Hoàn thiện khung pháp lý phát hành TPCP để huy động vốn cho NSNN và cho ĐTPT

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn TDNN cho NSNN và cho ĐTPT qua việc phát hành TPCP.pdf (Trang 69 - 73)

- Phương thức bảo lãnh phát hành

3.2.10 Hoàn thiện khung pháp lý phát hành TPCP để huy động vốn cho NSNN và cho ĐTPT

NSNN và cho ĐTPT

Trong điều kiện nền kinh tế – xã hội đang trên đà đổi mới theo cơ chế thị trường, chính sách huy động vốn phải không ngừng được bổ sung, sửa đổi để đảm bảo có hiệu quả và khả năng thực thi. Việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đòi hỏi phải được xem xét toàn diện và đồng bộ giữa công tác huy động vốn của Chính phủ và hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng, cũng như sự vận hành và phát triển TTCK. Mục tiêu chung của các hoạt động này là thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rổi trong xã hội để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế.

Để tạo điều kiện cho hoạt động phát hành và giao dịch TPCP phát triển, Nhà nước cần hoàn chỉnh các qui định về cơ chế phát hành TPCP trên thị trường sơ cấp và thứ cấp, theo hướng :

- TPCP có các điều kiện, điều khoản thuận lợi cho việc chuyển nhượng, mua bán sau khi được phát hành. Các đợt phát hành TPCP mang tính đại chúng, tạo điều kiện cho TPCP được phân phối rộng rải đến nhiều nhà đầu tư.

- Phát triển hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức, đặc biệt là các Quỹ đầu tư, Quỹ bảo hiểm, công ty bảo hiểm ; tạo môi trường thuận lợi cho việc thành lập các Quỹ đầu tư ; tháo gở những vướng mắc, có cơ chế cho phép các Quỹ đầu tư, Quỹ bảo hiểm, công ty bảo hiểm được sử dụng vốn linh hoạt trong việc đầu tư vào chứng khoán nói chung, vào TPCP nói riêng.

- Mở rộng mạng lưới các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán. Tháo bỏ những chính sách phân biệt đối xử, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

- Cho phép các ngân hàng và các tổ chức tài chính được sử dụng TPCP (kể cả ngắn hạn và dài hạn) để chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố vay tái cấp vốn tại NHNN.

- Miễn thuế thu nhập đối với các khoản thu nhập từ hoạt động đầu tư TPCP. Nhằm phát triển thị trường thứ cấp trong giai đoạn ban đầu mới đi vào hoạt động, Nhà nước cần áp dụng chính sách ưu đãi miễn thuế thu nhập cho mọi đối tương đầu tư vào TPCP, kể cả nhà đầu tư tư nhân và các nhà đầu tư có tổ chức.

- Thực hiện miễn giảm phí giao dịch, lưu ký TPCP qua TTGDCK. Mức thu phí đối với các giao dịch mua bán trái phiếu qua TTGDCK theo quy định hiện nay 0,075% là quá cao. Trong thời gian tới, Chính phủ nên có chính sách miễn giảm các khoản phí giao dịch nhằm thúc đẩy hoạt giao dịch trên thị trường thứ cấp phát triển.

KẾT LUẬN

TPCP là một công cụ tài chính quan trọng của Chính phủ trong việc huy động vốn TDNN để bù đắp thiếu hụt NSNN và bổ sung nguồn vốn cho ĐTPT nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh chức năng huy động vốn, TPCP còn là công cụ hữu hiệu để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế, góp phần thực thi chính sách tiền tệ, thúc đẩy phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán, ổn định nền tài chính quốc gia, thực hiện việc kiềm chế và kiểm soát lạm phát.

TPCP rất đa dạng về chủng loại, kỳ hạn với nhiều phương thức phát hành phong phú. Mỗi loại TPCP, mỗi phương thức phát hành có vai trò và tác động nhất định đến hoạt động huy động vốn phục vụ quá trình phát triển nền kinh tế trong từng giai đoạn. Tín phiếu kho bạc vừa có vai trò bù đắp thiếu hụt NSNN vừa là công cụ của thị trường tiền tệ. Trái phiếu kho bạc là công cụ huy động vốn cho NSNN và cho ĐTPT, đặc biệt là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng của đất nước. Trái phiếu công trình, trái phiếu đầu tư, trái phiếu chính quyền địa phương nhằm huy đông vốn cho các công trình trọng điểm, thay thế dần nguồn vốn cấp phát từ NSNN… Ngoài ra, các loại trái phiếu trung và dài hạn với những phương thức phát hành đầu thầu và bảo lãnh phát hành góp phần làm phong phú các công nợ trên thị trường tài chính. Do vậy, để hoạt động phát hành TPCP có hiệu quả, cần có sự phân biệt và chọn lọc các loại hình trái phiếu với những kỳ hạn và phương thức phát hành phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

Trong thực tế công tác phát hành TPCP giai đoạn 1991 đến nay đã góp phần chủ yếu vào việc bù đắp bội chi NSNN. TPCP cùng với các biện pháp tài chính – tiền tệ khác đã được Nhà nước sử dụng có hiệu quả để kiềm chế lạm phát, đồng thời TPCP cung ứng một lượng hàng hoá quan trọng cho thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Tuy nhiên, hoạt động phát hành và giao dịch TPCP vẫn còn một số hạn

chế cần được khắc phục một cách triệt để hơn. Nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NSNN và cho ĐTPT qua việc phát hành TPCP trong giai đoạn tới, cần phải có những giãi pháp phù hợp. Đó là : Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để huy động vốn cho NSNN và cho ĐTPT ; cải tiến công tác kế hoạch hoá phát hành TPCP ; đa dạng hoá các hình thức huy đông vốn để thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rổi ; tiếp tục hoàn thiện các phương thức phát hành TPCP trên thị trường sơ cấp ; cải tiến cơ chế xác định lãi suất TPCP phù hợp với quá trình tự do hoá lãi suất theo cơ chế thị trường ; phát triển thị trường thứ cấp tạo điều kiện đẩy mạnh giao dịch và tăng cường tính thanh khoản của TPCP…

Trên đây là một số giải pháp được luận văn đề xuất nhằm tăng cường huy động vốn TDNN cho NSNN và cho ĐTPT qua việc phát hành TPCP. Tuy nhiên, huy động vốn TDNN cho NSNN và cho ĐTPT là một lãnh vực đa dạng, phong phú và phức tạp đòi hỏi có sự nghiên cứu và kiến thức sâu rộng. Vì vậy, trong phạm vi của luận văn này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và những đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn TDNN cho NSNN và cho ĐTPT qua việc phát hành TPCP.pdf (Trang 69 - 73)