GIAI ĐOẠN TỚ

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn TDNN cho NSNN và cho ĐTPT qua việc phát hành TPCP.pdf (Trang 55 - 60)

- Thị trường thứ cấp TPCP kém phát triển

GIAI ĐOẠN TỚ

3.1 – MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ NHIỆM VỤ HUY ĐỘNG VỐN CHO NSNN VÀ ĐTPT GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 CHO NSNN VÀ ĐTPT GIAI ĐOẠN 2001 - 2010

Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ mục tiêu tổng quát trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của nước ta giai đoạn 2001 đến 2010 là : Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân ; tạo nền tảng để năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa được hình thành về cơ bản ; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.

Để đạt được mục tiêu chiến lược của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, thì một trong những nhân tố cơ bản là phải có vốn đầu tư để thực hiện sự nghiệp công nghiệp, hiện đại hoá đất nước. Việc thực hiện quá trình công nghiệp hoá ở nước ta nên dựa vào nội lực hay ngoại lực là chính. Sự phát triển của thế giới đã trải qua nhiều mô hình công nghiệp hoá, đến nay sự lựa chọn vẫn chưa có điểm dừng, đặc biệt là những nền kinh tế đang chuyển đổi. Cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực là bài học cảnh tỉnh cho Việt Nam về mô hình công nghiệp hoá quá dựa vào ngoại lực trong khi nội lực không được củng cố. Ngoại lực trong tiến trình công nghiệp hoá là rất cần thiết, song nó thường xuyên biến động ảnh hưởng đến sự tăng trưởng ổn định. Vì thế, Đảng và Nhà nước ta đã xác định quan điểm nguồn vốn trong nước là chủ yếu, đồng thời tranh thủ nguồn vốn nước ngoài phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế của đất nước.

Về nhu cầu vốn cho ĐTPT : theo tính toán của nhiều nhà kinh tế thì để nền kinh tế nước ta đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 7,5% hằng năm trong giai đoạn 2001 - 2010, với hệ số ICOR (hệ số giữa tốc độ gia tăng vốn đầu tư với tốc độ gia tăng GDP) từ 4 - 4,5, thì đòi hỏi tỷ lệ vốn đầu tư hàng năm tăng bình quân từ 10 - 12% để vốn đầu tư của toàn xã hội đạt được từ 30 - 33% GDP, tức khoản 135 -

160 tỷ USD. Nhu cầu đầu tư trên được đáp ứng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, trong đó nguồn vốn trong nước giữ vai trò chủ yếu, chiếm khoản 65% (90 - 105 tỷ USD). Riêng nguồn vốn huy động từ TDNN dự kiến khoản 5% GDP, tương ứng 22 đến 24 tỷ USD, trong đó huy động vốn từ TPCP đóng vai trò quan trọng.

Về nhu cầu huy động vốn cho NSNN : Đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2005, trong đó nhiệm vụ NSNN cần đạt được là đảm bảo tỷ lệ động viên vào NSNN hàng năm là khoản 20 - 22% GDP ; quy mô chi NSNN khoản 25 - 26% GDP ; bội chi NSNN là 5% GDP. Nguồn bù đắp bội chi NSNN bằng vốn vay trong nước khoảng 3 - 3,5% GDP và vay nước ngoài khoản 1 - 1,5% GDP. Theo đánh giá của Bộ Tài chính, khả năng thu NSNN giai đoạn 2001 - 2005 là 21,25% GDP ; chi NSNN đạt 26,25% GDP, như vậy bội chi NSNN vào khoản 5% GDP.

Nhu cầu huy động vốn cho NSNN phụ thuộc vào mức độ thâm hụt của NSNN trong từng thời kỳ. Theo dự báo của Bộ Tài chính giai đoạn 2006 - 2010 tỷ lệ động viên vào NSNN phấn đấu đạt 21,1% GDP, chi NSNN là 26,1% GDP và khống chế mức bội chi NSNN là 5% GDP. Trong đó vay trong nước là 4% GDP và vay nước ngoài khoản 1% GDP. Như vậy, nhu cầu vay vốn trong nước thông qua phát hành TPCP giai đoạn 2006 - 2010 ước tính vào khoản trên 100 ngàn tỷ đồng.

