CÁC PHƯƠNG THỨC CHĂN NUÔI DÊ

Một phần của tài liệu Giáo trình chăn nuôi dê (Trang 88 - 91)

Phương thức chăn nuôi dê được thể hiện bằng chế độ nuôi dưỡng và biện pháp quản lý đàn dê trong suất quá trình chăn nuôi. Tuỳ theo điều kiện cụ thể về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội... chúng ta có thể áp dụng một trong các phương thức chăn nuôi sau đây:

1.1. Phương thức nuôi nhốt (thâm canh)

Phương thức này áp dụng với dê nuôi lấy sữa hoặc kiêm dụng sữa - thịt, chuyên thịt, nhất là ở những vùng không có điều kiện chăn thả. Dê được nuôi nhốt trong chuồng hoàn toàn và được đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo từng thời kỳ sản xuất. Chuồng trại nuôi dê thâm canh được thiết kế phù hợp theo từng loại dê, được phân loại theo giai đoạn cho sữa, tuổi, lính biệt.... do đó có nhiều thuận lợi cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý, nhất là đối với những dàn dê có số lượng lớn.

Nguồn thức ăn nuôi dê thâm canh bao gồm: Thức ăn anh hỗn hợp giàu dinh dưỡng, rỉ mật đường, tảng liếm bổ sung khoáng và muối ăn. Thức ăn thô gồm lá cây, cỏ tự nhiên hoặc cỏ trồng như cỏ Voi, cỏ Ghinê, cây họ đậu (keo dậu, đậu công), chè đại Colombia (Trichantera Ghigantea), rơm, cỏ khô, mía cây, các phế phụ phẩm nông nghiệp và công nghiệp chế biến thực phẩm khác...

- Ưu điểm :

+ Dê ít bị cảm nhiễm giun sán do ít tiếp xúc với bãi chăn

+ Dê có khả năng sinh trưởng và tiết sữa cao hơn do chúng sử dụng hữu hiệu hơn nguồn năng lượng thu nhận hàng ngày bởi ít vận động.

+ Đòi hỏi diện tích đất đồng cỏ ít: ước tính 1/4 ha đồng cỏ có thể nuôi được 6 dê cái và 1 dê đực. Nhưng nếu trong điều kiện đồng cỏ được thâm canh cao, đất tốt và cây thức ăn phong phú, 1/4 ha đồng cỏ có thể nuôi dược 15 dê cái và 1 dê đực.

+ Khả năng thu nhận thức ăn của dê tốt hơn, chúng có thể ăn tất cả các loại thức ăn mà ta cung cấp, dê được bổ sung thức ăn đủ theo nhu cầu hàng ngày. Người chăn nuôi quản lý đàn gia súc chặt chẽ hơn vì việc kiểm tra theo dõi được thực hiện dễ dàng trong chuồng nuôi.

- Nhược điểm:

+ Việc xây dựng chuồng trại sẽ tốn kém vì phải sử dụng nhiều vật liệu xây dựng.

1.2. Phương thức chăn thả (quảng canh)

Phương thức này được áp dụng ở những nơi có đồi bãi rộng, rừng cây nhiều. Dê được chăn thả hoàn toàn trên đồng cỏ khoảng 8 giờ/ngày, chúng tự tìm kiếm thức ăn và chọn lọc các loại thức ăn mà chúng ưa thích, dê chỉ ở trong chuồng khi thời tiết xấu, mưa bão. Dê có thể được nuôi nhốt chung một đàn trong cùng chuồng hoặc chia lô, phân đàn theo từng nhóm. Phương thức này thường được áp dụng với chăn nuôi dê lai và dê địa phương lấy thịt. Dê nuôi quảng canh sẽ cho năng suất thấp nhưng vốn đầu tư về giống và thức ăn cũng sẽ thấp.

- Ưu điểm:

+ Thức ăn trên đồng cỏ luôn xanh tươi vì vậy dê thích ăn hơn, khi chăn thả thì dê được vận động nhiều hơn.

+ Không tốn nhiều công lao động như phương thức nuôi thâm canh.

