Định hướng cụ thể

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh tây ninh thời kì hội nhập (Trang 111 - 124)

3.2.2.1. Tăng lượng khách

Định hướng này được xây dựng theo quan điểm: kết hợp nội lực với các điều kiện quốc tế trong đó coi nội lực là nguồn lực phát triển chủ yếu của du lịch Tây Ninh. Trên cơ sở phát triển du lịch của tỉnh giai đoạn 2000- 2010, đưa ra những dự báo đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.

Phương án này được xây dựng có tính đến tác động của các dự án du lịch, dịch vụ đã và sẽ được triển khai tại các khu vực tiềm năng như núi Bà Đen; Toà thánh Cao Đài Tây Ninh, hồ Dầu Tiếng; Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài; Khu công nghiệp Trảng Bàng.. cũng như xu hướng du lịch đường bộ qua Campuchia của thị trường Thái Lan; sự phát triển của các tuyến vận tải Thái Lan – Campuchia - Việt Nam theo đường xuyên Á…; những nỗ lực

của tỉnh trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, các khu du lịch có quy mô lớn, chất lượng dịch vụ cao; những nỗ lực marketing phát triển thị trường;… Phương án này phù hợp với xu thế phát triển chung và đáp ứng được định hướng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh cũng như mục tiêu quy hoạch đặt ra.

Đến năm 2015: Tây Ninh đón 3.568.865 lượt khách, trong đó có 9.000 lượt khách quốc tế; 1.211.600 lượt khách nội địa và khách tham quan Khu DTLS VH núi Bà Đen là 2.373.500 lượt; Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010- 2015 là 3,88%

Đến năm 2020: Tây Ninh đón 4.368.290 lượt khách, trong đó có 27.500 lượt khách quốc tế; 1.605.370 lượt khách nội địa và khách tham quan Khu DTLS VH núi Bà Đen là 2.848.200 lượt; Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015- 2020 là 4,48%.[24]

3.2.2.2. Tăng nguồn thu du lịch

Mức chi tiêu bình quân hàng ngày của khách du lịch đến Tây Ninh được dự báo sẽ tăng lên trong thời gian tới, theo ước tính của ngành chức năng: khách quốc tế tăng từ 50 USD (2010) lên 70 USD (2015) và đạt 120 USD(2020), tốc độ tăng chi tiêu bình quân giai đoạn 2010- 2015 là 6,96% và giai đoạn 2015- 2020 là 11,38%; Khách nội địa tăng từ 30 USD (2010) lên 40 USD (2015) và đạt 60 USD (2020), tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010- 2015 là 5,92%, giai đoạn 2015- 2020 là 8,45% [24]

Trên cơ sở mức chi tiêu bình quân của khách du lịch đến Tây Ninh, doanh thu xã hội từ hoạt động du lịch của Tây Ninh cũng được tăng lên: Doanh thu từ khách du lịch quốc tế tăng từ 0,32 triệu USD (2010) lên 1,58 triệu USD (2015) và đạt 9,9 triệu USD (2020), tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010- 2015 là 37,2%, giai đoạn 2015- 2020 là 44,43%; Doanh thu khách nội địa tăng từ 66,16 triệu USD (2010) lên 146,56 triệu USD (2015) và đạt 210,24 (2020), tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010- 2015 là 14,17 %, giai đoạn 2015- 2020 là 6,19 %

Nguồn doanh thu chủ yếu của du lịch Tây Ninh từ: lưu trú, ăn uống, vận chuyển khách du lịch, hàng lưu niệm, hàng thủ công truyền thống và các dịch vụ khác (tắm hơi, giặt là, karaoke…)

Trong những năm tới khi các sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng hơn và chất lượng cũng được nâng cao thì thời gian lưu trú sẽ dài hơn, mức độ chi tiêu của khách du lịch nội địa và quốc tế cũng sẽ tăng lên tương xứng. Từ đó, doanh thu từ hoạt động du lịch cũng tăng lên nhanh chóng.

Việc chuyển dịch cơ cấu chi tiêu là một yếu tố quan trọng trong kinh doanh du lịch. Có thể thấy rằng khách du lịch đến Tây Ninh dành phần lớn nguồn chi tiêu của mình cho dịch vụ lưu trú và ăn uống. Do vậy, việc cần thiết là đầu tư cho sản xuất các mặt hàng lưu niệm và đầu tư cải tạo, xây mới các khu vui chơi giải trí để có thể hướng cho du khách chi tiêu nhiều hơn vào mua sắm hàng hóa và các dịch vụ vui chơi giải trí.

