Phương hướng công tác giống dê ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo trình chăn nuôi dê (Trang 48 - 50)

II. CHỌN LỌC, CHỌN CẶP VÀ NHÂN GIỐNG TRONG CÔNG TÁC GIỐNG DÊ

2.7.Phương hướng công tác giống dê ở Việt Nam

- Nhân thuần và chọn lọc phân loại các giống dê hiện có tại nước ta; xây dựng được đàn hạt nhân gốc (đàn ông bà) các giống dê ở Trung tâm giống quốc gia và ở các trại giống dê của các tỉnh, các vùng đồng thời cũng phải tiến hành xây dựng các vùng giống dê nhân dân (đàn hạt nhân mở) ở các khu vực như ở miền Bắc là Hà Tây - Hoà Bình - Ninh Bình; miền Trung là Ninh Thuận - Bình Định - Bình Thuận; miền Nam là Bình Dương - Đồng Nai - Tây Ninh nhằm sản xuất ra được nhiều giống tốt cung cấp cho nhu cầu sản xuất của cả nước

- Tuyển chọn những dê đực giống tốt ở các địa phương, tiến hành trao đổi đực giống giữa các gia đình, các trang trại, các vùng với nhau để tránh hiện tượng giao phối đồng huyết, nâng cao sức sống cho đời con.

- Hiện tại chúng ta có giống dê Bách Thảo có thể đạt yêu cầu xuất khẩu thịt - sữa: thích hợp với khí hậu nhiều vùng trong nước, phù hợp với phương thức chăn nuôi bán công nghiệp và công nghiệp. Do đó, có thể sử dụng đực giống Bách Thảo cho lai với dê cái Cỏ cho ra con lai F1, F2 có tầm vóc, năng suất thịt sữa cao hơn, tạo đàn dê cái nền cho lai tạo với các giống chuyên sữa (Saanen và Alpine), chuyên thịt (Boer) tạo ra

giống dê hướng sữa và hướng thịt của Việt Nam.

- Nhập nội các giống dê sữa và dê thịt cao sản của nước ngoài, nuôi thích nghi, nhân thuần và sử dụng các con đực cho lai tạo với dê các giống kiêm dụng sữa-thịt hiện có như Bách Thảo, Ấn Độ và với dê cái lai F1, F2 giữa chúng với dê Cỏ địa phương để cho ra con lai 2 máu và 3 máu có khả năng sinh trưởng tốt hơn, cho năng suất sữa, thịt cao hơn, đáp ứng được nhu cầu thịt, sữa dê trên thị trường trong nước và nhu cầu xuất khẩu.

Chương IV

NHU CẦU DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHO DÊ

Một phần của tài liệu Giáo trình chăn nuôi dê (Trang 48 - 50)