QUY TRÌNH VỆ SINH THÚ Y PHÒNG TRỪ DỊCH BỆNH CHO DÊ

Một phần của tài liệu Giáo trình chăn nuôi dê (Trang 102 - 104)

III. CHUỒNG NUÔI DÊ

1. QUY TRÌNH VỆ SINH THÚ Y PHÒNG TRỪ DỊCH BỆNH CHO DÊ

Trong một trại nuôi dê, công tác vệ sinh phòng trừ dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ cho đàn dê và của cả cán bộ thú y và của người chăn nuôi. Khi công tác này được làm tốt, đàn dê khoẻ mạnh sẽ cho năng suất cao, hiệu quả chăn nuôi cao. Cho nên, ngoài việc tuân thủ qui trình vệ sinh, việc phát hiện kịp thời các dấu hiệu của bệnh tật và phòng trị sớm, tránh được sự lây lan của bệnh là rất cần thiết, khống chế được thiệt hại về kinh tế do hậu quả của bệnh tật gây nên.

Chính vì vậy, trong một trại dê cần xây dựng một bản nội quy phòng trừ dịch bệnh, những người nuôi dê cần phải thực hiện tốt các biện pháp thú y để phát hiện kịp thời các biểu hiện bệnh lý, phòng bệnh hợp lý và biết điều trị bệnh trong quá trình chăn nuôi. Muốn vậy, người chăn.nuôi phải nắm được các triệu chứng lâm sàng điển hình của một dê khoẻ hoặc ốm để kiểm tra và có phương pháp phòng bệnh cho dê

1.1. Kiểm tra biểu hiện lâm sàng của dê

Khi dê mắc bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng lâm sàng cho thấy sự thay đổi về tình trạng sức khoẻ, có thể được mô tả trên một số biểu hiện cơ bản như sau.

Những triệu chứng lâm sàng của dê khi mắc bệnh

Dê khoẻ Dê ốm

- Linh hoạt và tỉnh táo. ăn ngon miệng - Nhai lại và nhu động da cỏ bình thường (1 - 2 lần/phút)

- Lông mượt và da nhẵn. - Thân nhiệt binh thường: Từ 38 - 39,50C (Sáng sớm) Từ 39,5 - 40,50C (Ban ngày) - Nhịp thở bình thường: 12 - 15 1ầntphút (dê hậu bị, trưởng thành) 15 - 30 1ần/phút (dê non) - Kết mạc mắt và niêm mạc mồm màu hồng.

- Phân bình thường, cứng và dạng viên

- Uể oan cúi đầu, bỏăn.

- Ngừng nhai lại và nhu động dạ cỏ yếu hoặc ngừng hẳn

- Lông xù (lông dựng đứng) - Sốt

Thân nhiệt trên 40 - 410C.

- Dê khó thở, ho, hoặc tăng nhịp thở (thở

gấp), tuỳ theo loại bệnh và mức độ mắc bệnh.

- Kết mạc mắt và niêm mạc mồm thay đổi:

+ Nhợt nhạt (thiếu máu do ký sinh trùng

+ Tím bầm (bị trúng độc)

+ Vàng (bệnh về gan)

+ Đỏ thẫm (bệnh truyền nhiễm) - Ỉa chảy: phân nhão, lỏng

Phương pháp kiểm tra một số chỉ tiêu sinh lý của cơ thể. Dùng nhiệt kế để đo thân nhiệt của dê qua hậu môn trong 3 - 5 phút, đếm nhịp thở, nhịp tim mạch và nhu động dạ cỏ của dê ở trạng thái hoàn toàn yên tĩnh trong vòng 1 - 2 phút

1.2. Phương pháp vệ sinh phòng bệnh cho đàn dê

1.2.1. Vệ sinh chung cho đàn dê

- Chuồng trại, cũi lồng phải vệ sinh hàng ngày sạch sẽ, định kỳ tổng tẩy uế sát trùng, tiêu độc chuồng trại mỗi tháng một lần.

- Chuồng trại phải có hàng rào bảo vệ, có hố sát trùng ở cổng ra vào và ở đầu chuồng nuôi. Có hố ủ phân riêng hoặc hầm Bioga.

- Chuồng trại phải được xây dựng ở nơi khô ráo, chống mưa hắt vào chuồng tránh cho dê không bị ướt và đảm bảo độ thông thoáng, không ngột ngạt, đông ấm, hè máy.

- Hàng ngày phải kiểm tra số lượng đàn và tình trạng bệnh tật của từng con. Thường xuyên kiểm tra ve, ghẻ và giun sán. Mỗi năm hai lần tẩy phòng các bệnh giun sán (trước và sau mùa mưa), tốt nhất là mỗi quý tẩy 1 lần.

- Định kỳ tiêm phòng một số bệnh truyền nhiễm bằng vacxin như: Bệnh tụ huyết trùng, nhiệt thán, bệnh đậu, viêm loét miệng truyền nhiễm, lở mồm long móng...

