Nguồn thức ăn cho dê

Một phần của tài liệu Giáo trình chăn nuôi dê (Trang 58 - 61)

II. THỨC ĂN CHO DÊ

2.1. Nguồn thức ăn cho dê

Do có khả năng ăn tạp nên nguồn thức ăn cung cấp cho dê rất phong phú, cỏ và các loại lá cây, phế phụ phẩm đã qua chế biến...là có thể thoả mãn yêu cầu phát triển đàn dê. Để phát triển tốt chăn nuôi dê trong điều kiện hiện nay ở nước ta, chúng ta cần phải tận dụng triệt để các nguồn thức ăn trong thiên nhiên, đặc biệt là bãi chăn thả ở các vùng đồi núi không có khả năng canh tác. Kết hợp với việc trồng các loại cây thức ăn với các loại cây nông nghiệp, lâm nghiệp phù hợp. Tăng cường và tận dụng các phế phụ phẩm của ngành trồng trọt, công nghiệp chế biến (rượu, bia, mía đường…)đảm bảo cung cấp đầy đủ số lượng và chất lượng thức ăn cho đàn dê trong các mùa vụ khác nhau, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Về mùa khô có thể chế biến và cung cấp các loại thức ăn dự trữ cho dê như: cỏ khô, thức ăn ủ chua, mía cây, ra mật đường và các loại thức ăn bổ sung khác như thức ăn tinh, củ quả muối, khoáng đa vi lượng…

Hiện nay ở một số địa phương, ngoài việc tận dụng thức ăn sẵn có còn tiến hành trồng các cây thức ăn thích hợp cho dê, nghiên cứu tận dụng các nguồn phế phụ phẩm khác như bã sắn, bã bia, thân cây ngô, ngọn lá sắn khi thu hoạch, lá mít, cỏ các loại và cây đậu phơi khô cho dê cái chửa và dê sữa án đạt kết quả tốt.

2.1.1.. Thc ăn thô

Đây là nguồn thức ăn chính cung cấp cho dê bao gồm rất nhiều loại cây, lá, cỏ khác nhau, thường có tỷ lệ nước cao (65 - 85%).Có thể phân ra một số nhóm cây thức ăn chính như sau:

- Cỏ hoà thảo: là loại có giá trị dinh dưỡng không cao lắm nhưng lại là nguồn thức ăn dồi dào nhất cung cấp cho dê trong các phương thức nuôi dưỡng khác nhau. Cỏ hoà thảo có tỷ lệ xơ thô 27 - 37% VCK, tỷ lệ protein thô từ 7,5 - 14,5% VCK.

- Cỏ họ đậu: là loại thức ăn thô giàu đạm và vitamin, bao gồm các cây họ đậu thân gỗ thân thảo, thân bụi, dây leo. Những cây dê rất thích ăn như: cây so đũa. cây keo dậu, cây đậu công… Trong bột lá keo dậu có chứa tới 26 - 28% protein thôi

- Các loại rau, bèo: có hàm lượng VCK thấp (7 - 11 cm) nhưng khá giàu đạm (12 - 25% tính theo VCK) như rau muống, rau lang, rau lấp…

2.1.2. Thc ăn c, qu

Đây là loại thức ăn có hàm lượng tinh bột cao nhưng nghèo đạm và lipit, ít xơ (hàm lượng VCK của khoai lang củ là 27 - 29%). Củ quả là nguồn thức ăn cung cấp nhiều nước và năng lượng cho dê, một số loại củ quả rất giàu vitamin A như cà rốt, bí đỏ. Một số loại củ quả có chứa nhiều độc tố như củ sắn chứa axit HCN, vì vậy khi cho dê ăn cần phải xử lý trước và cho ăn với số lượng hạn chế

2.1.3. Thc ăn ht (thc ăn tinh)

Nguồn thức ăn này bao gồm:

Hạt hoà thảo (thóc, ngô, cao lương) có thành phần dinh dưỡng chính là bột đường (70 - 80%), có tỷ lệ đạm thấp (6 - 12%), xơ thấp (1,5 - 3,5%).

Loại thứ hai là hạt họ dậu, loại hạt này rất giàu đạm do đó nó là nguồn thức ăn bổ sung đạm trong phối hợp khẩu phần. Trong đó phổ biến là dùng hạt đậu tương dưới dạng bột đậu hoặc khô dầu đậu tương, dùng trong thức ăn tập ăn cho dê con và bổ sung đạm cho dê sữa.

Hạt lạc: chủ yếu dùng dưới dạng khô dầu lạc cho dê sữa hoặc dê thịt ỗ béo.