+ Chi phí xây dựng chuồng trại rẻ hơn vì thiết kế chuồng trại đơn giản, dễ làm và có thể sử dụng các vật liệu rẻ tiền, sẵn có ở địa phương

- Nhược điểm:

+ Việc quản lý đàn dê khó khăn, công tác giống không được tiến hành theo cá thể.

+ Dê rất hay bị nhiễm nội, ngoại ký sinh trùng, nhất là khi dê được chăn thả trên các bãi chăn không đảm bảo dịch tễ.

+ Khi trời mưa bão kéo dài, dê sẽ bị đói nếu không có nguồn thức ăn bổ sung dự trữ.

+ Năng suất chăn nuôi thấp, diện tích bãi chăn đòi hỏi phải rộng: diện tích 1/2 ha nuôi được 6 dê cái và 1 dê đực.

+ Dê dễ bị các loài vật khác tấn công khi chăn thả hoặc bị bắt. Nếu làm hàng rào bảo vệ thì rất tốn kém do diện tích rộng.

1.3. Phương thức bán thâm canh

Đây là phương thức nuôi dê khá phổ biến và phù hợp trong điều kiện chăn nuôi ở nước ta. Dê có thể được nuôi theo phương pháp xích buộc gần nhà hoặc nuôi nhốt kết hợp với chăn thả. Ngoài nguồn thức ăn tự nhiên trên đồng dê tự kiếm em được. chúng còn được cho ăn thêm thức ăn vào ban đêm như thức ăn tinh hỗn hợp, thức ăn củ quả thức ăn bổ sung khoáng, vitamin, muối, cỏ, lá các loại và phế phụ phẩm nông nghiệp khác.

Với phương thức này, người chăn nuôi có thể quản lý cá thể được đối với hướng nuôi dê kiêm dụng sữa - thịt trong quy mô nhỏ.

1.4. Phương thức nuôi dê kết hợp trên mô hình SALT-2

Đây là phương thức kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi trên đất dốc do Trung tâm phát triển Nông thôn Midanao (Philippin) xây dựng, gọi tắt là mô hình SALT-2 (Simple - Agro - Livestock - Technoogy). Đó là sự kết hợp giữa mô hình SALT (Sloping - Agricultural - Lang - Technology) với chăn nuôi dê. Mục đích của SALT - 2 là thiết lập một hệ thống sản xuất có hiệu quả trên một diện tích đất hạn chế chỉ khoảng 3/4 ha.

Mô hình SALT - 2 được xây dựng là một hệ thống nông lâm kết hợp với chăn nuôi dê, được phân bổ như sau: 20% diện tích đỉnh đồi là dành cho trồng cây lâm nghiệp. 40% diện tích giữa đồi là trồng cây nông nghiệp, 40% diện tích chân đồi để trồng cây thức ăn cho chăn nuôi. Các dường đồng mức ở ngang sườn đồi được trồng các hàng cây họ đậu (tham khảo giáo trình Đồng cỏ- cây thức ăn).

Chuồng dê được xây dựng ở trung tâm của mô hình ở 40% diện tích giữa đồi là đất để trồng cây nông nghiệp, phân bổ như sau: 3/4 diện tích này được trồng cây lâu năm như cà phê, ca cao, chè; 1/4 diện tích còn lại trồng cây ngắn ngày như lạc, ngô, lúa cạn....

Còn lại 40% diện tích cuối đồi dành để trồng cây thức ăn, được phân bổ như sau: 50% diện tích này dược trồng cỏ họ đậu (Desmodium Renzoni và plemingia congesta), 25% diện tích trong cỏ hoà thảo thân đứng (Plemingia macrophylla), 20% diện lích trồng cỏ hoà thảo thân bò (Gliricldia Sepum) và 5% diện tích còn lại trồng cỏ Napier, cỏ Ghinê hoặc những cỏ khác. Phân dê được sử dụng cho trồng cây nông nghiệp và cỏ. Theo như cơ cấu của mô hình SALT - 2, sự luân phiên cây trồng được thực hiện Sau vụ ngô, diện tích này sẽ được trồng cây đậu đỗ. Ngô và dậu đỗ thu hoạch để bán, một phần tiền mặt dùng để mua thức ăn hỗn hợp cho dê, phần còn lại là phần thu nhập thêm của người nông dân.

Một phần của tài liệu Giáo trình chăn nuôi dê (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)