Theo dự báo của Viện nghiên cứu phát triển du lịch, từ nay đến năm 2020, GDP du lịch cũng như vốn đầu tư cho ngành này không ngừng tăng lên, cụ thể:

- GDP du lịch Tây Ninh đạt 148,14 tr.USD (năm 2015) và 220,14 tr.USD (năm 2020).

- Tỷ trọng đóng góp của ngành Du lịch trong GDP tỉnh đạt 10,55% (năm 2010), 12,5% (năm 2015) và 14,15% (năm 2020).

3.2.2.3. Phát triển các điểm du lịch- tuyến du lịch

Tổ chức không gian du lịch Tây Ninh từ nay đến năm 2020 có thể được định hướng phát triển như sau:

Các khu vực phát triển du lịch trọng điểm:là các khu vực có tiềm năng và vị trí thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch.

Khu vực Núi Bà Đen - Hồ Dầu Tiếng và phụ cận: Ranh giới khu vực bao gồm thị xã Tây Ninh, huyện Hoà Thành và hồ Dầu Tiếng thuộc huyện Dương Minh Châu. Khu vực này được hình thành từ cụm du lịch Thị xã Tây Ninh - núi Bà Đen - hồ Dầu Tiếng theo quy hoạch 1995. Đây sẽ là khu vực có tiềm năng du lịch lớn nhất của tỉnh Tây Ninh do tập trung ba tiềm năng du lịch có giá trị nhất của tỉnh là Khu di tích LSVH núi Bà Đen, Toà Thánh Cao Đài và hồ Dầu Tiếng. Khu vực này sẽ kết hợp khai thác du lịch tâm linh - lễ hội với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch thể thao cao cấp, du lịch cuối tuần…. Hoạt động du lịch sinh thái ở hồ Dầu Tiếng sẽ cung cấp các dịch vụ và sản phẩm du lịch sinh thái hỗ trợ cho các hoạt động du lịch tâm linh, lễ hội ở khu vực núi Bà Đen.

Các sản phẩm chính của khu vực: Du lịch văn hoá: du lịch lễ hội, du lịch tham quan núi Bà Đen, Toà thánh Cao Đài, du lịch tín ngưỡng (hành hương); Du lịch sinh thái: du lịch sinh thái rừng khu vực núi Bà Đen; du lịch sinh thái hồ ở khu vực hồ Dầu Tiếng; Du lịch nghỉ dưỡng: du lịch nghỉ dưỡng tại các đảo trên mặt hồ, du lịch nghỉ dưỡng ở khu vực Ma Thiên Lãnh; Du lịch thể thao bao gồm: thể thao cao cấp (golf, du thuyền…) trên hồ Dầu Tiếng, thể thao nước trên hồ Dầu Tiếng, du lịch mạo hiểm trên núi Bà Đen; Du lịch cuối

tuần bao gồm: du lịch nghỉ cuối tuần trên hồ Dầu Tiếng, du lịch nghỉ cuối tuần ở khu vực núi Bà Đen.

Đây là khu vực cần được ưu tiên bậc nhất ở tỉnh vì mỗi năm khu DT LSVH núi Bà Đen thu hút hơn 2/3 lượng khách du lịch đến Tây Ninh, còn hồ Dầu Tiếng là công trình có tiềm năng rất lớn về du lịch sinh thái, thể thao, giải trí, nghỉ dưỡng cuối tuần… nhưng chưa được đầu tư đúng mức để phục vụ du lịch. Cả hai địa điểm

Bản đồ 3. Định hướng tổ chức không gian tuyến, điểm du lịch

Nguồn: Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch Tây Ninh, năm 2009

trên lại nằm tương đối gần nhau, có thể tạo thành tuyến du lịch hấp dẫn bậc nhất ở Tây Ninh trong thời gian tới.

Khu vực Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát và phụ cận: Khu vực này bao gồm Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát, cửa khẩu Xa Mát và phụ cận. Tiềm năng du lịch chính của khu vực là Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát; Cửa khẩu quốc tế Xa Mát; các di tích lịch sử Cách mạng.