2.1.4. Thc ăn phế ph phm công - nông nghip

Bao gồm các sản phẩm phụ của ngành công nghiệp chế biến lương thực và thực phẩm của các nhà máy xay sát, nhà máy bia, nhà máy đường, rượu cho ra các sản phẩm như:

- Cám: bao gồm cám gạo, cám mì, cám ngô có hàm lượng VCK cao (85 - 90%), sử dụng làm nguyên liệu phối hợp (từ 10 - 45%) trong khẩu phần hỗn hợp thức ăn tinh cho dê thịt, sữa

- Bã: Bã đậu phụ, đậu xanh, bã rượu bã bia… Bã ướt có tỷ lệ nước cao, đạm thô thấp, bã khô thì ngược lại. Dùng để phối hợp khâu phần môn hợp thức ăn tinh, bổ sung thức ăn giàu đạm và vitamin.

- Rỉ mật đường: Là thức ăn giàu năng lượng, bổ sung trong khẩu phần thức ăn thô khô nghèo năng lượng, hoặc dưới dạng tảng liếm.

Ngoài ra còn một số sản phẩm phụ của ngành trồng trọt như: rơm, rạ, thân lá lạc, đỗ, bã mía. Sử dụng làm thức ăn khô dự trữ hoặc ủ chua, bổ sung trong khẩu phần cho dê vào vụ đông.

Ngoài những nguồn thức ăn chính trên đây, có thể sử dụng thêm một số loại thức ăn bổ sung cho dê như khoáng,vitamin, bột xương, bột bỏ sò, muối ăn.

Trong các loại thức ăn trên, có một số loại thường được sử dụng trong chăn nuôi dê như sau:

+ Ngô: ngô được xin vào loại giàu dinh dưỡng, ít chất xơ và nhiều chất béo hơn bất cứ loại hạt ngũ cốc nào khác (trừ kiêu mạch) và chứa 8 - 9% protein thô. Nó chứa nhiều tiền vitamin A và các hợp chất màu vàng, rất cần cho động vật, tuy nhiên: trong ngô thường thích protein và khoáng do đó khi sử dụng ngô cần phải bổ sung thêm bằng các nguồn thức ăn khác.

+ Cám ngô: là sản phẩm phụ bao gồm những phần hạt đỡ của ngô, kể cả phôi ngô nên giàu protein (10 - 12%)

+ Cám gạo: cám gạo nhỏ có chất lượng tốt, giàu chất béo và chứa xấp xỉ 11 do protein thô.

+ Cao lương: thành phần dinh dưỡng giống ngô nhưng hàm lượng chất béo thấp hơn, hàm lượng protein từ 5-9%. Do đó, đây là loại thức ăn rất tốt cho chăn nuôi và có thể thay thế ngô khi giá ngô tăng cao.

+ Khô dầu dừa: là sản phẩm sau khi ép dầu, có hàm lượng cacbonhydrat cao, nhưng thường được sử dụng để bổ sung protein, bởi vì có hàm lượng protein cao (21%).

+ Khô dầu đậu tương: Có chứa hàm lượng protein rất cao lên tới 44%, đồng thời cũng là nguồn thức ăn giàu năng lượng, cho nên thường được sử dụng để bổ sung protein và năng lượng trong khẩu phần ăn.

+ Rỉ mật: là nguồn thức ăn cung cấp Cacbonhydrat, có hàm lượng protein thấp (3%).

+ Bột lá cây keo dậu: chứa 26-28% protein thô. Đây cũng là nguồn thức ăn giàu vitamin A.

Thành phn dinh dưỡng ca mt s loi thc ăn cho dê (%)

Loại thức ăn DM DN CP DP

Thức ăn tinh

- Khô dầu dừa 89,6 78,5 206 14,5

- Hạt ngô 88,8 84,2 8,1 7,7

- Cám gạo 92,0 69,1 12,3 8,3

- Khô dầu đậu tương 88,4 76,0 44,0 41,0 - Rỉ mật 76,3 53,6 2,0 0,4 - Bột ngô 91,0 72,1 10,5 5,6 Bột lá keo đậu - - 26,0 - 28,0 - Thức ăn khoáng Ca P - Bột xương 28,0 140 -Bột Ca3(PO4)2(TCP) 26,0 180 - Vỏ sò 33,0 -

Chú thích: DM = Dry matter (Vật chất khô); DN = Digestable (Các chất dinh dưỡng có khả năng tiêu hóa); CP = Crude protein (Protein thô); DP = Degestive protein (Protein tiêu

hóa); TCP = Tricanxi photphat.

Một phần của tài liệu Giáo trình chăn nuôi dê (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)