Phân tích tình hình cho vay theo loại hình kinh tế qua 3 năm 2007-

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng tại ngân hàng đông á chi nhánh huế (Trang 50 - 57)

- Giấy tờ về bảo đảm nợ

3.3.4 Phân tích tình hình cho vay theo loại hình kinh tế qua 3 năm 2007-

trước đó. Cụ thể năm 2009 dư nợ cá nhân đạt 45.369 triệu đồng, chiếm 28,61% trong tổng dư nợ.

Rõ ràng số tiền mà ngân hàng tiến hành giải ngân cho KHCN chưa được nhiều so với KHDN, theo đó dư nợ KHCN cũng thấp hơn KHDN. Tuy nhiên không phải vì thế mà chi nhánh không chú trọng đến hiệu quả của hoạt động tín dụng do KHCN mang lại, bởi đây là đối tượng khách hàng tiềm năng mà chi nhánh nên khai thác.

Nợ quá hạn

Nhìn vào kết quả thống kê ta thấy rằng nợ quá hạn chủ yếu tập trung vào KHDN, do doanh số cho vay KHDN chiếm tỉ lệ rất cao so với KHCN. Cụ thể trong năm 2007 nợ quá hạn của KHCN chỉ là 120,8 triệu đồng chiếm 5,21% trong tổng nợ quá hạn của ngân hàng, còn lại nợ quá hạn KHDN chiếm đến 94,79%. Đến năm 2008 thì nợ quá hạn vẫn tập trung chủ yếu vào KHDN khi chiếm đến 87,12% so với tổng nợ quá hạn với mức nợ quá hạn là 2.428,9 triệu. Và năm 2009 thì nợ quá hạn đối với KHDN là 2.524 triệu đồng vẫn chiếm tỉ lệ rất cao 76,57% so với tổng nợ quá hạn.

Sở dĩ nợ quá hạn tập trung chủ yếu vào KHDN chứ không phải KHCN là do tâm lý các DN chưa muốn trả nợ ngay khi hết hạn, mà thường là để du dưa ngày này sang ngày khác, các DN muốn chiếm dụng vốn trong khi có tiền để trả nhưng vẫn chưa muốn trả. Mặc khác, do doanh số cho vay đối với KHDN là khá lớn nên việc nợ quá hạn tập trung vào nhóm khách hàng này cũng là điều dễ hiểu. Điều này Ngân hàng nên xem xét lại, nếu DN nào chây ì thì cần phải có biện pháp để các DN này trả nợ. Và nếu những DN này lần tiếp theo xin vay vốn thì cần căn cứ vào những yếu tố này để đưa ra quyết định có nên cho vay hay không. Bởi vì, nếu có nhiều DN như thế này thì ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động của Ngân hàng.

3.3.4 Phân tích tình hình cho vay theo loại hình kinh tế qua 3 năm 2007-2009 2009

Bảng 6: Tình hình cho vay theo loại hình kinh tế tại DAB Huế qua 3 năm 2007-2009

( Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng – NHTMCP Đông Á Huế)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh

