KỸ THUẬT QUẢN LÝ ĐÀN DÊ

Một phần của tài liệu Giáo trình chăn nuôi dê (Trang 91 - 94)

Các biện pháp kỹ thuật trong quá trình quản lý chăm sóc đàn dê rất quan trọng, nó quyết định sự thành công của nghề chăn nuôi dê. Dưới đây là một số biện pháp quản lý chăm sóc rất có ý nghĩa trong chăn nuôi dê.

2.1. Đánh dấu

Đánh dấu cho dê giúp cho người chăn nuôi biết được lai lịch của con vật, xây dựng kế hoạch chọn lọc và loại thải, tiêm phòng… được dễ dàng thuận lợi, vì vậy sau khi sinh dê con cần được đánh dấu. Có các phương pháp đánh dấu như sau:

- Thẻ đeo tai: được làm bằng chất dẻo hoặc kim loại màu và được đánh số trên đó. Các thẻ này có cấu tạo đặc biệt để có thể bấm và ghim chặt vào tay con vật hoặc dùi thủng tai bằng loại dùi lỗ tai nhỏ, sau đó bôi cồn Iod vào vết thương, khi \rết thương lành thì đeo thẻ vào tai (xem hình vẽ).

- Thẻ đeo cổ: Thay cho việc bấm vào tai, các thẻ đánh số được đeo vào cổ bằng các dây xích.

- Xăm tai: Xăm tai rất đơn giản, có thể dùng một kim thông dụng hoặc dụng cụ xăm tai đặc biệt (kìm có khắc số hiệu), có thể xăm vào tai hoặc xăm vào phần mềm của một bên gốc đuôi.

Cách làm: Vệ sinh sạch sẽ vị trí xăm rồi dùng dụng cụ in số xăm (bằng số hoặc bằng chữ cái). Sau đó chọc thủng các lỗ đã đánh dấu bằng kim hoặc máy xăm, dùng tay sát mực xăm lên lỗ thủng.

- Cắt số tai: có thể dùng kẻo hoặc kìm bấm tai để cắt số tai theo qui định về các số hàng trăm. hàng chục và hàng đơn vị (xem hình vẽ).

2.2. Khử sừng non

Đốt sừng để dê không gây nguy hiểm cho con khác hoặc cho người nuôi dưỡng chăm sóc nó, vì vậy nên đốt sừng sớm khi dê được 1 tuần tuổi. Không phải dê con nào sinh ra cũng có sừng, vì vậy phải xác định xem dê con sinh ra có mọc sừng hay không bằng cách sờ tay cảm giác ở da trên đỉnh đầu dê: Nếu da dễ dàng địch chuyển thì dê không mọc sừng, còn nếu thấy da đầu cứng và sờ có cảm giác như một các chồi thì dê con đó sẽ mọc sừng.

Cách đốt sừng dê như sau: Cột chặt dê, dùng kẻo cắt lông xung quanh búp sừng rộng khoảng chừng 1 đồng xu (có thể nhìn thấy búp sừng nhỏ xíu). Dùng dùi sắt đã nung đỏ đặt lên trên búp sừng rồi di chuyển dùi theo vòng tròn và ấn nhẹ, làm như vậy khoảng chừng 6 - 10 giây, tuỳ theo kích thước và sự phát triển của sừng. Phải làm hết sức cẩn thận, tránh dùi sắt chạm vào những phần khác trên cơ thể dê và kể cả người đốt sừng Sau đó bôi Vazơlin cacbonat vào chỗ đốt (xem hình vẽ).

Khi làm xong sẽ nhìn thấy một vòng tròn vàng xung quanh sừng dê. Nếu xung quanh sừng dê vẫn có màu đen thì phải đốt lại. Nếu da bị rách hoặc xương lộ ra nghĩa là ấn dùi quá mạnh hoặc quá lâu.

Đối với dê già, nếu muốn cắt sừng thì có thể cắt bằng cưa sắt và cắt sát vào đầu. sau đó dùng dùi nung để đốt nhằm hạn chế chảy máu.

Sau khí đốt sừng, cần phải tiếp tục kiểm tra sau đó một vài tuần để đảm bảo vùng bị đốt không bị nhiễm trùng.