Như vậy nhiệm vụ huy động vốn cho NSNN và cho ĐTPT thông qua phát hành TPCP là rất lớn, nhằm đạt được mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010 đã đề ra là đến năm 2010 GDP phải đạt được gấp đôi so với năm 2000. Để thực hiện thành công nhiệm vụ huy động vốn cho NSNN và cho ĐTPT, vấn đề quan trọng đặt ra là phải có chính sách phù hợp nhằm huy động tối đa các nguồn lực, tạo sự chuyển biến mạnh mẻ trong tất cả các lãnh vực.

3.2 – GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TDNN CHO NSNN VÀ ĐTPT QUA VIỆC PHÁT HÀNH TPCP TRONG GIAI ĐOẠN TỚI ĐTPT QUA VIỆC PHÁT HÀNH TPCP TRONG GIAI ĐOẠN TỚI

Chính sách huy động vốn là một bộ phận cấu thành của chính sách tài chính quốc gia, gắn bó mật thiết với chính sách tiền tệ - tín dụng, có ảnh hưởng quyết định đối với chính sách ĐTPT kinh tế, bên cạnh đó còn có tác động chi phối đến các quan hệ tích lũy - tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư. Mục tiêu cơ bản của chính sách huy động vốn là thu hút tối đa các nguồn lực trong nước và ngoài nước phục

vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá nền kinh tế. Chính sách huy động vốn phải đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đã huy động được, tạo khả năng thuận lợi cho việc trả nợ ; đồng thời thúc đẩy thị trường tài chính hoàn thiện và phát triển.

Công tác huy động vốn của Việt Nam trong những năm qua đã được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, do chưa nhận thức đầy đủ về nguyên tắc, quan điểm huy động vốn trong cơ chế thị trường nên kết quả còn nhiều hạn chế, chưa thoả mãn nhu cầu vốn cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để khắc phục tình trạng trên cần có những giải pháp phù hợp trong việc phát hành TPCP để huy động vốn cho NSNN và cho ĐTPT trong thời gian tới.

3.2.1 – Đa dạng hóa TPCP phát hành

Mục đích của việc đa dạng hoá TPCP phát hành là nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có nhiều khả năng lựa chọn, qua đó tăng cường khả năng huy động vốn. Đồng thời, việc đa dạng hoá là điều kiện để xây dựng được đường cong lãi suất chuẩn cho các công cụ nợ khác tham chiếu.

Việc đa dạng hoá TPCP phải căn cứ trên nhu cầu về vốn và khả năng huy động vốn trong xã hội, tuỳ theo mục đích, thời hạn sử dụng vốn đầu tư mà phát hành TPCP với nhiều loại kỳ hạn phù hợp. Ở Việt Nam trong giai đoạn 2001 - 2010 nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển là khá lớn, thời hạn vay vốn đầu tư thường dài. Do vậy, trong giai đoạn 2005 - 2010 cần tập trung phát hành các loại TPCP có kỳ hạn dài hơn, từ 3 - 5 năm và 7 - 10 năm. Việc phát hành các loại TPCP trung và dài hạn sẽ tạo cơ hội cho nhà phát hành chủ động bố trí sử dụng vốn thuận lợi, đối với nhà đầu tư đây chính là điều kiện đầu tư lý tưởng trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững.

Ngoài việc phát hành tín phiếu kho bạc để huy động vốn cho NSNN và để làm công cụ cho thị trường mở. Việc đa dạng hoá các loại TPCP cần đẩy mạnh phát hành các loại trái phiếu kho bạc trung và dài hạn, trái phiếu công trình trung ương và địa phương, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu do các tổ chức tài chính - tiền tệ phát hành với tư cách là đại lý. Đồng thời cần quan tâm phát triển các loại trái phiếu huy động vốn cho các chương trình mục tiêu quan trọng của đất nước, thay thế dần nguồn vốn cấp phát từ NSNN.

