- Giấy tờ về bảo đảm nợ
3.3.2. Phân tích tình hình cho vay theo kì hạn trong 3 năm 2007-
Có thể thấy rằng trong ba năm qua ngân hàng Đông Á đã không ngừng gia tăng tỷ lệ dư nợ. Nhiều sản phẩm dành cho khách hàng ra đời và được nhiều khách hàng lựa chọn và sử dụng, góp phần làm tăng doanh thu cho hoạt động tín dụng nói riêng và kết quả kinh doanh của chi nhánh nói chung
Bảng 4: Tình hình cho vay theo kì hạn tại DAB Huế qua 3 năm 2007-2009
(Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng – NHTMCP Đông Á Huế)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh
2008/2007 2009/2008
Giá trị % Giá trị % Giá trị % + / - % + / - %
1. Doanh số cho vay 112.816 100 205.759 100 273.010 100 92.943 82,38 67.251 32,68
Ngắn hạn 69.987 62,04 123.598 60,07 158.512 58.06 53.611 76,60 34.914 28,25 Trung dài hạn 42.829 37,96 82.161 39,93 114.498 41.94 39.332 91,84 32337 39,36 2. Doanh số thu nợ 36.841 100 176.884 100 239.760 100 140.043 380,13 62.876 35,55 Ngắn hạn 28.835 78,27 94.924 53,66 136.436 56,91 66.089 229,20 41.512 43,73 Trung dài hạn 8.006 21,73 81.960 46,34 103.324 43,09 73.954 923,73 21.364 26,07 3. Dư nợ 96.478 100 125.353 100 158.603 100 28.875 29,93 32.25 26,53 Ngắn hạn 49.661 51,47 78.335 62,49 100.411 63,31 28.674 57,74 22.076 28,18 Trung dài hạn 46.817 48,53 47.018 37,51 58.192 36,69 201 0,43 11.174 23,77 4. Nợ quá hạn 2320 100 2.788 100 3.325 100 468 20,17 537 19,26 Ngắn hạn 1.632 70,34 1.802 64,63 2.158 64,9 170 10,42 356 19,76 Trung dài hạn 688 29,66 986 35,37 1.167 35,1 298 43,31 181 18,36
Về doanh số cho vay
Những năm qua ngoài việc mở rộng cho vay với nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, DAB Huế còn áp dụng nhiều hình thức cho vay như ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và loại kỳ hạn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng trên địa bàn. Việc phân loại này giúp chúng ta dễ dàng so sánh giữa nguồn vốn huy động và nguồn cho vay. Điều này xác định mức độ an toàn của hoạt động tín dụng, là cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng đối với khách hàng là tốt hay xấu.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Hình 8: Doanh số cho vay theo kì hạn của DAB qua 3 năm 2007 - 2009
Nhìn vào hình 8 ta thấy doanh số cho vay đối với khách hàng tại chi nhánh đã có sự thay đổi đáng kể theo chiều hướng đi lên. Cụ thể là trong năm 2007 doanh số cho vay đạt 112.816 triệu đồng thì đến năm 2008 doanh số cho vay đã lên đến 205.759 triệu đồng. So với năm 2007 thì doanh số cho vay của chi nhánh đã tăng lên 92.944 triệu đồng tương ứng 82,38% và sang năm 2009 thì doanh số cho vay đạt 273.010 triệu đồng tăng hơn 32% so với năm 2008. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do ngân hàng đã không ngừng gia tăng các hình thức khuyến mãi, dự thưởng hấp dẫn, hỗ trợ lãi suất, do đó đã đạt được kết quả cao như trên.
Doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ cao trên 50% trong tổng doanh số cho vay qua các năm. Cụ thể trong năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn là 69.987 triệu đồng chiếm 62,04% thì đến năm 2008 doanh số cho vay ngắn hạn là 123.598 triệu đồng chiếm 60,07%. Điều này có nghĩa là so với năm 2007 thì doanh số cho vay
ngắn hạn đã tăng lên 53.611 triệu đồng với tỷ lệ tăng 76,60% và năm 2009 doanh số cho vay ngắn hạn là 158.512 triệu đồng tăng 34.914 triệu đồng so với năm 2008 với tỷ lệ tăng 28,25%. Trong khi đó doanh số cho vay trung, dài hạn lại chiếm tỷ lệ thấp trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh. Đây là kết quả của sự nỗ lực của các nhân viên tín dụng trong việc đẩy mạnh cho vay ngắn hạn để giảm thiểu rủi ro do các khoản vay trung, dài hạn gây ra. Nếu cho vay trong thời gian ngắn thì biến động về kinh tế, thị trường, chính sách…xảy ra sẽ ít hơn so với thời gian dài do đó khi cung cấp các khoản cho vay ngắn hạn ngân hàng có thể dự kiến, kiểm soát khoản cho vay của mình dễ dàng hơn so với việc dự kiến, kiểm soát tín dụng trung và dài hạn. Đồng thời, qui mô các khoản cho vay ngắn hạn thường nhỏ hơn rất nhiều so với trung và dài hạn do đó thời gian Ngân hàng thu hồi vốn sẽ ngắn hơn, vốn có thể quay vòng nhanh hơn. Và giả sử có xảy ra tổn thất thì với các khoản cho vay ngắn hạn Ngân hàng thường chịu tổn thất nhỏ hơn.
