- Giấy tờ về bảo đảm nợ
3.3.3 Phân tích tình hình cho vay theo đối tượng khách hàng trong 3 năm 2007-
2007-2009
Có thể nói rằng nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng là “đi vay để cho vay” trên cở sở đó nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Chính vì thế mà song song với hoạt động huy động vốn thì hoạt động cho vay của ngân hàng cũng là một hoạt động vô cùng quan trọng, luôn đóng vai trò chủ đạo, là cơ sở để thúc đẩy các hoạt động khác phát triển. Kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng chủ yếu thể hiện thông qua tình hình dư nợ qua 3 năm 2007, 2008 và 2009. Dự nợ càng lớn thể hiện chi nhánh làm ăn có hiệu quả, quy mô cho vay lớn và ngược lại.
Bảng 5: Tình hình cho vay theo đối tượng khách hàng tại DAB Huế qua 3 năm 2007-2009
(Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng – NHTMCP Đông Á Huế)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh
2008/2007 2009/2008
Giá trị % Giá trị % Giá trị % + / - % + / - %
1.Doanh số cho vay 112.816 100 205.759 100 273.010 100 92.943 82,38 67.251 32,68
KHCN 14.777,6 13,10 28.868 14,03 90.057 32,99 14.090,4 95,35 61.189 211,96 KHDN 98.038,4 86,90 176.891 85,97 182.953 67,01 78.852,6 80,43 6.062 3,43 2. Doanh số thu nợ 36.841 100 176.884 100 239.760 100 140.043 380,13 62.876 35,55 KHCN 6.981,6 18,95 20.138 11,38 66.214 27,62 13.156,4 188,44 46.076 228,80 KHDN 29.859,4 81,05 156.746 88,62 173.546 72,38 126.886,6 424,95 16.800 10,72 3. Dư nợ vay 96.478 100 125.353 100 158.603 100 28.875 29,93 33.250 26,53 KHCN 12.796 13,26 21.526 17,17 45.369 28,61 8.730 68,22 23.843 110,76 KHDN 83.682 86,74 103.827 82,83 113.234 71,39 20.145 24,07 9.407 9,06 4. Nợ quá hạn 2.320 100 2.788 100 3.325 100 468 20,17 537 19,26 KHCN 120,8 5,21 359,1 12,88 779 23,43 238,3 197,27 419,9 116,93 KHDN 2.199,2 94,79 2.428,9 87,12 2.546 76,57 229,7 10,44 117,1 4,82
Về doanh số cho vay
Ta thấy rằng doanh số cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp chiếm đa số còn doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng doanh số cho vay. Cụ thể là trong năm 2007 doanh số cho vay KHCN là 14.777,6 triệu đồng chỉ chiếm 13,1% trong khi đó doanh số cho vay KHDN là 98.038,4 triệu đồng chiếm đến 86,93%. Năm 2008 thì tình hình cho vay vẫn không có gì thay đổi khi doanh số cho vay đối với KHCN là 28.868 triệu đồng chiếm 14,03% trong khi đó doanh số cho vay KHDN lên đến 176.891 triệu đồng chiếm 85,97%. Đến năm 2009 thì doanh số cho vay đối với KHCN đã có sự tăng lên đáng kể khi chiếm đến 32,99% trong khi đó doanh số cho vay đối với KHDN giảm xuống còn 67,01%.