Các loại hình du lịch của khu vực: Du lịch sinh thái: tập trung phát triển ở khu vực Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát: tham quan Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát, cắm trại, nghiên cứu sinh thái học Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát, giáo dục môi trường, đi bộ (trekking) khám phá Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát; Du lịch cửa khẩu: tập trung phát triển ở khu vực cửa khẩu quốc tế với các sản phẩm chính: du lịch mua sắm tại các trung tâm thương mại biên giới, du lịch caravan; Du lịch về nguồn: khai thác tiềm năng và giá trị của các điểm di tích lịch sử cách mạng ở khu vực phía bắc tỉnh như Căn cứ Trung ương Cục Miền Nam; Căn cứ Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam, Ban An ninh Miền… Khu vực sông Vàm Cỏ Đông: tập trung phát triển ở khu vực hai bờ sông Vàm Cỏ Đông đoạn qua huyện Hoà Thành và huyện Châu Thành (từ Gò Chai đến Bến Kéo). Đây là khu vực có lòng sông rộng; hai bên bờ bằng phẳng rộng rãi có khả năng thuận lợi cho việc xây dựng các điểm du lịch, vui chơi giải trí phục vụ nhu cầu của khách du lịch nội tỉnh, khách du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

Loại hình du lịch chính của khu vực là loại hình du lịch mang tính chất sinh thái, vui chơi giải trí bao gồm các loại hình chính sau: Du lịch sinh thái miệt vườn theo mô hình trang trại ven sông;Du lịch cuối tuần; Du lịch vui chơi giải trí;Du lịch ẩm thực sông nước; Du lịch tham quan (tham quan di tích Cao Sơn Tự)

Khu vực sông Sài Gòn: tập trung phát triển ở khu vực sông Sài Gòn đoạn từ ngã ba

Cây Me đến Bùng Binh thuộc huyện Trảng Bàng. Đây là khu vực thuận lợi cho việc xây dựng các điểm du lịch, vui chơi giải trí phục vụ nhu cầu của khách du lịch nội tỉnh, khách du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, nối tour từ địa đạo Củ Chi – Bến Dược. Loại hình du lịch chính của khu vực là loại hình du lịch mang tính chất sinh thái, vui chơi giải trí bao gồm các loại hình chính sau: Du lịch sinh thái miệt vườn theo mô hình trang trại ven sông;Du lịch cuối tuần; Du lịch vui chơi giải trí;Du lịch ẩm thực sông nước;

Tuyến du lịch quốc tế: Với đặc điểm của Tây Ninh, có đường biên giới giáp với Campuchia, các tuyến du lịch quốc tế của Tây Ninh chủ yếu là các tuyến kết nối với các tuyến du lịch xuyên Á từ thị trường Campuchia và xa hơn là thị trường Thái Lan. Các tuyến du lịch quốc tế của Tây Ninh gồm 2 tuyến du lịch qua cửa khẩu Mộc Bài theo quốc lộ 22A (nằm trong tuyến đường xuyên Á) và tuyến du lịch qua cửa khẩu Xa Mát theo quốc lộ 22B. - Tuyến du lịch qua cửa khẩu Mộc Bài: là tuyến du lịch có tính chất quốc tế với 2 điểm đầu của tuyến là Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnom Penh của Campuchia. Từ Phnom Penh có thể dễ dàng kết nối đến các khu vực khác của Campuchia và vươn xa hơn đến thị trường Thái Lan; ngược lại từ Thành phố Hồ Chí Minh có thể dễ dàng kết nối với các tỉnh khu vực phía nam như Vũng Tàu, Bình Thuận, Ninh Thuận…

- Tuyến du lịch qua cửa khẩu Xa Mát: từ Cửa khẩu Xa Mát theo hướng tây bắc có thể dễ dàng kết nối với Kampong Thom với khu di sản văn hoá thế giới Angkor, Siem Reap, biển hồ Tonle Sap và vươn xa hơn đến Thái Lan.

Tuyến du lịch liên tỉnh: Tuyến du lịch liên tỉnh quan trọng của Tây Ninh bao gồm: - Tuyến Tây Ninh - TP Hồ Chí Minh - Bà Rịa Vũng Tàu - Bình Thuận - Ninh Thuận:

đây là tuyến du lịch kết nối Tây Ninh với khu vực duyên hải miền trung và nam bộ của Việt Nam, vừa khai thác khách từ khu vực duyên hải miền trung và nam bộ đồng thời Tây Ninh cũng cung cấp khách cho thị trường này qua các tuyến du lịch xuyên Á. Các điểm đến chính trên tuyến bao gồm Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Thuận, Ninh Thuận….

- Tuyến Tây Ninh - Long An - Tiền Giang - An Giang - Cần Thơ: là tuyến kết nối Tây Ninh với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

- Tuyến Tây Ninh - Tây Nguyên - Đà Lạt - Nha Trang: là tuyến du lịch kết nối Tây Ninh với khu vực Tây Nguyên.

