Về kết cấu hệ thống các sắc thuế

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện thuế Việt Nam theo xu hướng hội nhập kinh tế Quốc tế .pdf (Trang 72 - 76)

Hệ thống thu Ngân sách Nhà nước hiện nay bao gồm 9 sắc thuế, các loại phí, lệ phí và các khoản thu ngoài thuế phát sinh chủ yếu từ quyền sở hữu của Nhà nước đã nêu trên. Hệ thống thuế nước ta bước đầu đã hình thành theo các nhóm chính : Thuế thu nhập ( thuế trực thu) ; Thuế tài sản (Thuế nhà, đất...) ; Thuế tiêu dùng (Thuế gián thu) và các loại thuế, phí khác, tương đương với các phân loại của IMF.

Tuy nhiên, do công tác phân loại thuếở nước ta chưa được chú trọng nên chưa có bước đi chiến lược rõ nét để khai thác thế mạnh của từng loại thuế trong từng thời kỳ, chưa xác định rõ ở giai đoạn nào thì ưu tiên phát triển thuế gián thu, giai đoạn nào ưu tiên phát triển thuế trực thu, dựa trên cơ sở nào...Trên thực tế, còn chưa quan tâm đúng mức đến việc hoàn thiện các sắc thuế trực thu, nhất là thuế thu nhập cá nhân.

Hệ thống thuế chưa bao quát hết nguồn thu phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế thị trường là do khi xây dựng chính sách thuế chưa nhận thức hết phạm vi điều chỉnh của từng sắc thuế.

Các mục tiêu, yêu cầu chủ yếu còn nặng về mặt lý luận. Hệ thống thuế suất, thuế biểu ở một số sắc thuế còn thiếu tính khả thi. Mỗi sắc thuế còn ôm đồm quá nhiều chức năng về kinh tế - chính trị - xã hội. Nội dung phức tạp chưa thật sự phù hợp với biến động đa dạng của nền kinh tế. Hệ thống thuế còn nhiều mức thuế suất không những làm cho công tác hoạch định chính sách thêm phức tạp, mà còn làm cho việc xác định thuế phải nộp cũng gặp khó khăn do việc lựa chọn các tiêu thức để phân định các loại hàng hóa, dịch vụ chịu thuế theo từng mức thuế suất rất khó, bởi ranh giới của những phân định này còn mờ nhạt và mang tính tương đối. Hơn nữa, với hệ thống thuế nhiều

mức thuế suất như vậy chưa thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyên môn hóa và hợp tác hóa trong sản xuất kinh doanh.

So với thế giới, hệ thống thuế của Việt Nam còn có nhiều điểm chưa hiện đại, tính hội nhập còn thấp, có những sắc thuế cần phải được bổ sung thêm, có những sắc thuế cần phải được sửa đổi thì mới có thể đáp ứng các yêu cầu ổn định nguồn thu NSNN, phù hợp với sự phát triển của kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và xu thế hội nhập quốc tế. Cụ thể là các sắc thuế như : Thuế GTGT, Thuế XK, thuế NK, Thuế TTĐB... chưa được điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tiến trình hội nhập

Kết cấu hệ thống các sắc thuế biểu hiện những mặt còn hạn chếở điểm sau:

(1) Mức độ phụ thuộc của thu Ngân sách Nhà nước vào các hoạt động kinh tếđối ngoại và dầu thô tuy đã giảm nhưng vẫn còn cao: Năm 2001, thu từ hai nguồn này chiếm tới 47,4% tổng thu NSNN. Đến năm 2004, thu từ hai nguồn trên giảm xuống còn 43,7% tổng thu NSNN. Vì vậy, chính sách NSNN, chính sách thuế trong giai đoạn tới cần tính tới sựảnh hưởng mạnh mẽ của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế AFTA, APEC, WTO..., giá cả thị trường dầu thô thế giới và sản lượng khai thác của Việt Nam. (2) Phạm vi mức độ tác động của các chính sách thuế đối với nền kinh tế còn thấp. Tổng số thu nội địa năm 2004 chỉ chiếm 55,1% tổng thu Ngân sách Nhà nước, trong khi thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu và dầu thô chiếm tới 43,7%

(3) Trên phương diện điều tiết, chưa thấy được tác động nhiều chiều của một số

sắc thuế quan trọng, có hiệu suất thu cao, ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế - xã hội.

Trong hệ thống thuế hiện hành ở nước ta, thuế GTGT và thuế TNDN có vị trí lớn nhất. Thuế GTGT chiếm tỷ trọng cao nhất : 28,7% ; thuế TNDN chiếm tỷ trọng 22,4% tổng thu từ thuế, phí, lệ phí. Kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy, đây là hai sắc thuế bù trừ tốt cho nhau trong các cuộc cải cách thuế lớn. Do vậy, cần có sựưu tiên đầu tư nghiên cứu sâu về chúng để có giải pháp thích hợp. Trong khi thuế TNCN là loại thuế lũy tiến, có khả năng điều tiết xã hội cao, càng giàu, càng nộp nhiều thuế, thì ngược lại, thuế GTGT là loại thuế lũy thoái, khả năng điều tiết bảo đảm công bằng xã hội thấp. Khi so

sánh thu nhập và tỷ trọng thu nhập của các tầng lớp trong xã hội sẽ thấy rõ điều đó. Cùng một khối lượng tiêu dùng, cả người giàu và người nghèo đều chịu chung một mức thuế suất. Do vậy, mức độ và nộp thuế GTGT so với tổng thu nhập kiếm được của người giàu ít hơn người nghèo mà lẽ ra phải là ngược lại mới hợp tình, hợp lý. Những người giàu, có thu nhập cao nhưng tỷ trọng thuế GTGT phải nộp tính trên tổng tiêu dùng của họ thấp hơn tỷ trọng thuế GTGT so với thu nhập của các tầng lớp người nghèo. Đây cũng là cơ sở lý luận cho việc kiến nghị mở rộng phạm vi áp dụng thuế TTĐB đối với những hàng tiêu dùng thuộc loại “xịn” mà chỉ có những người giàu mới có khả năng tài chính để tiêu thụ. Rõ ràng, hiệu quả công bằng xã hội trong phân phối thu nhập về thuế của thuế GTGT kém hơn thuế thu nhập cá nhân.

