h ội nập kin tế quốc tế
3.4- Các giải pháp hỗ trợ
- Hoàn thiện Luật doanh nghiệp, Luật thương mại, Luật Ngân sách, Luật ngân hàng Nhà nước, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật khuyến khích đầu tư trong nước. - Ban hành quy định bắt buộc các doanh nghiệp thanh toán qua ngân hàng.
- Bắt buộc các doanh nghiệp phải ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác hạch toán kế toán, kê khai thuế và nối kết thông tin với mạng thông tin của cơ quan thuếđể quản lý việc kê khai thuế, sử dụng hóa đơn, chứngtứ, chi phí, thu nhập của doanh nghiệp, qua đó cơ quan thuế có điều kiện kiểm tra dễ dàng.
- Cần sửa đổi Bộ Luật Hình sự theo hướng tăng hình phạt đối với tội danh trốn thuế, lậu thuế, giả mạo chứng từ, mua bán, in ấn hóa đơn giả, chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước.
Tóm lại : Chương III đã căn cứ trên cơ sở những tồn tại của hệ thống thuế hiện hành trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống thuế để phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế trong thời đại ngày nay. Các giải pháp nêu trên tập trung vào việc cải cách lại toàn bộ hệ thống thuế chung thông qua việc ban hành một số sắc thuế mới sao cho phù hợp với tình hình kinh tế - chính trị - xã hội hiện tại của đất nước, đồng thời sửa đổi lại các sắc thuế cũng như bãi bỏ những sắc thuế, phí, lệ phí không cần thiết. Sâu sắc hơn nữa, các giải pháp đã đi sâu vào việc xem xét những ưu và nhược điểm, từng khía cạnh nhỏ của mỗi sắc thuế, qua đó đề ra cách khắc phục những mặt còn hạn chế của mỗi sắc thuế riêng biệt sao cho cuối cùng, cùng với hệ thống thuế chung, tạo nên được tính đồng bộ, hoàn thiện và mang đầy đủ tính hiện đại, ưu việt, hoàn hảo của một hệ thống thuế vừa mang những đặc trưng theo thông lệ quốc tế, vừa chứa đựng những nét riêng biệt sâu sắc Việt Nam. Bên cạnh đó, các giải pháp còn đề cập đến vấn đề tổ chức thực hiện của công tác quản lý thuế. Như thế, hệ thống chính sách thuế cùng với hệ thống chính sách khác theo đó cũng phải thay đổi, cùng với môi trường pháp lý vừa thông thoáng, vừa nghiêm ngoặc, mới đủ sức kết hợp chặt chẽ, đồng bộ với nhau, cùng góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam ngày càng giàu mạnh, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho toàn thể nhân dân Việt Nam, tạo được thếđứng vững chắc của Việt Nam trên trường quốc tế.
KẾT LUẬN
Xu thế hội nhập, liên kết kinh tế trong khu vực và tiến tới toàn cầu hóa kinh tế ngày càng ở mức độ cao là tất yếu khách quan, tạo cơ hội cho nước ta có thể tranh thủ tập trung vào phát triển kinh tế, tranh thủ những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới tạo đà thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh các ngành công nghiệp, dịch vụ. Ngược lại, cũng xuất hiện những thách thức lớn là sức ép cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ nước ngoài tăng mạnh. Nếu nước ta không tranh thủ được cơ hội, khắc phục yếu kém vươn lên để tồn tại, chiến thắng trong cạnh tranh, sẽ bị tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Theo cam kết đến năm 2006, Việt Nam sẽ hoàn thành việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo chương trình CEPT/AFTA với hơn 80% dòng thuế chỉ còn thuế suất 0%, đối với Hiệp định thương mại Việt - Mỹ thì 224 dòng thuế nhập khẩu sẽ giảm bình quân 30%. Các mặt hàng dệt, may đã ký với EU sẽ giảm thuế... Dự kiến khoảng năm 2005, Việt Nam sẽ gia nhập WTO. Đây là một tổ chức thương mại hàng đầu thế giới nên ảnh hưởng giảm thuế nhập khẩu từ tổ chức này sẽ lớn hơn. Đi đôi với quản lý thuế nhập khẩu còn phải xóa bỏ các quy định về thuế trái với các cam kết quốc tế như phân biệt đối xử quốc gia, các hàng rào phi thuế quan, sử dụng giá tối thiểu để tính thuế...Từ năm 2003 nước ta sẽ cùng với các nước ASEAN sẽđàm phán cụ thể khu vực mậu dịch tự do với Trung Quốc và các nước khác. Trước tình hình đó, đòi hỏi cấp thiết cần phải cải cách hệ thống thuế sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế, để vừa bảo hộ hợp lý có chọn lọc sản xuất trong nước, đặc biệt là các ngành kinh tế quan trọng còn non trẻ, khuyến khích đầu tư công nghệ mới, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, ngành hàng và nền kinh tế, lại vừa chủđộng hội nhập, thực hiện chính sách mở cửa để thu hút
đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu, đảm bảo ổn định và tăng trưởng nguồn thu Ngân sách Nhà nước.