Tuyến du lịch nội tỉnh: các tuyến du lịch nội tỉnh quan trọng của Tây Ninh bao gồm: - Tuyến du lịch thị xã Tây Ninh - núi Bà Đen - hồ Dầu Tiếng: là tuyến du lịch tâm linh - sinh thái - nghỉ dưỡng với các điểm du lịch, tham quan chính như: Toà Thánh Tây Ninh; Khu du lịch Ma Thiên Lãnh; Công viên văn hoá Bàu Cà Na; Khu di tích LSVH núi Bà Đen; hồ Dầu Tiếng. Sản phẩm du lịch chính tập trung vào du lịch văn hoá; tâm linh; lễ hội; tín ngưỡng; nghỉ dưỡng; sinh thái; vui chơi giải trí.

- Tuyến du lịch phía bắc: là tuyến du lịch khai thác các giá trị du lịch sinh thái, các di tích lịch sử cách mạng với các điểm du lịch tham quan chính: Vườn quốc gia Lò Gò - Xa

Mát; Di tích Trung ương Cục Miền nam; Di tích ban An ninh Miền; Di tích căn cứ Mặt trận dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam; cửa khẩu quốc tế Xa Mát. Sản phẩm du lịch chính là du lịch sinh thái; du lịch tham quan di tích lịch sử cách mạng; du lịch mua sắm…

- Tuyến du lịch dọc sông Vàm Cỏ Đông: khai thác tiềm năng du lịch sinh thái sông nước hai bên bờ sông Vàm Cỏ Đông (Gò Chai - Giang Tân, Cẩm Giang - Gò Dầu, Gò Dầu - Vàm Trảng - Cầu Hàng, Cầu Hàng – Chợ chiều An Hoà)

- Tuyến du lịch dọc sông Sài Gòn: khai thác tiềm năng du lịch sinh thái sông nước hai bên bờ sông Sài Gòn đoạn Ngã ba Cây Me - Bùng Binh (Trảng Bàng).

- Tuyến du lịch thị xã Tây Ninh - Mộc Bài: khai thác tiềm năng du lịch văn hoá (thị xã Tây Ninh) và tiềm năng du lịch cửa khẩu (cửa khẩu quốc tế Mộc Bài). Các điểm du lịch tham quan chính là cửa khẩu Mộc Bài; Toà Thánh Cao Đài; Công viên văn hoá Bàu Cà Na… Sản phẩm chính là du lịch văn hoá; du lịch mua sắm; du lịch vui chơi giải trí…

Các điểm du lịch: Các điểm du lịch chủ yếu của Tây Ninh theo Quy hoạch 1995 bao gồm: Núi Bà Đen, Hồ Dầu Tiếng, Căn cứ Trung ương Cục, Toà Thánh Cao Đài Tây Ninh.

Hiện nay, Tây Ninh đang điều chỉnh quy hoạch bổ sung thêm các điểm du lịch sau: - Vành đai các điểm du lịch miệt vườn và sinh thái sông nước ven sông Vàm Cỏ Đông (các đoạn Gò Chai - Giang Tân, Cẩm Giang - Gò Dầu, Gò Dầu, Cao Sơn Tự - Vàm Trảng - Cầu Hàng, Cầu Hàng – Chợ chiều An Hòa);

- Vành đai các điểm du lịch miệt vườn và sinh thái sông nước ven sông Sài Gòn đoạn từ Ngã ba Cây Me - Bùng Binh (Trảng Bàng);

- Khu du lịch Ma Thiên Lãnh; - Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát; - Điểm tham quan Tháp Chóp Mạt; - Điểm di tích Tua Hai;

- Điểm di tích sân bay Thiện Ngôn; - Khu du lịch sinh thái Mộc Bài; - Khu du lịch sinh thái Trảng Bàng; - Khu du lịch sinh thái Bến Trường Đổi; - Khu du lịch sinh thái xã Ninh Sơn; - Địa đạo An Thới

Một trong những chính sách quan trọng nhất cần tính đến là đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, bao gồm cả về quản lý, kỹ năng nghề và giám sát, để ngành có thể đáp ứng được chất lượng dịch vụ du lịch như mong muốn của khách hàng.

Các quy hoạch trước đây chưa đề cập đến định hướng phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch. Trong những năm gần đây, Tây Ninh xác định định hướng phát triển nguồn nhân lực và giáo dục cộng đồng là một trong những định hướng quan trọng nhằm phát triển du lịch bền vững. Một số định hướng chính trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch Tây Ninh trong thời gian tới:

- Nâng cấp chất lượng nhân lực hiện tại đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới.

- Đào tạo nguồn nhân lực tập trung vào đào tạo tại chỗ để khai thác nguồn nhân lực tại địa phương đảm bảo yêu cầu sử dụng lao động địa phương là chủ yếu.

- Đào tạo nguồn nhân lực tập trung cho đào tạo lao động trực tiếp có tay nghề cao

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh tây ninh thời kì hội nhập (Trang 111 - 124)