2008/2007 2009/2008

Giá trị % Giá trị % Giá trị % + / - % + / - %

1.DSCV 112.816 100 205.759 100 273.010 100 92.943 82,38 67.251 32,68 CN-XD 35.200 31,20 63.325 30,78 99.322,5 36,38 28.125 79,9 35.997,5 56,85 NLNN 5.900 5,23 7.002 3,40 9.900 3,63 1.102 18,68 2.898 41,39 TM-DV 64.700 57,35 122.157 59,37 149.698 62,15 57.457 88,81 27.541 22,55 Khác 7.016 6,22 13.275 6,45 14.089,5 5,85 6.259 89,21 814,5 6,14 2. DSTN 36.841 100 176.884 100 239.760 100 140.043 380,13 62.876 35,55 CN-XD 9.300 25,24 55.306 31,27 76.252 31,80 46.006 494,69 20.946 37,87 NLNN 1.100 2,99 11.263 6,37 10.289 4,29 10.163 923,91 -974 -8,65 TM-DV 25.200 68,40 102.217 57,79 140.870 58,75 77.017 305,62 38.653 37,81 Khác 1.241 3,37 8.098 4,58 12.349 5,16 6.857 552,54 4.251 52,49 3. DN 96.478 100 125.353 100 158.603 100 28.875 29,93 33.250 26,53 CN-XD 29.550 30,63 37.569 29,97 45.698 28,81 8.019 27,14 8.129 21,64 NLNN 10.031 10,40 5.770 4,60 5.966 3,77 -4.261 -42,48 196 3,40 TM-DV 50.430 52,27 70.370 56,14 100.256 63,21 19.940 39,54 29.886 42,47 Khác 6.467 6,70 11.644 9,29 6.683 4,21 5.177 80,05 -4.961 -42,61 4. NQH 2.320 100 2.788 100 3.325 100 468 20,17 537 19,26 CN-XD 1.010 43,53 1.206,8 43,29 1.567 47,13 196,8 19,49 360,2 29,85 NLNN 416 17,93 562 20,16 565,4 17 146 35,10 3,4 0,60 TM-DV 827 35,65 944 33,86 1.064 27,8 117 14,15 120 12,71 Khác 67 2,89 75,2 2,70 129 3,36 8,2 12,24 53,4 71,01

Thực hiện chủ trương của nhà nước về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm phát huy thế mạnh của từng ngành, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh nhà, giúp cho các ngành kinh tế ngày càng phát triển, trong 2 năm qua Ngân hàng Đông Á Huế luôn tích cực mở rộng quy mô hoạt động tín dụng, để đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh của tất cả các ngành kinh tế.

Có thể thấy trong các hoạt động của ngân hàng, hoạt động cho vay đóng vai trò chủ đạo, là cơ sở tiến hành, thúc đẩy các hoạt động khác phát triển.

Tình hình hoạt động tín dụng qua 3 năm 2007 – 2009 thể hiện sự tăng trưởng mạnh mẽ, nó được thể hiện chủ yếu thông qua chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ.

Về doanh số cho vay

Đơn vị tính: Triệu đồng

Hình 12: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế qua 3 năm 2007 - 2009

Nhìn vào hình trên ta thấy trong tất cả các ngành kinh tế thì thương mại – dịch vụ là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất. Điều này là do đây là lĩnh vực thế mạnh và đồng thời là những khách hàng truyền thống của chi nhánh. Doanh số cho vay trong 3 năm qua có sự tăng lên khá nhanh. Năm 2008 đạt 122.157 triệu đồng, tăng 57.457 triệu đồng so với năm 2007 với mức tăng trưởng gần 90% so với năm 2007 và năm 2009 đạt 149.698 triệu đồng tăng 27.541 triệu đồng so với năm 2008 tăng trưởng hơn

20% so với năm 2008. Sự gia tăng qua hàng năm là do khách hàng lớn của Chi nhánh đang trên bước đầu xây dựng để đi vào hoạt động nên cần vay nhiều vốn như là sự xuất hiện HTX Thuận Thành II ở đường Tố Hữu, Siêu thị Khách sạn xanh….Với thế mạnh tiềm năng du lịch, trong thời gian tới ngành du lịch của Huế sẽ ngày càng phát triển, các dự án đầu tư ngày càng nhiều điều này đòi hỏi Chi nhánh phải nắm bắt thông tin nhanh nhạy, liên hệ với nhiều nhà đầu tư trong việc hỗ trợ vốn cho những dự án có tính khả thi cao, từ đó nâng cao doanh số cho vay của ngành.

Ngoài ra, công nghiệp-xây dựng cũng chiếm tỉ trọng đáng kể là do trong những năm vừa qua các công trình xây dựng mọc lên khá nhiều thêm vào đó là các dự án quy hoạch xây dựng. Nếu năm 2007 ngành công nghiệp-xây dựng đạt 35.200 triệu đồng chiếm tỉ trọng hơn 30% trong tổng số các ngành kinh tế, tỉ trọng này đến năm 2008 và 2009 vẫn thay đổi không đáng kể.