Vì vậy, các giải pháp đề xuất nhằm mục đích cải cách hệ thống thuế nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách thuế đồng bộ, có cơ cấu hợp lý đi đôi với hiện đại hóa công tác quản lý thuếđể đảm bảo chính sách động viên vào khoảng 21-22%/GDP trong giai đoạn 2006-2010, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, góp phần đảm bảo bình đẳng, công bằng xã hội, phù hợp với nền kinh tế thị trường và chủđộng hội nhập kinh tế quốc tế.
Thuế là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Chính sách thuế phải phù hợp với đặc điểm tình hình chính trị - kinh tế - xã hội của Việt Nam trong từng thời kỳ, phản ánh được đầy đủ nguyện vọng, đòi hỏi chính đáng của mọi công dân, mọi tổ chức. Do đó như trên, để phù hợp với bối cảnh hội nhập, chính sách thuế tất yếu phải thay đổi, tuy nhiên phải đảm bảo kết quả tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, đảm bảo đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi cho mọi tầng lớp dân cư dù ở bất kỳ giai đoạn, thời kỳ nào, dù thực hiện mục tiêu gì đi nữa.
Các giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách thuế tập trung vào việc sửa đổi những sắc thuế hiện hành đồng thời bãi bỏ, ban hành những sắc thuế mới sao cho phù hợp với cam kết quốc tế đặc biệt là WTO. Ngoài ra, việc hoàn thiện hệ thống chính sách thuếđòi hỏi phải cải tiến, đổi mới quá trình tổ chức thực hiện công tác quản lý thu thuế, tạo điều kiện cho ngành thuế hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, các sắc thuế mới có thể phát huy được tác dụng toàn diện về mọi mặt trong giai đoạn mới.
Trên cơ sở cải cách hệ thống chính sách thuế hiện hành phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi phải có sự cải cách đồng bộ của các chính sách khác đặc biệt là hệ thống pháp luật hiện hành, để đảm bảo được sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, cùng thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu đã đặt ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Ái chủ biên (2000), “Giáo trình thuế”, NXB Tài chính, Hà Nội.
2. Lê Văn Ái, Đỗ Đức Minh, Nguyễn Mai Phương (2002), “Chính sách thuế của Việt Nam trong tiến trình hội nhập”, NXB Tài Chính, Hà Nội.
3. Lê Văn Ái, Đỗ Đức Minh, Đỗ Thị Thìn (2002), “Thuế thu nhập cá nhân trên thế giới và định hướng vận dụng ở Việt Nam”, NXB Tài Chính.
