- Giấy tờ về bảo đảm nợ
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận
1.Kết luận
Phát triển kinh tế năng động và bền vững là nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và nhân dân ta đang hướng đến. Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đòi hỏi một khối lượng vốn đầu tư rất lớn. Vì vậy, hoạt động cho
vay của các Ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng, tạo điều kiện vững chắc cho nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng và phát triển. Đồng thời cho vay cũng là hoạt động quan trọng nhất của các NHTM vì nó mang lại doanh thu lớn nhất. Song cho vay cũng chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro nhất trong hoạt động Ngân hàng.
Trong những năm qua DAB Huế đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Để có được những thành tích vừa qua, bên cạnh những thuận lợi của tình hình phát triển kinh tế đất nước, còn có sự đóng góp tích cực của các cán bộ Ngân hàng và nhất là các cán bộ tín dụng.
Việc nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng có vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới ngành Ngân hàng. Đây là một vấn đề phức tạp, có phạm vi rộng và liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, cả vi mô và vĩ mô.
Tuy vậy, trong quá trình nghiên cứu, với mục đích đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động cho vay, mà trước hết là ở DAB Huế. Nội dung của đề tài đã tập trung hoàn thành một số nhiệm vụ sau:
• Nêu một số cơ sở lý luận về hoạt động cho vay nói chung, hiệu quả hoạt động tín dụng, ảnh hưởng của hiệu quả hoạt động tín dụng tới sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng, từ đó khẳng định yêu cầu khách quan của việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.
• Phân tích hoạt động kinh doanh của DAB Huế về sự hình thành, lĩnh vực hoạt động, kết quả kinh doanh qua 3 năm 2007 - 2009.
• Phân tích đánh giá hoạt động tín dụng từ đó phát hiện những ưu - nhược điểm của hoạt động này nhằm đề ra những giải pháp phát huy, nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đồng thời khắc phục những mặt còn yếu kém. Đồng thời, đề tài cũng nêu ra một số kiến nghị đối với các cấp chính quyền, với các cấp Ngân hàng thực thi các biện pháp hữu hiệu để hỗ trợ tích cực cho các NHTM nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.
•Kết quả phân tích những thực trạng như đã nêu trên về các thủ tục vay vốn, về lãi suất, về nhân viên của Ngân hàng,...để Ngân hàng thấy rõ hơn những mặt tốt,
những mặt chưa tốt để từ đó đưa ra các giải pháp cho phù hợp. Cụ thể, Ngân hàng có thể tiến hành những biện pháp như sau:
- Không ngừng nâng cao, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ nhân viên, đặc biệt là các nhân viên trực tiếp tiếp xúc với khách hàng.
- Rút ngắn một số khâu, công đoạn, thủ tục không cần thiết trong công tác phục vụ khách hàng để giảm bớt thời gian khách hàng phải chờ đợi để được sử dụng dịch vụ.
- Hỗ trợ đầy đủ về vật chất và thông tin đáp ứng kịp thời, nhanh chóng
- Cần cải tiến quy trình sản phẩm nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng - Gia tăng các hình thức quảng cáo hình ảnh DAB
- Cung cấp đầy đủ các tài liệu và đào tạo nhân viên nắm bắt, am hiểu được sản phẩm để phục vụ công tác tiếp thị, giới thiệu khách hàng
- Áp dụng các chương trình, các sản phẩm mới gần gũi với khách hàng
- Định kỳ ngân hàng nên tổ chức nghiên cứu, thăm dò thị trường để nắm bắt được nhu cầu
- Ngân hàng nên tổ chức các buổi hội nghị khách hàng để gia tăng quan hệ đối với khách hàng truyền thống và lôi kéo được khách hàng mới.
- Đứng trước yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, ngân hàng nên bỏ ra nhiều kinh phí để đào tạo và đạo tạo lại nhằm giúp cán bộ có đủ trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc. Ngoài ra ngân hàng nên có những cơ chế tiền lương, tiền thưởng... nhằm khuyến khích người lao động làm việc có hiệu quả. Những cán bộ trực tiếp tạo ra lợi nhuận thì được hưởng hệ số lương cao hơn những cán bộ không trực tiếp tạo ra lợi nhuận. Hàng tháng, nếu đạt kết quả, người lao động còn được hưởng hệ số lương kinh doanh cao hơn. Đây là chế độ trả lương mà ngân hàng nên hướng đến.
2. Kiến nghị
- Nhà nước cần có những quy định chặt chẽ hơn trong việc cho phép các doanh nghiệp đi vào hoạt động, dựa trên năng lực tài chính tự có của doanh nghiệp và nhu cầu thực tiễn của thị trường.
- Chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo và quản lý sát sao hoạt động của đơn vị, đồng thời chú trọng đến việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư đối với các đơn vị chịu sự quản lý của chính quyền địa phương.
- Cần phối hợp giữa các ngành, các cấp để nhận được ý kiến chỉ đạo cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân và tổ chức vay vốn đảm bảo phát triển theo đúng định hướng chiến lược của nhà nước nhằm phát huy thế mạnh của địa phương.
- Nhà nước cần phải giải quyết nhanh chóng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Vì đây là cơ sở chủ yếu đảm bảo về mặt pháp lý để ngân hàng có thể xem xét cho vay.
Đối với khách hàng
- Phải sử dụng vốn vay theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và có hiệu quả.
- Trả nợ vốn vay (nợ gốc và lãi) đúng hạn cho ngân hàng.
- Thẳng thắng góp ý kiến với ngân hàng về các vấn đề tốt cũng như chưa tốt của cán bộ ngân hàng trong thẩm tra, lập hồ sơ thủ tục, giải ngân và quá trình cho vay.
- Cần có thái độ hòa nhã, tránh hiện tượng tránh né khi CBTD xuống thu hồi nợ đến hạn trả.