Bên cạnh đó có thể thấy rằng nhu cầu vốn trong hoạt động thương mại và dịch vụ, bổ sung vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh càng ngày càng tăng, quy mô thị trường mở rộng, dân nhập cư đông đúc và tăng qua các thời kỳ. Mọi người đều có những nhu cầu riêng cho cuộc sống, đi kèm với sự gia tăng số lượng hàng hóa, dịch vụ xã hội cung cấp, đây cũng là lý do khiến các khoản vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao qua các năm.
Ngoài ra do đặc điểm của địa bàn tỉnh thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt, các hộ kinh doanh cá thể cũng như doanh nghiệp cần một lượng vốn lớn để tạm thời khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra trong một thời gian ngắn. Những yếu tố này là nguyên nhân chủ yếu khiến lượng vốn cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh.
Cùng với món vay ngắn hạn, lượng vốn trung dài hạn cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể, năm 2007 chiếm 42.829 triệu đồng chiếm 37,96% trong tổng doanh số cho vay. Và đến năm 2008 tỷ lệ này đạt 82.161 triệu đồng chiếm 39,93% sang năm 2009 chỉ tiêu này đạt 114.498 triệu đồng chiếm 41,94%. Có thể nói rằng so với năm 2007 thì doanh số cho vay trung dài hạn năm 2008 và 2009 đã có sự tăng lên một lượng rất
lớn. Vì lúc này ngân hàng đẩy mạnh cho vay cầm cố các giấy tờ có giá để kinh doanh, một sản phẩm mới và cũng khá thành công đối với DAB.
Về doanh số thu nợ
Cùng với việc nâng cao doanh số cho vay phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất là công tác thu hồi nợ. Việc cho vay và thu hồi nợ là 2 mặt của quá trình kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, có liên quan với nhau, vì nếu công tác thu nợ được thực hiện tốt, đảm bảo tính an toàn của đồng vốn sẽ làm tăng tốc độ chu chuyển đồng vốn, tăng số vòng quay tạo ra giá trị thặng dư lớn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngân hàng.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Hình 9: Doanh số thu nợ theo kì hạn của DAB qua 3 năm 2007 - 2009
Từ hình 9 ta thấy doanh số thu nợ không ngừng tăng lên cùng với sự tăng trưởng của hoạt động tín dụng. Nếu trong năm 2007, doanh số thu nợ là 36.841 triệu đồng, trong đó ngắn hạn là 28.835 triệu đồng, còn trung dài hạn chỉ thu được 8.006 triệu đồng, thì năm 2008 doanh số thu nợ là 176.884 triệu đồng, trong đó ngắn hạn chiếm 94.924 triệu đồng, trung dài hạn 81.960 triệu đồng. So với năm 2007 thì tổng doanh số thu nợ khách hàng tăng 140.043 triệu đồng hay nói cách khác so với năm 2007 thì doanh số thu nợ đã tăng 380,13%. Và bước sang năm 2009 thì doanh số thu nợ được 239.760 triệu đồng trong đó thu nợ ngắn hạn 136.436 chiếm 56,91%, 43,09% còn lại là thuộc về doanh số thu nợ trung dài hạn với mức thu nợ đạt 103.324 triệu
đồng. So với năm 2008 thì doanh số thu nợ tăng 62.870 triệu đồng tức là tăng 35,55%. Đây là một kết quả tốt đối với ngân hàng.
Nguyên nhân của sự tăng nhanh này là do công tác thu hồi nợ được thực hiện rất tốt. Có thể là do cán bộ tín dụng đã tiến hành một kiểm tra một cách cẩn thận nguồn trả nợ của khách hàng, có sự suy đoán tốt về các phương án kinh doanh của khách hàng, bởi khách hàng mà càng kinh doanh có hiệu quả thì họ sẽ nhanh chóng trả nợ cho Ngân hàng trước hoặc ngay ngày đáo hạn để đỡ bớt tiền lãi.