4. Lê Văn Ái, Bùi Đường Nghêu (2002), “Chính sách tài khóa trong nền kinh tế chuyển đổi”
5. Bộ Tài Chính - Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (2002), “Thuế nhập khẩu Việt Nam trong AFTA”.
6. Bộ Tài Chính (2004), “Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010”, Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Bất, Vũ Duy Hào (2002), “Giáo trình thuế”, NXB Thống Kê, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
8. Cục thuế TPHCM, “Các văn bản quy định và hướng dẫn về thuế”, năm 1999, 2000, 2001, 2002, 2003, 2004.
9. Cục thuế TPHCM, “Các văn bản quy định và hướng dẫn về thuế, Tập I, II, III năm 2004”.
10. Mai Văn Duẩn (2003), “Tìm hiểu về Luật : Thuế, phí, lệ phí”.
11. Phan Thị Tuyết Hằng (1994), “Thuế và cải cách thuế ở Việt Nam”, Luận án Phó tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
12. Phan Mỹ Hạnh (1993), “Sự hình thành và phát triển hệ thống thuế và phương hướng hoàn thiện chúng trong điều kiện của Việt Nam”, Luận án Phó tiến sĩ, Trường Đại Học Kinh tế Quốc dân.
13. PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng (2004), “Những tác động về kinh tế - xã hội của thuế GTGT và hướng hoàn thiện thuế GTGT ở Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Trường Đại Học Kinh tế TPHCM.
14. Mai Thị Mai Hoa (2004), “Định hướng hoàn thiện chính sách thuế trong bối cảnh tài chính hóa và hội nhập kinh tế quốc tế tại Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại Học Kinh tế TPHCM.
15. H. Tài chính (2005), “Hướng dẫn và giải đáp những vướng mắc trong thực hiện các Luật thuế”.
16. H. Chính trị Quốc gia (2004), “Hệ thống văn bản pháp luật về thuế GTGT đã được sửa đổi, bổ sung”.
17. H. Chính trị Quốc gia (2004), “Hệ thống văn bản pháp luật về thuế TTĐB đã được sửa đổi, bổ sung”.
18. H. Tài chính (2004), “Các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn về lĩnh vực thuế : thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TTĐB, thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu”.
19. H. Tài chính (2002), “Hướng dẫn thực hiện các luật, pháp lệnh trong lĩnh vực thuế : Văn bản mới nhất”.
20. GS.TS Bùi Xuân Lưu (2003), “Giáo trình thuế và hệ thống thuế Việt Nam”, NXB Giáo Dục.
21. Phan Hiển Minh, Châu Thành Nghĩa, Nguyễn Ngọc Thanh (2002), “Hệ thống các quy định vềưu đãi, miễn, giảm thuế”, NXB Thống Kê, Hà Nội.
22. GS.TS Nguyễn Thanh Tuyền, TS. Nguyễn Ngọc Thanh, TS. Nguyễn Văn Thơm (1995), “Thuế GTGT và vấn đề áp dụng tại Việt Nam”, NXB TPHCM.
23. GS.TS Nguyễn Thanh Tuyền - Dương Thị Bình Minh (1995), “Lý thuyết tài chính - tiền tệ”, NXB Thống Kê.
24. GS.TS Nguyễn Thanh Tuyền (2001), “Giáo trình thuế”, NXB Thống Kê. 25. Viện khoa học tài chính (2002), “Chính sách tài chính vĩ mô trong phát triển và hội nhập”, NXB Tài Chính, Hà Nội.
26. Tổng cục thuế, “Hệ thống các văn bản pháp luật về thuế GTGT, TTĐB, TNDN đã được sửa đổi bổ sung, năm 2003”.
27. Vũ Đình Trọng (2005), “Giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách thuế Việt Nam trong tiến trình hội nhập với hệ thống thuế thế giới”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại Học Kinh tế TPHCM.
28. Các tạp chí :
- Tạp chí Tài chính - Bộ tài chính - Thời báo tài chính - Bộ tài chính
- Tạp chí Thuế Nhà nước - Tổng cục thuế
- Tạp chí Nghiên cứu hải quan - Tổng cục hải quan
- Tạp chí kinh tế phát triển - Trường Đại học Kinh tế TPHCM - Tạp chí tài chính doanh nghiệp
- Tạp chí Những vấn đề Kinh tế Thế giới. - Niên giám thống kê - Tổng cục thống kê.