- Về quy trình tổ chức hành thu : Quy trình tự khai, tự nộp thuế còn chưa được triển khai thực sự mạnh mẽ nên chưa nên chưa phát huy triệt để trách nhiệm nộp thuế của các pháp nhân kinh doanh. Thủ tục kê khai thuế còn phức tạp, thiếu đồng bộ, thống nhất giữa các sắc thuế, gây khó khăn cho doanh nghiệp và chính cơ quan thuế. Cơ quan thuế còn ôm đồm quá nhiều trong quản lý, in, phát hành hóa đơn thuế. Công tác hỗ trợ đối tượng nộp thuế chưa xuất phát từ nhu cầu của đối tượng nộp thuế. Cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, phí thời gian qua được triển khai sâu rộng, đồng bộ. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế vẫn còn thấp so với yêu cầu hội nhập và hiện đại hóa các lĩnh vực này những năm sắp tới. Khó khăn lớn nhất là phải thực hiện cải cách trên một cơ sở hạ tầng xã hội vừa thấp so với các nước trong khu vực, vừa thiếu đồng bộ trong mối liên hệ với các lĩnh vực liên quan.
Công tác thanh tra chưa trên cơ sở nắm và phân tích đầy đủ thông tin vềđối tượng nộp thuế, do đó phần lớn chưa thanh tra đúng đối tượng, chưa xác định đúng phạm vi gian lận, chưa sử dụng được công nghệ tin học vào công tác này, do đó thanh tra chưa có hiệu quả cao.
- Về tổ chức bộ máy hành thu : Tổ chức bộ máy hành thu còn nhiều bất cập : chức năng nhiệm vụ điều tra, khởi tố chưa được quy định, cưỡng chế, thu nợ thuế chưa đủ cơ sở pháp lý. Cơ cấu tổ chức còn đang trong quá trình chuyển đổi, tuy có tiến bộ hơn nhưng chưa hoàn toàn tổ chức quản lý theo chức năng. Do đó chưa tạo điều kiện nâng cao tính chuyên sâu, chuyên nghiệp, chưa thể ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật một cách có hiệu quả nhất vào từng chức năng quản lý thuế như nhiều nước trên thế giới đã làm. Hiện nay, một số chức năng của bộ máy cơ quan thuế vẫn còn chồng chéo, nguồn nhân lực phân bổ không hợp lý. Các chức năng quan trọng (tuyên truyền, hỗ trợ, thanh tra) thì bộ máy nhỏ, ít cán bộ, trong khi các chức năng phục vụ nội bộ thì bộ máy cồng kềnh và biên chế quá lớn.
- Về công tác đào tạo cán bộ thuế :
Công tác đào tạo cán bộ thuế, kho bạc chưa chính quy, Bộ Tài chính chưa có trường đào tạo chuyên nghiệp về thuế, kho bạc để trực tiếp cung cấp nhân lực, đáp ứng nhu cầu riêng của ngành tài chính. Ngành thuế cũng chưa chú trọng việc đào tạo bồi dưỡng về thuế cho các chủ doanh nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến thuế. Nhìn chung, đa số cán bộ thuế còn yếu kém về trình độ. Một số cán bộ ứng xử còn thiếu văn hoá, chưa công tâm, khách quan, tận tình, chưa văn minh, lịch sựđối với người nộp thuế, chưa coi đối tượng nộp thuế là khách hàng quan trọng nhất để phục vụ; giải quyết công việc còn hiện tượng để chậm trễ, thậm chí có hành vi quan liêu, hách dịch, nhũng nhiễu.
- Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện làm việc còn thiếu thốn. Mức độ hiện đại hóa và ứng dụng tin học trong ngành thuế chưa thật sự đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại, không giúp cho cơ quan thuế khả năng kiểm tra chéo, nhất là thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân...
b) Hiện nay hệ thống chính sách chi Ngân sách Nhà nước chưa chú trọng đến việc ưu tiên chi tiêu cho các dịch vụ công và trợ cấp cho người có thu nhập thấp, các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội. Trong khi theo xu hướng hiện nay, cải cách thuế hiện nay nghiêng về khía cạnh hiệu quả hơn là khía cạnh công bằng, sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đặc biệt là đối với những người có thu nhập thấp.
c) Việc tuyên truyền hỗ trợ cho các đối tượng nộp thuế cũng chưa tương xứng, chưa nắm được nhu cầu của người nộp thuế cần gì và bằng cách nào cơ quan thuế cung cấp thông tin một cách nhanh nhất và đầy đủ nhất.
d) Việc tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan chính quyền các cấp, các ngành ở nhiều nơi chưa được thực hiện triệt để thường xuyên. Việc phối hợp với các ngành liên quan trong việc quản lý thu thuế, xử lý vi phạm còn chưa thật sự triệt để, chưa kết hợp đồng bộ giữa việc thực hiện chính sách thuế với các chính sách, chếđộ về quản lý kinh tế, tài chính trong địa phương.
e)Việc quản lý nợ thuế cũng không xác định chính xác số nợ, tuổi nợ và nguyên nhân nợ, biện pháp nào thì thu nợ có hiệu quả.
f) Mức phạt và hiệu lực pháp lý về vi phạm thuế chưa cao nên xử lý vi phạm chưa thật sự nghiêm, làm giảm hiệu lực quản lý thu thuế. Trong khi đó, “cơ sở hạ tầng” cho ngành thuế là hệ thống kế toán, kiểm toán và hệ thống thanh toán trong nền kinh tế còn rất lạc hậu, không nghiêm, thiếu chuẩn mực
Tóm lại : Chương II đã đi sâu phân tích thực trạng hệ thống thuế Việt Nam, đặc biệt qua hai cuộc cải cách thuế lớn và nội dung cụ thể của hệ thống thuế hiện hành đặc trong bối cảnh HNKTQT. Qua đó, cũng thấy rõ được những thành quả đạt được và những tồn tại trong quá trình cải cách hệ thống thuế nước ta trong thời gian qua, cũng như những ưu điểm và hạn chế của hệ thống thuế hiện hành. Thông qua thực trạng đó, chúng ta thấy rằng trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, hệ thống thuế Việt Nam mặc dù đã đạt được những thành quả to lớn, nhưng thực tế chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Đến đây, đã đủ những lý lẽ và dẫn chứng cho việc cần thiết phải cải cách lại hệ thống thuế Việt Nam để nhằm mục đích hoàn thiện cho phù hợp với xu hướng HNKTQT. Như thế, mới tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy kinh tế Việt Nam ngày càng tăng trưởng và phát triển, tăng thu NSNN, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và hòa mình vào dòng chảy phát triển nhân loại.
CHƯƠNG III :
CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
HỆ THỐNG THUẾ VIỆT NAM THEO XU HƯỚNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