Dư nợ
Song song với sự tăng trưởng doanh số cho vay và doanh số thu nợ, tổng dư nợ của chi nhánh có xu hướng tăng mạnh. Dư nợ là chỉ tiêu thời kỳ, thường kéo dài trong nhiều lắm, phản ánh số tiền mà khách hàng đã giải ngân cho khách hàng mà chưa thu về được. Đây là chỉ tiêu tổng hợp nó phản ánh quy mô lượng vốn sử dụng, phản ánh sự kết hợp của hai chỉ tiêu là doanh số thu nợ và doanh số cho vay.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Hình 10: Dư nợ cho vay theo kì hạn của DAB qua 3 năm 2007 - 2009
Qua bảng số liệu bảng 4 và hình 10 ta dễ dàng nhận thấy doanh số dư nợ có biến động tích cực qua các năm. Nếu năm 2007 dư nợ cho vay là 96.478 triệu đồng, đến năm 2008 là 125.353 triệu đồng, tăng lên 28.875 triệu đồng so với năm 2007, tức là tăng lên 29,93%. Năm 2009 thì dư nợ 158.603 triệu đồng tăng 32.250 triệu đồng so với năm 2008 tức là tăng lên 26,53% so với năm 2008. Nhìn chung dư nợ tín dụng đã tăng rất nhanh. Điều này có thể thấy rằng hoạt động tín dụng nó có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của chi nhánh.
Nếu xét dư nợ trên phương diện dư nợ ngắn hạn, trung dài hạn thì ta có thể quan sát các chỉ tiêu trên biểu đồ cơ cấu tín dụng theo theo kỳ hạn, ta có thể thấy dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với tín dụng trung dài hạn. Cụ thể trong năm 2007 dư nợ ngắn hạn là 49.661 triệu đồng chiếm 51,47% trong khi đó dư nợ trung dài hạn đạt 46.817 triệu đồng chiếm 48,53% trong tổng dư nợ. Và đến năm 2008 thì cả dư nợ ngắn hạn và trung dài hạn đều có sự tăng trưởng, trong năm 2008 dư nợ ngắn hạn là 78.335 triệu đồng chiếm 62,49% trong khi đó dư nợ trung dài hạn đạt 47.018 triệu đồng chiếm 37,51% trong tổng dư nợ. Và sang năm 2009 thì dư nợ ngắn hạn đạt 100.411 triệu đồng chiếm 63,31% tăng 22.076 triệu đồng so với năm 2008 đạt mưc tăng trưởng 28,18% và dư nợ trung dài hạn đạt 58.192 triệu đồng chiếm 36,69% tăng 11.174 triệu đồng so với năm 2008 với mức tăng 23,77% so với năm 2008.
Nợ quá hạn
Đơn vị tính: Triệu đồng
Hình 11: Nợ quá hạn theo kì hạn của DAB qua 3 năm 2007 - 2009
Từ hình 11 ở trên cho thấy nợ quá hạn có sự tăng lên qua các năm 2008 và 2009. Trong đó nợ quá hạn năm 2008 đạt 2.788 triệu đồng tăng 468 triệu đồng so với năm 2007 và năm 2009 nợ quá hạn là 3.325 triệu đồng tăng 537 triệu đồng so với năm 2008. Trong đó nếu xét về cơ cấu thì nợ quá hạn cho vay ngắn hạn năm 2008 tăng 170 triệu đồng với tốc độ tăng 10,42% còn nợ quá hạn cho vay trung dài hạn tăng 298 triệu đồng với tốc độ tăng 43,31% so với năm 2007. Năm 2009 nợ quá hạn cho vay ngắn hạn tăng hơn so với năm 2008 là 356 triệu đồng với tốc độ tăng 19,76% và cho vay trung dài hạn tăng 181 triệu đồng với tốc độ tăng 18,36% so với năm 2008. Nợ quá
hạn qua từng năm đều có sự tăng lên, đây là dấu hiệu không tốt đối với ngân hàng. Tuy nhiên đây cũng là điều hợp lý đối với DAB bởi vì doanh số cho vay và doanh số thu nợ hàng năm đều tăng mạnh với tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với những khoản nợ ngắn hạn. Nhưng đây cũng là khoản mục mà DAB cần phải quan tâm bởi vì việc nợ quá hạn liên tục tăng đây là một dấu hiệu không mấy thuận lợi cho sự nghiệp kinh doanh của Chi nhánh, bởi nợ quá hạn tăng lên đồng nghĩa với nguy cơ mất vốn cao hơn. Do đó để hoạt động tín dụng được lành mạnh đòi hỏi các ngân hàng phải hạn chế đến mức thấp nhất những khoản nợ quá hạn, nợ xấu.