Bên cạnh đó, Thừa Thiên Huế vẫn là 1 tỉnh nông nghiệp nên tỉ lệ cho vay để phục vụ vào nghành nông lâm ngư nghiệp hàng năm đều có nhưng tỉ lệ này hình như có xu hướng ngày càng giảm đi do tỉnh Thừa Thiên Huế đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu. Cụ thể năm 2007 doanh số cho vay là 5.900 triệu đồng sang năm 2008 là 7002 triệu đồng chiếm tỉ trọng 3,4% trong tổng cơ cấu. Và năm 2009 đạt 9.900 triệu đồng tăng 2.898 triệu đồng so với năm 2008 với mức tăng trưởng hơn 40% so với năm 2008. Ngoài ra còn có các lĩnh vực khác mà chủ yếu là là hoạt động phục vụ cá nhân.

Nhìn chung trong 3 năm qua doanh số cho vay đối với các loại hình kinh tế đều có sự tăng lên đáng kể, đặc biệt là doanh số cho vay của nghành Thương mại – dịch vụ vì Thừa Thiên Huế vốn là thành phố du lịch với nhiều hoạt động du lịch hàng năm nên việc khách hàng vay vốn để đầu tư vào lĩnh vực này cũng đã nói nói lên được điều đó. Mặc khác do chi nhánh đã mở rộng nhiều loại hình cho vay như: cho vay các hộ kinh doanh nhỏ lẽ, cho vay tiêu dùng, cho vay xuất khẩu lao động, cho vay tín chấp đối với cán bộ nhân viên, cho vay mua sửa chữa nhà cửa…nên doanh số cho vay hàng năm đều tăng.

Tóm lại doanh số cho vay trong 3 năm qua có xu hướng tăng mạnh. Việc tăng doanh số cho vay một mặt làm tăng thu nhập cho chi nhánh, một mặt giúp cho Ngân hàng có thể đứng vẫn trên thị trường tài chính.

Về doanh số thu nợ

Đơn vị tính: Triệu đồng

Hình 13: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế qua 3 năm 2007 - 2009

Cùng với hoạt động cho vay công tác thu hồi nợ cũng góp phần qua trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Để có cái nhìn cụ thể hơn ta đi vào phân tích tình hình dư nợ theo từng ngành.

Đối với ngành Công nghiệp – Xây dựng thì doanh số thu nợ có sự biến động tương đối mạnh trong 3 năm qua. Sự tăng dần tỷ trọng trong tổng doanh số thu nợ của ngành Công nghiệp là do các doanh nghiệp này làm ăn có có lãi, sử dụng vốn vay có hiệu quả, dùng vào đúng mục đích, làm tăng vòng quay của vốn, từ đó góp phần đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ cho Ngân hàng.

Đối với nghành Thương mại – dịch vụ doanh số thu nợ cũng có sự tăng mạnh vào năm 2008 là do trong những năm gần đây nhu cầu tiêu dùng hàng hoá ngày càng nhiều, làm tốc độ tốc độ luân chuyển hàng hoá tăng cao, theo đó lợi nhuận mà các ngành Thương nghiệp thu được càng lớn từ đó có đủ vốn để nhanh chóng trả nợ cho Ngân hàng. Vì vậy doanh số thu nợ năm 2008 đạt 102.217 triệu đồng, tăng lên với tốc độ khá cao 305,62% so với năm 2007.

Ngoài ra đối với nghành Nông-lâm-ngư nghiệp thì doanh số thu nợ biến động rất lớn qua các năm. Năm 2008 doanh số thu nợ đạt 11.263 triệu đồng tăng 10.163

triệu đồng so với năm 2007 với mức tăng rất cao 923.91% so với năm 2007. Tuy nhiên sang năm 2009 thì doanh số thu nợ đối với ngành này lại giảm sút rất nhiều cụ thể doanh số thu nợ năm 2009 đạt 10.289 triệu đồng giảm 947 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến điều này là vào năm 2009 thì các nước EU đã siết chặt các mặt hàng nông lâm thủy sản của nước ta vào thị trường nước này điều này ảnh hưởng rất lớn đến các DN trong nước. Đứng trước tình hình như thế này trong những năm tới Ngân hàng cần phải xem xét kĩ trước khi cho các DN này vay vốn.