Đây cũng là điều dễ hiểu bởi lượng vốn mà khách hàng cá nhân vay có giá trị không lớn, chủ yếu là vay theo các món nhỏ lẽ nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cá nhân, tiêu dùng hàng ngày, trong khi đó KHDN lại cần một lượng vốn rất lớn để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chính vì vậy mà KHDN thường vay theo những món vay với giá trị rất lớn chứ không như khách hàng cá nhân. Còn nếu như chúng ta nhìn nhận doanh số cho vay qua 3 năm dưới hình thức tăng trưởng thì ta nhận thấy rằng doanh số cho vay của cả 2 đối tượng khách hàng đều có sự tăng nhảy vọt sau 3 năm với tỉ lệ tăng trưởng khá cao. Qua đó phần nào cũng nói lên được hiệu quả mà hoạt động tín dụng mang lại cho chi nhánh là rất tốt. Cụ thể là trong năm 2008 doanh số cho vay KHCN đạt tốc độ tăng trưởng hơn 95% so với năm 2007 với mức tăng tuyệt đối là 14.090,4 triệu đồng. Và năm 2009 con số này tăng 61.189 triệu đồng so với năm 2008 tức là tốc độ tăng trưởng 211,96% rất cao so với năm 2008. Còn doanh số cho vay đối với KHDN trong năm 2008 vẫn có sự tăng lên đáng kể, doanh số cho vay KHDN năm 2008 đạt 176.891 triệu đồng so với năm 2007 doanh số cho vay KHDN đã tăng một lượng tuyệt đối là 78.852,6 triệu đồng với tốc độ tăng 80,43% và năm 2009 đạt 182.953 triệu đồng tăng 6.062 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 3,43% so với năm 2008.
Phải nói rằng có được kết quả thành công như trên là nhờ vào sự nỗ lức rất lớn của tập thể cán bộ nhân viên của chi nhánh, bởi tuy mới xuất hiện nhưng DAB đã biết cách xây dựng quản bá hình ảnh rất tốt, có sự am hiểu thị trường, nắm bắt được tâm lý khách hàng, để từ đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu cho khách hàng trên cơ sở tìm kiếm lợi nhuận cho chi nhánh.
Về doanh số thu nợ
Ta thấy vì doanh số cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng doanh số cho vay nên doanh số thu nợ cũng chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng doanh số thu nợ. Cụ thể năm 2007 doanh số thu nợ KHCN 6.981,6 triệu đồng chỉ chiếm 18,95%, còn doanh số thu nợ KHDN chiếm đến 81,05% trong tổng doanh số thu nợ. Và trong năm 2008 doanh số thu nợ KHCN chỉ chiếm 11,38% trong khi đó doanh só thu nợ KHDN chiếm đến 88,62% và năm 2009 doanh số thu nợ KHCN đã có sự tăng đáng kể khi chiếm đến 27,62% trong khi đó doanh số thu nợ KHDN đạt 72,38%. Doanh số thu nợ qua hàng năm rất cao chứng tỏ là Ngân hàng đã làm tốt công tác thu nợ. Đây là dấu hiệu tốt đối với DAB, bởi vì việc thu nợ nhanh sẽ gia tăng vòng xoay tiền tệ của Ngân hàng gia tăng thêm lợi nhuận và quan trọng là tránh rủi ro cho vay.
Dư nợ
Nhìn vào bảng tổng kết về tình hình dư nợ của chi nhánh qua 3 năm hoạt động thì ta có thể nhận thấy rằng: Nếu trong năm 2007 dư nợ chỉ đạt 96.478 triệu đồng thì đến năm 2008 dư nợ là 125.353 triệu đồng, tăng 28.875 triệu đồng tức tăng 29,93% so với cuối năm 2007. Và năm 2009 dư nợ đạt 158.603 triệu đồng tăng 33.250 triệu đồng tăng 26,53%. Từ số liệu và phân tích trên ta thấy dư nợ cho vay đều tăng qua hàng năm cho thấy ngân hàng đã hoạt động rất hiệu quả và gặt hái được kết quả hết sức khích lệ, số lượng khách hàng tăng lên, thị trường được mở rộng, theo đó quy mô cho vay của ngân hàng đã tăng lên, làm cho dư nợ tăng lên đáng kể.
Nhìn bảng 5 trên ta dễ dàng nhận thấy rằng tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp. Năm 2007 dư nợ cho vay cá nhân đạt 12.796 triệu
đồng chỉ chiếm 13,26 % trong tổng dư nợ. Đến năm 2008 giá trị dư nợ khách hàng có sự tăng lên nhưng không đáng kể so với tốc độ tăng của dư nợ doanh nghiệp. Và năm