Phát hành trái phiếu công trình

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn TDNN cho NSNN và cho ĐTPT qua việc phát hành TPCP.pdf (Trang 41 - 42)

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TDNN CHO NSNN VÀ CHO ĐTPT QUA VIỆC PHÁT HÀNH TPCP

2.1.4. Phát hành trái phiếu công trình

Để huy động vốn phục vụ xây dựng đường dây tải điện Bắc - Nam 500 KV, ngày 20/4/1992 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 134/HĐBT về việc phát hành tín phiếu đường dây 500 KV, đây là lần đầu tiên Nhà nước phát hành trái phiếu công trình. Tín phiếu đường dây 500 KV có kỳ hạn là 1 năm, 2 năm và 3 năm; lãi suất tương ứng là 4,2%/năm, 4,5%/năm và 5%/năm (từ ngày 01/7/1993 được điều chỉnh lên tương ứng là 6%/năm, 6,5%/năm và 7%/năm). Tín phiếu đường dây 500 KV được bảo đảm theo giá trị vàng, được ghi thu và chi bằng đồng Việt Nam, không bắt buộc đối với các tầng lớp dân cư, nhưng là chỉ tiêu và nghĩa vụ đối với các doanh nghiệp. Người dân có thể lựa chọn mua mua tín phiếu bằng vàng hoặc USD (chỉ áp dụng cho các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Nam Hà) trên cơ sở giá quy đổi do Bộ Tài chính công bố tại thời điểm phát hành.

Đợt phát hành kéo dài hơn 2 năm (từ 7/1992 đến 12/1994) nhưng chỉ huy động được 334 tỷ đồng, đạt gần 28% tổng số vốn cần huy động (1.213 tỷ đồng). Nguyên nhân chủ yếu là do lãi suất thấp hơn lãi suất của các loại tín phiếu kho bạc phát hành cùng thời kỳ, nên không hấp dẫn đối với người mua. Ngoài ra giá vàng trên thị trường tuy có biến động lớn trong năm 1992, nhưng đã giảm dần và tương đối ổn định trong những năm 1993 và 1994, do đó việc đảm bảo giá trị theo giá vàng đã không khuyến khích việc mua tín phiếu.

Tín phiếu đường dây 500 KV, ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế, còn mang tính chính trị sâu sắc, do đó đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền, đoàn thể từ trung ương đến cơ sở. Song do điều kiện kinh tế - xã hội chưa phát triển, đời sống của các tầng lớp dân cư trong thời kỳ này còn nhiều khó khăn, nên việc mua tín phiếu tự nguyện thấp (chưa đạt 10% tổng số thu), còn các doanh nghiệp đang tập trung vốn đầu tư trong quá trình đổi mới theo cơ chế thị trường. Do vậy số vốn huy động được chỉ đạt gần 7% tổng số vốn để đầu tư cho công trình .

Kể từ khi Nghị định số 72/CP của Chính phủ về quy chế phát hành TPCP ra đời, tiếp theo là Nghị định số 01/2000/NĐ-CP và Nghị định số 141/2003/NĐ-CP việc phát hành trái phiếu công trình trung ương và địa phương đã được tăng cường. Bộ Tài chính phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố, các Bộ, ngành xây dựng đề án huy động vốn để đầu tư cho các công trình, dự án thuộc nhiều lãnh vực. Từ đó nhiều công trình đã ra đời bằng nguồn huy động từ trái phiếu công trình như: các

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn TDNN cho NSNN và cho ĐTPT qua việc phát hành TPCP.pdf (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)