Những cơ hội và thách thức của việc hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện thuế Việt Nam theo xu hướng hội nhập kinh tế Quốc tế .pdf (Trang 57 - 61)

vực thuế :

a) Những cơ hội :

Hội nhập kinh tế tạo ra khả năng thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, cũng như thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư trong nước tạo ra sự tăng trưởng cao về kinh tế, tăng thu cho Ngân sách Nhà nước.

b) Những thách thức:

- Th nht, là việc đàm phán và thực hiện các Hiệp định đánh thuế trùng ngày càng khó khăn do : bản chất nhằm đánh thuế hai lần lên thu nhập của các nhà đầu tư nước ngoài của Hiệp định này ngày càng bị xem nhẹ, mà hầu hết các nước khi đàm phán và thực hiện Hiệp định đều muốn quyền đánh thuế của nước mình ngày càng lớn. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nước ngoài (chủ yếu là các công ty xuyên quốc gia) đang tận dụng nội dung khác nhau giữa các Hiệp định để điều chỉnh lại các địa điểm và

phương thức kinh doanh của mình, nhằm mục đích trả thuế ít nhất, làm cho chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và công tác quản lý thuế khó khăn hơn. Ngoài ra, với sự phát triển của công nghệ thông tin và thương mại điện tử, một số khái niệm cơ bản của Hiệp định nhằm xác định quyền đánh thuế của các nước như : cơ sở thường trú…có khả năng phải xem xét hoặc đàm phán, thỏa thuận lại.

- Thứ hai, là việc kiểm soát các vấn đề chuyển giá cũng phức tạp hơn. Với sự bành trướng hoạt động của các công ty xuyên quốc gia trên nhiều địa bàn khác nhau, các công ty trên đã lợi dụng yếu tố này đểđiều chỉnh giá cả, chi phí, sổ sách thông qua việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ vòng vèo của các cơ sở lẫn cho nhau với mục phải trả thuế trên tổng thể một cách ít nhất. Vấn đề càng khó khăn hơn khi hệ thống Hiệp định đánh thuế trùng khác nhau và trình độ phát triển của công nghệ thông tin ngày càng cao với các giao dịch thương mại, dịch vụ, bảo hiểm, ngân hàng…đều được thực hiện qua kênh thương mại điện tử. Đối với nước ta, trình độ và trang thiết bị phục vụ công tác quản lý thuế nghèo nàn thì vấn đề ngày càng trở nên phức tạp hơn.

- Thứ ba, là cạnh tranh về thuế ngày càng cao. Mặc dù cho đến nay, về phương diện lý thuyết ít đề cập đến vấn đề này và các công ty xuyên quốc gia vẫn thường công khai cho thuế là yếu tố thứ yếu trong việc quyết định đầu tư tại một nước thì trong thực tế, Việt Nam vẫn đang sử dụng chính sách miễn, giảm thuế và đơn giản hóa thủ tục kiểm tra, nộp thuế…như một công cụđể thu hút đầu tư nước ngoài. Vấn đề này đã tạo ra những khó khăn cho nước ta trong quá trình hoạch định chính sách thuế. Đểổn định nguồn thu Ngân sách của mình, Chính phủ buộc phải đánh thuế cao ở những khu vực khác nhau như : bất động sản, khu vực kinh tế không có khả năng cạnh tranh, lực lượng lao động giản đơn…làm cho khu vực này vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Bên cạnh đó, với hệ thống thuế có nhiều chính sách miễn, giảm, cơ quan thuế sẽ càng gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình quản lý.

- Th tư, là việc phải thay đổi chính sách và cơ cấu nguồn thu thuế. Với xu hướng hội nhập quốc tế, nhiều định chế, tổ chức kinh tế - tài chính, thương mại…mang

tính chất song phương và đa phương đã ra đời. Những thông lệ và nguyên tắc hoạt động chủ yếu của các tổ chức này là “không phân biệt đối xử” dưới hình thức đối xử quốc gia và tối huệ quốc và “Tự do hóa từng bước”. Như vậy, Việt Nam, một mặt phải xóa bỏ dần các chính sách có tính chất phân biệt đối xửở tất cả các loại thuế (giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân, tài sản…) ; Mặt khác, phải giảm dần thuế nhập khẩu vừa mang tính chất bảo hộ, vừa là nguồn thu quan trọng của Ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, lại phải thực hiện việc miễn, giảm thuế hoặc giảm dần thuế suất của các loại thuế của cơ chế “Cạnh tranh về thuế”. Điều này, dẫn đến việc Việt Nam phải nhanh chóng thay đổi chính sách và điều chỉnh cơ cấu nguồn thu thuế của mình nhằm đáp ứng những yêu cầu, thông lệ của tiến trình hội nhập, vừa đảm bảo ổn định nguồn thu Ngân sách.

- Th năm, là giảm chủ quyền quốc gia trong lĩnh vực thuế. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hầu hết các nước đều phải tham gia vào các định chế hoặc tổ chức kinh tế - tài chính, thương mại…với cam kết cụ thể và Việt Nam cũng vậy. Với cam kết về thuế, Việt Nam đã từng bước làm giảm dần chủ quyền của mình trong việc hoạch định và thực hiện các chính sách thuế như : không còn hoàn toàn chủđộng trong việc điều chỉnh chính sách thuế mỗi khi có nhu cầu như trước đây, mà trước tiên phải xem xét việc điều chỉnh này có dẫn đến việc vi phạm các cam kết quốc tế không, để từ đó tìm các biện pháp xử lý thích hợp.

