Phát hành trái phiếu công trình giai đoạn 1996 –

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn TDNN cho NSNN và cho ĐTPT qua việc phát hành TPCP.pdf (Trang 42 - 45)

Từ năm 2000 trở về trước, trái phiếu công trình được phát hành theo phương

và 2004, hệ thống KBNN đã phát hành một khối thức đấu thầu qua NHNN, thời hạn trái phiếu là 1 năm, lãi suất được hình thành qua kết quả đấu thầu. Đến hạn thanh toán mà ngân sách tỉnh có khó khăn, chưa bố trí được nguồn thì Bộ Tài chính tiếp tục phát hành trái phiếu mới để đáo nợ củ. Sau năm 2000, theo Nghị định số 01/2000/NĐ-CP ngày 13/01/2000 của Chính phủ, trái phiếu công trình được phát hành qua các kênh: đấu thầu qua TTGDCK và bảo lãnh phát hành. Do vậy, các công trình có điều kiện huy động vốn nhanh hơn, với thời hạn dài hơn và chi phí thấp hơn.

Đặc biệt trong 2 năm 2003

lượng lớn TPCP để huy động vốn cho các công trình trọng điểm quốc gia thuộc lãnh vực giao thông thủy lợi. TPCP giao thông thuỷ lợi được phát hành dưới 3 hình thức: bán lẻ, đấu thầu qua TTGDCK và bảo lãnh phát hành, với kỳ hạn là 5 năm. Kết quả trong 2 năm phát hành đã thu được 8.828,4 tỷ đồng (trong đó bán lẻ qua hệ thống KBNN: 5.641,4 tỷ đồng, đấu thầu qua TTGDCK:1.122 tỷ đồng và bảo lãnh

phát hành là: 2.065 tỷ đồng) chưa kể số thu bằng ngoại tệ. Đây là đợt phát hành trái phiếu công trình có quy mô lớn nhất từ trước đến nay và có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định quan điểm sử dụng công cụ TPCP để huy động vốn trong nước cho ĐTPT. Cụ thể, kết quả phát hành trái phiếu công trình giai đoạn 1996 - 2004 theo phụ lục số 7 đính kèm

Phát hành trái phiếu công trình trong thời gian qua đả đạt được những kết quả nh

dự án còn nhiều phức tạp. N

ư tưởng trong chờ từ nguồn vốn cấp phát từ NSNN

ới nhà đầu tư trái ph

ngoại tệ

n hành Nghị định số 141/2003/NĐ-CP đã mở ất định: đây là một kênh huy động vốn ĐTPT cho các công trình, dự án quan trọng qua đó làm phong phú và đa dạng hoá các loại hình trái phiếu trên thị trường; góp phần nâng cao khả năng điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, thông qua việc cung cấp trái phiếu công trình trong các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở; đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, sớm đưa các công trình vào khai thác qua đó đảm bảo khả năng thanh toán của trái phiếu khi đến hạn, tạo thuận lợi cho các đợt phát hành trái phiếu công trình sau này. Bên cạnh đó, việc phát hành trái phiếu công trình trong thời gian qua cũng còn một số hạn chế là:

- Cơ chế, thủ tục hành chính thẩm định và xét duyệt

ên chưa tạo điều kiện khích lệ các chủ đầu tư trong việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu công trình.

- Các chủ dự án thường có t

hơn là huy động từ nguồn vốn phát hành trái phiếu công trình. - Kỳ hạn và lãi suất trái phiếu cũng chưa thật sự hấp dẫn đối v

iếu, do đó khối lượng huy động vốn qua kênh này vẫn còn khiêm tốn, chỉ có ý nghĩa bổ sung thêm nguồn vốn thanh toán mang tính ngắn hạn (ngoại trừ trái phiếu giao thông thuỷ lợi).

2.1.5. Phát hành trái phiếu

Ngày 20/11/2003 Chính phủ ba

ra một kênh huy động vốn bằng ngoại tệ để ĐTPT các công trình trọng điểm của đất nước theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ. Trong 2 năm 2003 và 2004 Bộ Tài chính (KBNN) đã phát hành TPCP có mệnh giá bằng USD dưới hình thức bán lẻ và đấu thầu qua NHNN, kết quả huy động trái phiếu có mệnh giá bằng ngoại tệ (USD) trong giai đoạn 2003-2004 theo phụ lục số 8 đính kèm.

Đơn vị : ngàn USD 23.794 9.000 32.794 38.858 5.500 44.358 Năm 2003 Năm 2004 Tổng số

Đấu thầu qua NHNN Bán lẻ

Biểu đồ 8 : Phát hành trái phiếu ngoại tệ giai đoạn 2000 – 2004

Phát hành TPCP có mệnh giá bằng ngoại tệ là một bước phát triển mới trong công tác huy động vốn TDNN cho ĐTPT, tạo cơ hội đầu tư mới, giúp người dân làm quen với hình thức đầu tư trái phiếu bằng ngoại tệ. Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc huy động vốn cho ĐTPT, thì công tác phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ vẫn còn một số khó khăn nhất định, đó là :

- Khối lượng huy động trái phiếu có mệnh giá bằng ngoại tệ chưa cao là do lãi suất trái phiếu ngoại tệ thấp hơn nhiều so với mức lãi suất trái phiếu bằng đồng Việt Nam (năm 2003 lãi suất là 8,3%/năm và năm 2004 lãi suất là 8,5%/năm) trong cùng thời điểm phát hành, có cùng kỳ hạn.

- Rủi ro về tỷ giá trong việc đầu tư TPCP bằng ngoại tệ luôn là mối nguy hiểm đối với các nhà đầu tư, nhất là trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay. Vì vậy, làm cho các nhà đầu tư thiếu an tâm trong việc đầu tư TPCP bằng ngoại tệ, điều này hoàn toàn mâu thuẩn với đặc điểm của TPCP phát hành bằng đồng Việt Nam là có độ an toàn cao nhất.

Vì vậy Bộ Tài chính cần quan tâm đến mối liên hệ lãi suất huy động giữa TPCP phát hành bằng đồng Việt Nam với phát hành bằng ngoại tệ, về tỷ giá, về cơ chế thanh toán lãi, chuyển nhượng trái phiếu… Chỉ có kết hợp tốt các yếu tố trên

mới tạo ra được sức hút đối với các nhà đầu tư tham gia mua trái phiếu, tạo nguồn ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu ĐTPT kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn TDNN cho NSNN và cho ĐTPT qua việc phát hành TPCP.pdf (Trang 42 - 45)