Ngoài ra, cần quan tâm phát triển việc phát hành TPCP ra thị trường quốc tế để huy động nguồn vốn ngoài nước cho mục đích ĐTPT. Ngày 28/10/2005, Chính

phủ Việt Nam lần đầu tiên phát hành TPCP quốc tế với thời hạn 10 năm, lãi suất 7,125% (dự tính ban đầu là 7,25%), khối lượng 750 triệu USD (dự tính ban đầu là 500 triệu USD) tại thị trường NewYork để huy động vốn cho Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinaship). Đợt phát hành này đã được các nhà đầu tư quốc tế đón nhận nhiệt tình, với mức đặt mua lên tới 4,5 tỷ USD (cao gấp 6 lần giá trị chào bán) để giành quyền mua số trái phiếu của Chính phủ Việt Nam. Thành công trên cho thấy các nhà đầu tư quốc tế tin tưởng vào tương lai sáng sủa của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Việc phát hành TPCP quốc tế ngoài mục đích đa dạng hoá nguồn vốn huy động, nó còn có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết lập một mức chuẩn (bench mark) cho trái phiếu Việt Nam trên thị trường quốc tế. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước phát hành trái phiếu công ty ra thị trường thế giới dựa trên chuẩn mực của TPCP đã tạo ra. Đồng thời nó là yếu tố thúc đẩy các cơ hội đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới.

3.2.1 –Tiêu chuẩn hóa TPCP phát hành

Cùng với việc đa dạng hoá, TPCP phát hành cần được tiêu chuẩn hoá để đủ điều kiện niêm yết và giao dịch trên TTCK, trở thành hàng hoá chủ yếu để các công nợ tham chiếu, qua đó thúc đẩy thị trường thứ cấp phát triển. Việc tiêu chuẩn hoá TPCP cần đáp ứng các yêu cầu sau đây :

- Trái phiếu cần được phát hành theo từng đợt riêng biệt với khối lượng đủ lớn.

- Trái phiếu của một đợt phát hành phải cùng ngày phát hành, cùng ngày thanh toán và cùng một mức lãi suất để tạo ra chuẩn mực cho thị trường khi thực hiện các nghiệp vụ mua bán, chiết khấu TPCP.

- TPCP cần được phát hành dưới hình thức ghi sổ hoặc chứng chỉ không ghi tên để thuận tiện cho việc chuyển nhượng, cầm cố, chiết khấu nhằm tăng tính thanh khoản của trái phiếu. Khuyến khích phát hành TPCP dưới hình thức ghi sổ để giảm chi phí phát hành.

- Trên cơ sở nâng cao công tác lập và điều hành NSNN. Căn cứ vào nhu cầu vốn cho NSNN và cho ĐTPT, xây dựng lịch phát hành TPCP cụ thể theo tháng, quý, năm hoặc theo từng đợt phát hành… để thông báo trước cho các nhà đầu tư chủ động tham gia thị trường, nhằm nâng cao khả năng huy động vốn. Các đợt phát hành phải được thường xuyên, đều đặn nhằm cung cấp hàng hoá và chuẩn mực lãi suất cho thị trường.

3.2.3 – Xây dựng lãi suất TPCP phù hợp với nguyên tắc thị trường :

Thực chất của việc xác định lãi suất phát hành đồng nghĩa với việc xác định giá bán của trái phiếu. Vì vậy việc xác định lãi suất TPCP cần phải được thực hiện theo các hướng sau đây :

- TPCP được đảm bảo thanh toán bởi NSNN, do vậy TPCP là loại chứng khoán có độ rủi ro thấp nhất trong các loại chứng khoán. Vì vậy TPCP phải có mức lãi suất thấp nhất so với các công cụ vay nợ khác có cùng điều kiện tại cùng thời điểm phát hành.

- TPCP là một loại hàng hoá, vì vậy giá cả của nó phải do thị trường quyết định. Do vậy, cần từng bước thực hiện lộ trình tự do hoá lãi suất ; đảm bảo các điều kiện để lãi suất TPCP được hình thanh theo quan hệ cung cầu vốn trên thị trường. Tiến tới bãi bỏ cơ chế lãi suất chỉ đạo trong các đợt đấu thầu và bảo lãnh phát hành.