- Cho uống nước sạch và không được cho ăn thức ăn thối mốc, cỏ ướt, để tránh mắc bệnh ỉa chảy, chướng bụng đầy hơn

- Cung cấp tảng liếm cho tất cả các loại dê để bổ sung khoáng đa - vi lượng, muối phòng các bệnh do thiếu khoáng

- Định kỳ cắt móng chân cho dê để tránh các bệnh về móng như: viêm nhiễm, thối móng...

- Cấm người không có trách nhiệm ra vào trại, cấm mang các sản phẩm chăn nuôi, các gia súc không được kiểm định từ ngoài vào trại.

1.2.2. V sinh cho dê m

- Khi dê ốm đau, phải nuôi cách ly và điều trị kịp thời

- Dê ốm không nên chăn thả để quản lý mắm bệnh. Lồng chuồng dê ốm được sát trùng hàng ngày. Phải có găng tay và quần áo, giầy, ủng bảo hộ cho người khi tiếp xúc, chăm sóc, điều trị cho dê ốm. Sau đó phải được sát trùng tay chân trước khi rời chuồng dê ốm để tránh lây lan bệnh tật khi tiếp xúc với dê khoẻ.

- Nhốt cách ly những con mắc các bệnh truyền nhiễm ít nhất hai tuần sau khi khỏi bệnh để tránh lây nhiễm cho các con khác.

- Bồi dưỡng sức khoẻ cho dê ốm bằng cách cho ăn uống đầy đủ hơn và bổ sung thêm khoáng, vitamin trong khẩu phần, đặc biệt là đối với dê mắc bệnh ỉa chảy.

Trường hợp bị ỉa chảy nặng kéo dài vài ngày phải tiếp nước và chất diện giát, đảm bảo sự cân bằng các chất điện giải trong cơ thể để tránh tử vong.

- Những con chết phải chôn sâu với thuốc khử trùng sau khi đã khám nghiệm kỹ càng để tìm hiểu nguyên nhân.

1.2.3. Phòng tr dch bnh

Cùng với công tác giống và thức ăn, công tác thú y phòng trừ dịch bệnh đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển đàn dê, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi dê. Cần kết hợp giữa các Trạm thú y với các Công ty thuốc thú y, Viện nghiên cứu để cung cấp thông tin về tình hình bệnh tật và các loại thuốc cho các hộ chăn nuôi trong việc phòng bệnh, chữa bệnh kịp thời. Trước hết phải đảm bảo vệ sinh cho đàn dê bằng cách cho dê ăn thức ăn sạch và uống nước sạch, đầy đủ hàng ngày, chuồng trại đảm bảo vệ sinh. Hàng năm tiêm phòng 3 loại vacxin cho dê là tụ huyết trùng, viêm ruột hoại tử và lở mồm long mómg, tẩy giun sán cho đàn dê 2 lần/năm.

- Sử dụng vacxin: Mặc dù chăn nuôi tốt nhưng bệnh tật vẫn có thể xảy ra trong mọi thời điểm ở tlcn đàn dê, do đó việc sử dụng vacxin phòng bệnh và thuốc điều trị phù hợp là điều cần thiết để giảm được thiết hại trong chăn nuôi.

Vacxin là một loại chế phẩm chứa mầm bệnh đã chết hoặc nhược độc, giúp cơ thể tạo ra kháng lúc. tăng cường sức đề kháng chủ động chống lại bệnh tật. Vacxin cần phải được lo quán trong tủ lạnh ở nhiệt độ nhất định (trong khoảng 2 - 80C), nếu ở nhiệt độ cao nó sẽ mất hiệu lực gây miễn dịch Vacxin phải dược cán bộ thú y trực tiếp tiêm phòng. Sau khi tiêm phòng một thời gian nhất định. cơ thể gia súc sẽ sản sinh kháng thể, tăng khả năng miễn dịch chủ động đối với các bệnh tương ứng. Thời gian miễn dịch dài hay ngắn tuỳ thuộc vào từng loại vacxin và khi thời gian miễn dịch giảm cần tiêm phòng lặp lại

- Sử dụng thuốc kháng sinh: Những bệnh truyền nhiễm hoặc nhiễm trùng được điều trị bằng kháng sinh sẽ giúp cho con vật mau khỏi bệnh. Tốt nhất nên để cho người có chuyên môn điều trị bệnh và phải tuân theo nguyên tắc cơ bản sau: Kháng sinh chỉ điều trị được những bệnh do vi khuẩn gây nên, không có tác dụng với vi rút. Nếu dùng kháng sinh điều trị được 2 ngày mà bệnh vẫn không có dấu hiệu khỏi thì phải đổi sang loại khác là phải điều trị liên tục từ 4 - 5 ngày trở lên.

Điều quan trọng phải lưu ý là sau khi sử dụng kháng sinh, thuốc tẩy giun sán và hoá chất kháng ký sinh trùng thì sữa và thịt của con gia súc đó không được sử dụng cho người ăn trong thời gian ít nhất là 3 - 7 ngày hoặc lâu hơn.

Một phần của tài liệu Giáo trình chăn nuôi dê (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)