(4) Hệ thống thuế nước ta chưa chú trọng nhiều đến việc cải cách những sắc thuế

có tiềm lực động viên lớn. Hiện tại, ở nước ta cũng chưa có Luật thuế TNCN mà chỉ có Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Trong thập kỷ trước, khi nền kinh tế và thu nhập cá nhân trong xã hội còn thấp, thì việc ban hành và áp dụng Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao là phù hợp với bối cảnh lúc đó. Nhưng đến nay, cần thiết phải có Luật thuế TNCN nhằm tăng cường trách nhiệm, nghĩa vụ đóng góp cho xã hội của các công dân, mở rộng diện chịu thuế, tăng nguồn thu cho NSNN. Hiện tại, số thu từ thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao chỉ chiếm 2,1% trong tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí. Tổng số thu từ các loại thuế tài sản chỉ chiếm 3,9%. Dưới góc độ thuế, việc có quyền sở hữu đất, bất động sản, ôtô, xe máy và các tài sản lớn khác đều có thể quản lý và đánh thuế tương đối dễ.

(5) Có những sắc thuế cần được điều chỉnh trên cơ sở tiên liệu được những tác

động của hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện còn nhiều bất cập trong các sắc thuế liên quan đến hội nhập quốc tế, bảo vệ sản xuất trong nước. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu NSNN. Giai đoạn từ năm 1992-1998, có năm đạt tới tỷ lệ 26% trong tổng thu NSNN. Trong giai đoạn từ năm 1999 đến nay, do cắt giảm thuế NK để thực hiện cam kết với các nước ASEAN, EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc và để

hỗ trợ thực hiện Luật thuế GTGT nên tỷ trọng nguồn thu từ loại thuế này trong tổng số thu NSNN tuy có giảm nhưng vẫn chiếm 15,92%, nhưng cùng với tiến trình gia nhập WTO, việc cắt giảm thuế suất thuế NK sẽ có tác động mạnh tới nguồn thu Ngân sách. Thuế TTĐB hiện đóng góp 9,3% tổng thu từ thuế, phí, lệ phí. Mức đóng góp này còn thấp so với tiềm năng của nó, cần được hoàn thiện theo hướng mở rộng khái niệm “tiêu dùng đặc biệt” để mở rộng diện chịu thuế TTĐB và cũng để nâng cao thêm nguồn thu cho NSNN bị thất thoát bởi việc cắt giảm thuế NK. Ngoài ra, còn chưa có sắc thuế đánh vào môi trường nên chưa phát huy tác dụng của nó trong điều kiện hội nhập.

(6) Hệ thống chính sách thuế chưa thật sự bình đẳng, công bằng xã hội. Hệ thống thuế chưa có khả năng điều tiết thu nhập của các tầng lớp trong xã hội khi có thu nhập phát sinh hay khi mua tài sản có giá trị lớn. Tổng số các sắc thuế trực thu hiện chỉ chiếm 1/4 tổng thu từ thuế, phí, lệ phí. Trong đó, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao chỉ chiếm 2,1% thể hiện mức độđiều tiết rất thấp của hệ thống thuế hiện tại. Tỷ trọng thuế trực thu nhỏ hơn thuế gián thu cho thấy mức độ công bằng về thuế giữa các tầng lớp xã hội còn hạn chế.

(7) Mức độ Luật hóa của hệ thống thuế, phí, lệ phí còn thấp. Các khoản thu từ phí, lệ phí (6,1% tổng thu NSNN hoặc 8,9% số thu từ thuế, phí, lệ phí) là khá lớn so với các nước trong khu vực. Lệ phí trước bạở Việt Nam hiện nay được coi là khoản lệ phí mang tính chất thuế. Các tổ chức, cá nhân khi nộp khoản thu này sẽđược Nhà nước cung cấp dịch vụ hành chính, pháp lý tương ứng là công nhận và bảo vệ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản hợp pháp. Tính chất thuế của khoản thu này thể hiện ở mức thu không hoàn toàn dựa vào các chi phí liên quan đến việc cung cấp dịch vụ hành chính, pháp lý của Nhà nước mà mức thu được xác định theo tỷ lệ phần trăm tính trên giá trị, giá trị sử dụng của tài sản đăng ký trước bạ, nó thực hiện điều tiết một phần thu nhập của các chủ thể này vào Ngân sách Nhà nước, góp phần phân phối lại thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội. Xét về khía cạnh thuế, lệ phí trước bạ được xếp vào hệ thống chính sách thuếđánh vào tài sản. Động viên với mức cao trên giá tài sản chuyển dịch

(tối đa đến 500 triệu đồng/lần) có tính chất là một khoản thuế gắn với lợi ích của người nộp lệ phí. Với tên gọi là lệ phí, tính pháp lý chưa cao, thất thu còn phổ biến, nhất là với tài sản có giá trị rất lớn.

2.3.4.2- Về nội dung của các sắc thuế : a) Thuế giá trị gia tăng :

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện thuế Việt Nam theo xu hướng hội nhập kinh tế Quốc tế .pdf (Trang 72 - 76)