Các phương pháp chọn cặp và ghép đôi giao phố i

Một phần của tài liệu Giáo trình chăn nuôi dê (Trang 43 - 45)

II. CHỌN LỌC, CHỌN CẶP VÀ NHÂN GIỐNG TRONG CÔNG TÁC GIỐNG DÊ

2.3.Các phương pháp chọn cặp và ghép đôi giao phố i

2.3. Chn cp

Mục đích của chọn cặp là nhằm đạt được trong mỗi thế hệ sau của con vật đều có chất lượng tương đương hoặc cao hơn đời bố mẹ. Phương pháp chọn cặp được áp dụng tuỳ theo từng cơ sở: nếu là cơ sở giống thường áp dụng phương pháp chọn cặp cá thể, nếu ở các cơ sở sản xuất thì áp dụng phương pháp chọn cặp theo nhóm hoặc theo cấp.

Khi chọn lọc theo cá thể dựa theo các nguyên tắc sau đây:

- Chọn những dê đực có năng suất cao ghép với dễ gái có năng suất cao nhất theo hướng sản xuất đã định. để có được đời sau có năng suất cao và tính di truyền ổn định.

- Chọn những dê đực thuộc những nhóm thích hợp, ghép với những dê cái tuy không đáp ứng hướng sản xuất đã định nhưng có một số tính trạng xuất sắc về chất lượng. Ví dụ: Khối lượng cao, lông dày và dài, mắn đẻ...). Mục đích là tạo ra đời con duy trì được chất lượng các tính trạng xuất sắc của dê mẹ, đồng thời phát huy được các tính trạng chưa biểu hiện đầy đủ ở con mẹ.

Kết quả của việc nhân giống và cải tiến giống phụ thuộc rất nhiều vào việc chọn cặp ghép đôi dê đực với dê cái.

2.3.2. Phương pháp ghép đôi, nhân ging

- Nhân giống thuần chủng: ở các trại giống khi nhân giống thuần chủng người ta tiến hành ghép đôi những con đực tốt với những con cái năng suất cao trong cùng một giông. Việc nhân giống này được tiến hành theo một hệ thống các tính trạng quan trọng nhất, có ý nghĩa về mặt sinh học và kinh tế. Khi nhân giống thuần chủng nhất thiết phải sử dụng những đực giống phối với những con cái giống khác bố mẹ và ông bà để tránh đồng huyết.

- Lai tạo: là phương pháp thường áp dụng trong chăn nuôi nói chung và chăn

nuôi dê nói riêng. Đó là quá trình sử dụng những con đực của giống này phối với những con cái của giống khác tạo ra con lai các thế hệ khác nhau. Tùy theo mục đích sản xuất mà người ta có thể tiến hành lai tạo theo các phương thức và cố định chúng ở mức độ lai khác nhau như: lai kinh tế, lai luân chuyển, lai cấp tốn, lai cải tạo.... Quá trình lai đã tạo điều kiện phối hợp tính di truyền khác nhau để thúc đẩy và củng cố thể chất, tăng cường sức sống và nâng cao năng suất của con lai.

Việt Nam đã sử dụng dê đực Bách Thảo, Jumnapari, Beetal, Barbari lai ở dê cái cỏ cho con lai theo hướng sữa - thịt, hoặc đực Saanen, Alpine lai với cái Bách Thảo theo hướng sữa, thể đều cho kết quả tốt.

Một phần của tài liệu Giáo trình chăn nuôi dê (Trang 43 - 45)