Lượng khách và nguồn khách

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh tây ninh thời kì hội nhập (Trang 67 - 71)

Trong những năm qua cùng với sự phát triển chung của ngành du lịch cả nước, du lịch Tây Ninh có những bước phát triển mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh với nhiều hoạt động phong phú, thu hút không chỉ khách du lịch nội địa mà còn cả khách du lịch quốc tế đến với mảnh đất Tây Ninh nhiều danh thắng và giàu truyền thống cách mạng.

Năm 2000 Tây Ninh đón 953.473 lượt khách, trong đó có 1.165 lượt khách quốc tế; Năm 2007 Tây Ninh đón 1.710.034 lượt khách, trong đó có 2.542 lượt khách quốc tế. Năm 2010 tổng số khách du lịch đến Tây Ninh là 2.955.500 lượt, trong đó khách lưu trú quốc tế là 3.375 lượt. Giai đoạn 2000 - 2010 các chỉ tiêu về khách du lịch Tây Ninh tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, tốc độ giảm hơn so với giai đoạn 1996 - 2000, chỉ tiêu tổng số khách tăng trưởng bình quân 11,97%/năm; chỉ tiêu khách quốc tế tăng 11,3%/năm; chỉ tiêu khách nội địa tăng 36,97%/năm, khách tham quan Khu DT LS VH núi Bà Đen tăng 8,27%/năm.

Bảng 2.6. Cơ cấu và số lượng khách du lịch đến Tây Ninh giai đoạn 2000- 2010 Đơn vị: lượt khách Năm 2000 2002 2004 2006 2008 2010 Tổng số 953.473 1.229.952 1.407.320 1.939.479 2.292.319 2.955.500 Khách quốc tế 1.165 2.511 3.409 1.942 3.226 3.375 Khách nội địa 952.308 1.227.441 1.403.911 1.937.537 2.289.093 2.952.125

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch Tây Ninh, năm 2011

Hình 2.1. Biểu đồ thể hiện cơ cấu và số lượng khách du lịch đến Tây Ninh

giai đoạn 2000- 2010

Chú thích:

■ : Tổng số khách

■ : Khách quốc tế

2.2.1.1. Khách du lịch quốc tế

Trong cơ cấu khách du lịch Tây Ninh (phân theo khách quốc tế và khách nội địa), khách quốc tế chiếm tỷ lệ rất nhỏ không đáng kể, năm 2010 mới đạt 0,11%. Khách tham quan Khu DT LSVH núi Bà Đen là bộ phận chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số khách, năm 2010 đạt 68,34%.

Khách du lịch quốc tế của Tây Ninh chiếm tỷ trọng nhỏ bé trong tổng số khách du lịch đến Tây Ninh. Trong giai đoạn 2000 – 2010 ta có thể nhận thấy lượng khách du lịch quốc tế đến Tây Ninh biến động không ổn định và xu hướng chính là xu hướng suy giảm. Đặc biệt trong năm 2006, tốc độ tăng trưởng giảm rất mạnh, đến -32,2%.

Tốc độ tăng trưởng tăng năm sau nhỏ hơn năm trước và chỉ bắt đầu hồi phục vào

năm 2007 nhưng cũng không ổn định. Tốc độ tăng trưởng của năm 2001 rất cao đạt 63,95% song từ năm 2002 giảm xuống chỉ còn hơn 30% và giai đoạn từ 2003 - 2010 thể hiện sự biến động trồi sụt giữa hai thái cực: Suy giảm với tốc độ âm vào các năm 2003, 2005, 2006 và tăng trưởng với tốc độ rất cao vào các năm 2004, 2007, 2008, 2010 (đều đạt hơn 30%). Nguyên nhân của tình trạng này một phần do hai nguyên nhân chính sau :

- Tiềm năng du lịch của Tây Ninh chưa thực sự có giá trị độc đáo hấp dẫn khách du lịch quốc tế.

- Chưa khai thác được tiềm năng từ thị trường Campuchia thông qua 2 cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và Xa Mát.

Trên thực tế, con số khách nước ngoài lớn hơn nhiều so với con số thống kê trên: chẳng hạn theo như bản thân tác giả đi khảo sát và hỏi ý kiến của những người hàng ngày có

mặt tại Tòa Thánh Cao Đài thì hàng ngày có hàng trăm khách đến đây, tính sơ qua thì chỉ riêng địa điểm này đã thu hút đến vài chục ngàn lượt khách du lịch quốc tế đến Tây Ninh, bên cạnh đó còn có khách đến khu du lịch núi Bà Đen… Điều này cho thấy công tác thống kê của tỉnh còn nhiều bất cập phải giải quyết. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy cần thiết phải lấy số liệu từ những nguồn chính thống được phép sử dụng như Cục thống kê tỉnh; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch… để những số liệu được xử lí đồng bộ.

Có thể nói rằng khách du lịch quốc tế đến Tây Ninh là xuất phát từ điều kiện tự nhiên chứ không phải do công tác marketing của tỉnh tác động cho nên lượng khách tăng giảm một cách không theo qui luật.

Tóm lại, khách du lịch quốc đến Tây Ninh còn chưa nhiều, thị trường này chưa được tỉnh chú trọng đầu tư đúng mức, mặc dù nơi đây có tiềm năng phát triển nhiều loại hình du lịch để thu hút khách như du lịch tâm linh, du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hóa, du lịch về nguồn.

