TPCP đáp ứng được nhiều mục tiêu của nền kinh tế

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn TDNN cho NSNN và cho ĐTPT qua việc phát hành TPCP.pdf (Trang 47 - 48)

Trong điều kiện nền kinh tế đang chuyển đổi theo cơ chế thị trường, TPCP đang mở ra những triển vọng tiềm tàng trong việc huy động vốn cho NSNN và cho ĐTPT nền kinh tế, góp phần điều chỉnh mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng trong xã hội, ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của lạm phát. Với việc tăng cường huy động các nguồn vốn trong nước, đặc biệt là sử dụng công cụ TPCP để bù đắp bội chi NSNN, kể từ năm 1993 Nhà nước không còn phải phát hành tiền để chi tiêu. Biện pháp này kết hợp với việc thực hiện các chính sách tài khoá và tiền tệ thắt chặt, kiểm soát chặt chẻ mức cung tiền đã đẩy lùi lạm phát từ 3 con số trong những năm cuối thập kỷ 80, xuống 2 con số đầu thập kỷ 90 và còn một con số từ năm 1996 đến nay.

Trong điều kiện thị trường vốn trên đà phát triển nhưng chưa ổn định, TPCP đa dạng về kỳ hạn (2 năm, 3 năm, 5 năm…), phong phú về chủng loại (trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình, trái phiếu chính quyền địa phương) ngày càng đáp

ứng được các yêu cầu kỹ thuật, được niêm yết và giao dịch trên TTGDCK đã cung cấp khối lượng hàng hoá quan trọng ban đầu cho TTCK hoạt động, góp phần làm phong phú các công cụ nợ trên thị trường tài chính. Các điều khoản và điều kiện của TPCP đã vượt qua thời kỳ bị động, phụ thuộc vào tình hình của thị trường để vươn lên giữ vị trí chuẩn mực, hướng dẫn thị trường, là tâm điểm chú ý và chi phối các công cụ nợ khác. Điều đặc biệt quan trọng là lãi suất của các loại TPCP đang có xu hướng giảm dần trong thế ổn định: lãi suất tín phiếu ngắn hạn từ 17,5%/năm vào năm 1995 xuống còn 8,6%/năm vào năm 1999 và còn 5,7%/năm vào năm 2004; tương tự lãi suất trái phiếu trung hạn (2 - 5 năm) từ 22%/năm ở năm 1995 xuống còn 11%/năm vào năm 1999 và năm 2004 là 8,5%/năm.

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn TDNN cho NSNN và cho ĐTPT qua việc phát hành TPCP.pdf (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)