Tóm lại doanh số thu nợ của Chi nhánh vẫn có biến động theo chiều hướng khả quan, một mặt do xu hướng của nền kinh tế mang lại, một mặt còn do sự nỗ lực cuả đội ngũ cán bộ nhân viên, đặc biệt là các cán bộ tín dụng đã bám sát đơn vị để theo dõi mục đích sử dụng vốn, cũng như đôn đốc các đơn vị trả nợ mỗi khi khách hàng có nguồn dùng để thanh toán, góp phần làm tăng doanh số thu nợ của chi nhánh.

Dư nợ

Đơn vị tính: Triệu đồng

Hình 14: Dư nợ theo ngành kinh tế qua 3 năm 2007 - 2009

Doanh số cho vay không phản ánh được bản chất đầu tư vốn thật sự mà chỉ phản ánh khái quát hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì doanh số cho vay còn phụ thuộc vào tốc độ vòng quay vốn tín dụng, ví dụ như 1 đồng vốn đầu tư với tốc độ vòng quay là 3 vòng/ năm thì doanh số cho vay trong năm sẽ là 3 đồng. Trong khi đó dư nợ của ngân hàng trong năm là 1 đồng. Như vậy số dư nợ trên tài khoản phản ánh đầy đủ, chính xác lượng vốn đầu tư để phát triển tại thời điểm xem xét.

Qua hình 14 cho thấy nhìn chung dư nợ có sự tăng lên qua 3 năm. Trong đó Công nghiệp – xây dựng và Thương mại – dịch vụ có mức tăng khá ổn định.

Dư nợ của ngành Công nghiệp – Xây dựng năm 2008 là 37.569 triệu đồng tăng 8.019 triệu đồng so với năm 2007 với tốc độ tăng 27,14%. Năm 2009 dư nợ là 45.698 triệu đồng tăng 8.129 triệu đồng so với năm 2008 với tốc độ tăng 21,64%. Điều này chứng tỏ các đơn vị doanh nghiệp đã chú trọng mở rộng quy mô, đầu tư trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, từ đó cho thấy hoạt động cho vay của chi nhánh đối với ngành này tăng lên cả về mặt số lượng lẫn chất lượng.

Bên cạnh sự tăng lên của ngành CNXD thì dư nợ của các ngành Thương nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ lớn nhất. Nếu trong năm 2007 dư nợ đạt 50.430 triệu đồng thì đến năm 2008 dư nợ đạt còn 70.370 triệu đồng tăng 19.940 triệu đồng với tốc độ tăng gần 40% Và sang năm 2009 dư nợ đạt 100.256 tăng 29.886 triệu đồng so với năm 2008 với tốc độ tăng 42,47%. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi Thương mại – dịch vụ của Thừa Thiên Huế trong những năm vừa qua khá phát triển với hàng loạt chương trình du lịch như Festival, các lễ hội biển,...thêm vào đó là các khách sạn đang thi công trên địa bàn cũng rất nhiều do đó có rất nhiều doanh nghiệp đầu tư mạnh vào lĩnh vực này.

Nhận thức được tiềm năng phát triển của các ngành dịch vụ trong tương lai, chi nhánh đã giải ngân nhiều dự án khả thi, mang lại hiệu quả cao cho các khách hàng như Công ty du lịch Hương giang, hãng taxi Mai Linh … là những đơn vị thuộc vào nhóm khách hàng lớn, khách hàng truyền thống của chi nhánh. Bên cạnh đó dư nợ ngành Nông –lâm-ngư nghiệp và các nghành khác cũng có tăng giảm nhưng không đáng kể. Trong tương lai khi kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu con người ngày càng tăng cao thì hoạt động phục vụ cho các cá nhân và cộng đồng cũng sẽ diễn ra sôi nỗi hơn.

Nợ quá hạn

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng tại ngân hàng đông á chi nhánh huế (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w