Xét về yếu tố cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Tây Ninh, ta thấy cơ cấu nguồn khách phân bố khá đều

Bảng 2.7. Cơ cấu nguồn khách du lịch quốc tế đến Tây Ninh năm 2009

Thị trường khách du lịch quốc tế Cơ cấu (%)

Châu Á 36,3

Châu Âu 20,6

Châu Mỹ 16,2

Châu Úc 12,6

Khác 14,3

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh, năm 2010 Tại Tây Ninh từ trước đến giờ chưa có số liệu chính thức theo quốc gia mà chỉ theo khu vực như bảng 2.10 trên. Ở đây ta thấy cơ cấu khách khá đồng đều và đa dạng. Khách quốc tế châu Á chủ yếu đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, còn khách Campuchia chủ yếu qua các cửa khẩu Mộc Bài, Xa Mát. Khách châu Âu chủ yếu là từ Anh, Pháp, Mỹ.

♦ Khách quốc tế từ thị trường Campuchia

Như đã biết Tây Ninh có khoảng 240 km đường biên giới với Campuchia, lại có 2

cửa khẩu quốc tế là Mộc Bài và Xa Mát, năm 2010 đón hàng triệu lượt khách. Tuy nhiên hiện nay lượng khách này chỉ thuần túy là khách nhập cảnh vào Việt Nam qua đường Tây

Ninh, chỉ có một tỷ lệ nhỏ không đáng kể sử dụng các loại hình dịch vụ du lịch ở Tây Ninh (là khách du lịch quốc tế của Tây Ninh). Nguyên nhân của tình trạng này do 2 yếu tố :

- Nguyên nhân khách quan: do Tây Ninh gần với Thành phố Hồ Chí Minh, lại có hệ thống đường giao thông thuận lợi, chất lượng tốt do đó khách du lịch quốc tế qua các cửa khẩu Mộc Bài và Xa Mát hầu như không nghỉ lại ở Tây Ninh mà đi thẳng về Thành phố Hồ Chí Minh.

- Nguyên nhân chủ quan: các điểm du lịch và dịch vụ của Tây Ninh còn đơn điệu, do đó chưa thu hút được lượng khách quốc tế nói trên.

Bảng 2.8. Số lượng khách xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu biên giới Tây Ninh giai đoạn 2002- 2010

Đơn vị : Lượt người Năm 2002 2004 2006 2008 2010

Tổng số 299.550 288.785 902.747 2.104.136 2.652.861 Khách xuất cảnh 138.993 160.789 443.057 1.058.315 1.339.426 Khách nhập cảnh 160.617 127.996 459.690 1.045.821 1.313.435

Nguồn : Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh, năm 2011 Qua bảng số liệu trên cho thấy từ năm 2008, mỗi năm Tây Ninh đón hơn 2 triệu lượt

khách nhập cảnh qua các cửa khẩu biên giới. Trong đó phần lớn là khách từ Campuchia, tuy nhiên chỉ có một số ít trong tổng số trên là khách du lịch quốc tế, còn lại phần lớn số khách này chỉ nhập cảnh vào Việt Nam để đến các tỉnh thành khác (nhiều nhất là thành phố Hồ Chí Minh) thông qua các cửa khẩu của Tây Ninh.

2.2.1.2. Khách du lịch nội địa

Khách du lịch nội địa đến Tây Ninh từ khắp mọi miền đất nước nhưng chủ yếu là khu vực Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long với số lượng tăng dần theo từng năm. Năm 2000, số khách đến Tây Ninh là 952.308 lượt, năm 2005 là 1.478.458 lượt và đến năm 2010 là 2.952.125 lượt. Tốc độ tăng trung bình giai đoạn 2000- 2005 là 7,6 % , tính chung cả giai đoạn 2000- 2010 là 10,8 %.

Khách du lịch đến Tây Ninh năm sau luôn cao hơn năm trước, kéo theo đó doanh thu du lịch cũng tăng lên. Tuy nhiên doanh thu du lịch trực tiếp do các doanh nghiệp du lịch phục vụ tăng chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh vì lượng khách đến Tây Ninh chủ yếu vì nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng chỉ đến tập trung vào mùa lễ hội vía Bà Đen, Hội

Xuân Núi Bà hàng năm chứ không phải vì nhu cầu tham quan thật sự. Nguyên nhân do ảnh hưởng của việc đầu tư phát triển CSHT tại các điểm du lịch, các loại hình vui chơi giải trí để giữ chân du khách chưa có gì đặc sắc nên chưa tạo được sức hút du khách lâu hơn cũng như du khách chưa chi tiêu nhiều hơn.

Du khách nội địa đến Tây Ninh giai đoạn 2000- 2010 phát triển mạnh mẽ song Tây Ninh do đơn điệu về sản phẩm dịch vụ, đồng thời không phải là điểm đến nổi tiếng ở Việt Nam do đó khách du lịch tăng trưởng chưa đều. Tuy nhiên đến những năm 2008, 2009 do ảnh hưởng của những khó khăn bởi cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới nên cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến khách nội địa của Tây Ninh nhưng xu hướng tăng trưởng dương vẫn giữ vai trò chủ đạo trong những năm gần đây.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh tây ninh thời kì hội nhập (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)