2.3. Thiến hoạn

Tất cả các dê đực mà không dùng làm giống thì cần được thiến càng sớm càng tốt. Thời điểm thiến dê tốt nhất là 1 tuần tuổi. Khi thiến, một người giữ chặt bốn chân để dê nằm ngửa, rửa sạch bĩu dịch hoàn và vùng xung quanh bằng cồn Iod. Có hai cách thiến dê đực:

- Phương pháp thiến chóp: Cắt vào vùng đầu của bìu dịch hoàn rồi nặn dịch hoàn ra qua lỗ cắt. Có thể kẻo cả hai hoặc từng dịch hoàn một ra và dùng tranh kẹp chặt thừng dịch hoàn, xoắn vặn bằng tay cho đến khi thừng dịch hoàn đứt hẳn.

- Phương pháp rạch đường giữa: Rạch một đường thẳng giữa hai bĩu dịch hoàn, sau đó dùng đầu dao thiến trích sang từng bên một để nặn dịch hoàn ra và xoắn vặn dịch hoàn như trên.

Trong cả hai phương pháp, sau khi làm xong thì sát trùng vết thương bằng cồn loa và rắc bột Sulfamid, bột Tetracycline vào trong hoặc bôi nhựa thông xung quanh vết thương. Vết thương sẽ lành trong vòng 1 đến 2 tuần sau khi thiến.

2.4. Gọt móng guốc

Móng guốc phát triển dài ra làm cho dê đau, đi lại khó khăn, do vậy việc gọt sửa móng guốc cho dê là một quy trình chính thức trong chăn nuôi dê. Thông thường móng guốc dê được tiến hành gọt sửa 2 - 3 tháng/lần.

Cách làm buộc chặt dê, kiểm tra móng, dùng dao gọt bỏ phần móng dài, cong hoặc vỡ dập (chú ý không được gọt quá sâu vào phần mềm sẽ gây chảy máu chân dê). Cắt cho đến khi móng và gót có độ dày bằng nhau và cắt phẳng móng (xem hình vẽ).

2.5. Cho uống thuốc

Khi cho dê uống các loại thuốc nước (như thuốc tẩy giun sán, kháng sinh, thuốc nam...) phải lưu ý làm đúng kỹ thuật và cẩn thận, tránh không cho thuốc vào khí quản, vào phổi có thể gây nghẹt thở và gây tử vong.

Cách làm: Đổ thuốc đã chuẩn bị sẵn vào 1 chai nhỏ có vỏ cứng, dồn dễ vào một góc rồi đứng dạng chân cưỡi lên dê, giữ chặt đầu dê bằng hai đầu gối. Sau đó dùng một tay nâng đầu dê lên và để hơi nghiêng về một bên, đưa bình thuốc vào miệng, từ từ đổ vào tận cổ họng cho dê. Nếu khi đang uống thấy dê bị ho phải dừng lại ngay và lắc đầu dê sang hai bên. khi hết ho mới cho uống tiếp đến khi kết thúc.

Nếu dùng xilanh sắt cho uống thuốc, phải bơm từ từ để dê không bị sặc.

2.6. Ghi chép sổ sách và lập phiếu theo dõi năng suất giống dê

Trong chăn nuôi dê, việc ghi chép sổ sách và lập phiếu theo dõi để quản lý đàn gia súc phân loại gia súc, theo dõi sản phẩm thu hoạch hàng ngày, hàng tháng và trong năm (sữa lông dê), khả năng sinh sản, sinh trưởng phát triển, tình trạng bệnh tật tiêu thụ thức án là một công việc rất quan trọng.

Việc ghi chép này phải được tiến hành hàng ngày và theo dõi tỷ mỉ để có thể quản lý được mọi vấn đề trong đàn dê. Trên cơ sở đó, người chăn nuôi có thể thống kê, phân tích số liệu trong từng tháng, từng quý hoặc cả năm. Qua đó giúp người chăn nuôi nắm bắt được và quyết định được những vấn đề cần thiết để có thể phát triển đàn dê một cách tích cực và chủ động trong thời gian tập theo. Đặc biệt với các cơ sở giống, để theo dõi dược năng suất giống dê làm cơ sở chọn lọc giống, chúng ta cần ghi chép số liệu theo dõi theo hệ thống biểu mẫu nhất định. Có thể tham khảo một số biểu mẫu trong phần phụ lục.

III. CHUỒNG NUÔI DÊ 3.1. Một số yêu cầu chung

Một phần của tài liệu Giáo trình chăn nuôi dê (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)