế xa rời dần mục tiêu phân phối lại thu nhập trong nội hàm chính sách cải cách thuế của các nước trên thế giới. Việt Nam là một nước đang phát triển nên không thể tránh khỏi khuynh hướng cải cách phổ biến đó. Năm 1999, một nhóm các chuyên gia gồm : Nguyễn Chân (Viện công nghệ thông tin Hà Nội), Madammohan Ghosh & John Whalley (Đại học Tây Ontario London - Canada) đã sử dụng phương pháp cân bằng tổng quát đểđánh giá những thành tựu cải cách thuế của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy cải cách thuế gián thu ở Việt Nam đã có những tác động tích cực đối với sản xuất xã hội, song hiệu ứng phân phối thì lại có tác động tiêu cực. Tầng lớp bị phân phối lại nhiều hơn thông qua thuế lại là những người có thu nhập thấp. Điều đó cũng có nghĩa là cải cách thuế thực chất lại làm cho vấn đề trầm trọng hơn. Vì mục tiêu hiệu quả, thuế GTGT có thể sẽđược thay đổi theo hướng chỉ áp dụng từ một đến hai mức thuế suất ; thuế TNDN và TNCN sẽ được sửa đổi ban hành mới theo hướng hạ thấp mức thuế suất và hạ thấp gia tốc lũy tiến giữa các bậc thuế (đối với thuế TNCN). Định hướng đó đồng nghĩa với việc hạ thấp mức lũy tiến so với thu nhập của toàn bộ hệ thống thuế. Nghịch lý này khó có thể giải quyết được bằng bản thân hệ thống chính sách thuế vì khả năng phân phối lũy tiến của các loại thuế tài sản cũng hết sức hạn chế, đặc biệt trong điều kiện hệ thống thuế tài sản chưa được hoàn thiện và định dạng một cách rõ nét ở nước ta. Vì vậy, cải cách hệ thống chính sách thuế trong giai đoạn tới muốn thành công cần thiết phải có sự hậu thuẫn giải quyết những hệ quả tiêu cực trong hiệu ứng phân phối thuế bằng các chính sách chi tiêu cho những tầng lớp có thu nhập thấp bằng những chương trình cụ thể như : Chương trình xóa đói giảm nghèo ; Chương trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn và các chương trình trợ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện thuế Việt Nam theo xu hướng hội nhập kinh tế Quốc tế .pdf (Trang 113)