- Th sáu, trong quá trình xây dựng và thiết lập một hệ thống thuế công bằng và hiệu quả, lại phải đảm bảo tính thông lệ quốc tế, giống như nhiều nước đang phát triển khác, Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn sau đây :

Một là, cơ cấu nguồn thu bị phụ thuộc quá nhiều vào thuế nhập khẩu (chiếm trên 20% tổng thu Ngân sách Nhà nước). Điều này thể hiện tính chưa vững chắc của nguồn thu Ngân sách và cũng phản ánh phần nào chính sách bảo hộ nền sản xuất trong nước. Trước xu thế hội nhập, thì việc phụ thuộc quá nhiều vào thuế nhập khẩu sẽ gây ra những ảnh hưởng quan trọng không chỉ đối với nguồn thu Ngân sách mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế. Lý do là xu thế hội nhập cũng hàm ý là thuế nhập khẩu sẽ bị hạ

thấp, điều đó làm giảm đáng kể nguồn thu ngân sách, ít nhất là trong ngắn hạn, khi chưa có thời gian điều chỉnh nhập khẩu. Đây là kết cục không thể tránh khỏi. Mặt khác, nếu việc hạ thấp thuế nhập khẩu không được đi kèm với các biện pháp gia tăng hàng rào thương mại sẽ làm giảm mức độ bảo hộ của quốc gia. Tuy nhiên, việc giảm bảo hộ đối với các ngành công nghiệp trong nước lại được xem là mục tiêu của chương trình tự do hóa thương mại. Điều đó sẽ làm cho khó khăn lớn hơn nhiều.

Hai là, cơ cấu nền kinh tế làm giảm khả năng áp dụng và tạo ra những khó khăn trong việc quản lý một số sắc thuế, đặc biệt là thuế TNCN, thuế tài sản và thuế GTGT. Với đặc điểm nước ta là một nước nông nghiệp, thu nhập của dân cư còn thấp, thu nhập từ tiền lương chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ bé trong tổng thu nhập quốc dân dẫn đến kết quả tất yếu là số lượng đối tượng nộp thuế thu nhập còn ít. Thêm vào đó, thu nhập được phân phối không công bằng giữa các tầng lớp dân cư dẫn đến tình thế khó khăn, bởi để có thể thu được số thuế lớn (đạt được sự lũy tiến hiệu quảđối với thuế thu nhập) thì những người có thu nhập cao cần phải chịu thuế với tỷ lệ cao hơn những người có thu nhập thấp. Nhưng vì quyền lực kinh tế và chính trị thường tập trung vào nhóm người có thu nhập cao, nên việc đạt các mục tiêu cải cách thuế cũng trở nên khó khăn hơn, nhất là khi chương trình cải cách ảnh hưởng đến lợi ích của họ.

Bên cạnh đó, nền kinh tế có một bộ phận lớn là khu vực không chính thức, việc kiểm soát các nguồn thu nhập rất khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏđến việc thiết lập những tiền đề cần thiết cho việc triển khai thuế thu nhập cá nhân. Đồng thời, nhiều hoạt động kinh doanh, thanh toán không được tiến hành theo những cách thức chuẩn mực cũng là những rào cản trong việc quản lý thuế giá trị gia tăng.

Ba là, năng lực quản lý và điều hành thuế còn nhiều hạn chế có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Yếu tố chủ quan từ phía cơ quan thuế xuất phát do đội ngũ cán bộ thuế còn mỏng, quá trình đào tạo lại không thường xuyên, không theo kịp yêu cầu quản lý kinh tế. Bên cạnh đó là hạn chế về nguồn lực vật chất phục vụ cho công tác quản lý thuế, đặc biệt là hệ thống tin học. Yêu cầu của quản lý thuế trong giai đoạn

hiện nay đòi hỏi không chỉ phải nối mạng máy tính trong toàn quốc mà còn phải cập nhật và trao đổi thông tin với các nước trên thế giới để có thểđối chiếu, kiểm tra và xử lý thông tin một cách kịp thời. Trong điều kiện hội nhập thì hệ thống mạng máy tính là một trong những công cụ quản lý thuế quan trọng.

Nguyên nhân khách quan là do khu vực không chính thức đóng vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế. Các hoạt động “ngầm” làm cho cơ quan thuế và cơ quan thống kê gặp rất nhiều khó khăn trong việc thiết lập được một hệ thống thông tin tin cậy nhằm giúp cho các nhà hoạch định chính sách đánh giá được tác động của những thay đổi về chính sách thuế đến nền kinh tế nói chung và ảnh hưởng đến nguồn thu nói riêng. Việc khó lượng hoá những thay đổi về nguồn thu của Ngân sách trong điều kiện Ngân sách vốn hạn hẹp thường dẫn tới những rủi ro lớn về khó khăn tài khóa. Đây là một trong những lý do khó khăn để thay đổi lớn về cơ cấu của hệ thống thuế, điều này làm cho hệ thống thuế trở nên không hiệu quả.

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện thuế Việt Nam theo xu hướng hội nhập kinh tế Quốc tế .pdf (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)