- Ứng với mỗi loại TPCP có kỳ hạn khác nhau thì phải có các mức lãi suất khác nhau theo nguyên tắc là trái phiếu dài hạn phải có lãi suất cao hơn trái phiếu ngắn hạn. Trái phiếu có cùng kỳ hạn thì trái phiếu bán lẻ có lãi suất cao hơn trái phiếu bán buôn, mức chênh lệch này là phí phân phối trái phiếu trên thị trường phát hành lần đầu.

- Cần nghiên cứu áp dụng cơ chế lãi suất thả nổi và có quy định linh hoạt trong cơ chế thanh toán như trã lãi trước, lãi nhập gốc đối với phát hành theo phương thức đấu thầu qua TTGDCK, qua NHNN để tăng tính hấp dẫn của trái phiếu.

- Cần sớm hình thành các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm chuyên nghiệp, công bố công khai khả năng trả nợ của các chủ thể phát hành. Tuân thủ nguyên tắc các loại trái phiếu có độ rủi ro khác nhau phải có mức lãi suất khác nhau. Theo đó, lãi suất TPCP phải thấp hơn lãi suất trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu do các doanh nghiệp và các tổ chức tài chính, tiền tệ của Nhà nước phát hành.

Trong điều kiện thị trường thứ cấp chưa phát triển, cơ chế xác định lãi suất phát hành TPCP thời gian qua còn mang tính chủ quan, chưa thật sự tôn trọng nguyên tắc thị trường, vẫn còn sự can thiệp của chủ thể phát hành qua việc áp đặt lãi suất trần. Vì vậy xây dựng chính sách lãi suất TPCP theo cơ chế thị trường, trên cơ sở đa dạng hoá và tiêu chuẩn hoá TPCP với kế hoạch phát hành đã được định

trước ; nâng cao khối lương giao dịch và tính thanh khoản của TPCP trên thị trường thứ cấp, tạo điều kiện hình thành đường cong lãi suất chuẩn cho thị trường tiền tệ và thị trường vốn... là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển của TTCK.

3.2.4 – Củng cố và hoàn thiện các phương thức phát hành TPCP - Phương thức bán lẻ qua hệ thống KBNN - Phương thức bán lẻ qua hệ thống KBNN

Trước mắt cần được tiếp tục duy trì và đi đôi là cải tiến phương thức phát hành, nhất là đối với các loại trái phiếu đầu tư dài hạn và công trái để cho thị trường TPCP mang tính đại chúng và tạo điều kiện cho công chúng có thêm cơ hội đầu tư, khi không đủ điều kiện tham gia trên TTCK, đặc biệt trong điều kiện nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư là rất lớn. Công trái không đơn thuần là công cụ huy động vốn mà còn mang sắc thái chính trị trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Vì thế, việc duy trì hình thức phát hành bán lẻ qua hệ thống KBNN là để vận động sự đóng góp rộng rải và khơi dậy lòng yêu nước của công chúng. TPCP trong phương này cần được cải tiến phát hành dưới hình thức vô danh, in sẵn mệnh giá với lãi suất cố định và được bán theo hình thức chiết khấu nhằm đảm bảo cho các loại TPCP của một đợt phát hành có cùng ngày đáo hạn, cùng một mức lãi suất để tạo điều kiện cho các loại TPCP phát hành của phương thức này được niêm yết, giao dịch trên TTCK. Đồng thời khi đã chuẩn hoá TPCP (trong phương thức bán lẻ) đủ điều kiện niêm yết trên TTCK, thì nên chấm dứt việc thanh toán TPCP trước hạn của KBNN, mà nên được thực hiện trên TTGDCK, điều này tạo điều kiện thúc đẩy thị trường thứ cấp phát triển.

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn TDNN cho NSNN và cho ĐTPT qua việc phát hành TPCP.pdf (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)