.Tài nguyên du lịch nhân văn

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh tây ninh thời kì hội nhập (Trang 48 - 57)

2.1.3.1. Dân số và lao động

Dân số Tây Ninh đứng hàng thứ 3 ở Đông Nam Bộ sau thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai (năm 2009 là 1.067.674 người bằng 1,25% dân số cả nước).

Tốc độ gia tăng dân số của Tây Ninh tương đối cao, mặc dù có xu hướng giảm trong thời gian gần đây. Năm 1990, mức gia tăng tự nhiên là 2,02%, Năm 1995 giảm xuống còn 1,81%, năm 2000 còn 1,6%, năm 2003 là 1,45% và năm 2009 giảm xuống chỉ còn 1,09%.

Về cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính:dưới độ tuổi lao động chiếm 33,92%, trong độ tuổi lao động chiếm 58,54% và trên độ tuổi lao động chiếm 7,54%. Về mặt giới tính, Tây Ninh có 49,81% dân số là nam, 50,19% là nữ. Cụ thể, số nam là 531761 người, nữ là 535913 người.[5]

Về lực lượng lao động, chất lượng nguồn lao động: Tây Ninh có lực lượng lao động khá dồi dào với hơn 600000 lao động trong tổng số hơn 1 triệu dân của tỉnh. Số dân trong độ tuổi lao động hầu hết có khả năng lao động với bản tính cần cù chịu khó, khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật tốt nhưng trình độ chuyên môn còn hạn chế. Hiện nay, Tây Ninh có hơn 80% lực lượng lao động thường xuyên chưa qua đào tạo. Số lượng lao động qua đào tạo có trình độ từ đại học và cao đẳng trở lên chỉ có trên 3%, thấp hơn nhiều so với mức trung bình cả nước và của vùng Đông Nam Bộ.

Về phân bố dân cư, theo số liệu thống kê năm 2009, dân số toàn tỉnh là 1067674 người. Mật độ dân số bình quân toàn tỉnh là 264,57 người/ km2. Dân số Tây Ninh chủ yếu phân bố ở vùng nông thôn, dân số nông thôn chiếm 84,21% tổng dân số, dân số đô thị chỉ chiếm 15,79%.

Bảng 2.4. Dân số, mật độ dân số của Tây Ninh năm 2009

Các huyện, thị xã Số dân (người) Chia ra Mật độ dân số (người/ km2) Thành thị Nông thôn Cả tỉnh Thị xã Tây Ninh Tân Biên Tân Châu

Dương Minh Châu Hòa Thành Châu Thành Bến Cầu Gò Dầu Trảng Bàng 1067674 126539 91946 121333 104492 139482 129605 62900 137803 153574 168590 69798 12633 8145 5641 15299 8843 7401 26733 14097 899084 56741 79313 113188 98851 124183 120762 55499 111070 139477 264,57 903,85 107,75 109,27 230,61 1678,08 226,88 269,59 549,67 451,38 Nguồn: Niên giám thống kê Tây Ninh năm 2010 Về cơ cấu nghề nghiệp, khu vực I (nông- lâm- ngư nghiệp) thu hút phần lớn lao động. Khu vực này chiếm tới hơn 50% tổng số lao động trong các ngành kinh tế.

Bảng 2.5. Cơ cấu nghề nghiệp của lực lượng lao động

đơn vị : %

Năm Kết cấu nghề nghiệp

Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ 1995 2000 2005 2010 66,95 63,27 59,5 50,5 12,71 13,14 14,5 20,5 20,34 23,59 26 29 Nguồn: Niên giám thống kê Tây Ninh 2010

Về cơ cấu dân tộc,Tây Ninh là một tỉnh có diện tích không lớn (diện tích chỉ chiếm 1,22% cả nước) nhưng trên địa bàn tỉnh lại có khá nhiều dân tộc khác nhau sinh sống (khoảng 17 dân tộc), chủ yếu là các dân tộc Kinh, Chăm, Khơ me và Hoa . Đồng bào người Kinh chiếm tỉ lệ đông nhất (98,4%). Phần lớn người kinh có nguồn gốc từ các tỉnh miền Bắc, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Thuận theo đường sông lên Tây Ninh buôn bán, trao đổi hàng hóa với người địa phương rồi dần dần tụ lại làm ăn sinh sống. Dân tộc Kinh phát triển nhanh, ngày càng đông, khai thác đất đai từ Trảng Bàng lên Gò Dầu đến chân núi Bà để khẩn đất lập làng, hình thành những vùng cư dân đầu tiên của người Việt ở Tây Ninh. Địa bàn sinh sống của người Kinh chủ yếu ở các Thị xã, Thị trấn, các khu vực có kinh tế văn- hóa phát triển hơn.

Người Khơ me (chiếm 0,65% dân số) ở xen kẽ với người Kinh, không còn chia thành xóm, làng riêng nữa. Họ chủ yếu sống bằng nghề làm ruộng và buôn bán, phần lớn theo đạo Phật dòng Tiểu Thừa. Người Hoa (chiếm 0,62% dân số) tập trung đông nhất ở thị xã Tây Ninh và thị trấn Gò Dầu, hoạt động kinh tế chủ yếu là thương mại. Người Chăm (chiếm khoảng 0,22% dân số) từ miền Trung Trung Bộ tiến dần về phía Nam đến định cư ở Tây Ninh, cư trú chủ yếu ở xóm Chăm Đông Tác thị xã Tây Ninh và xóm Chăm Tạo Tác xã Tân Hưng huyện Tân Châu. Lối sống của họ còn ảnh hưởng nhiều bởi chế độ mẫu hệ, phần lớn theo đạo Hồi thuộc phái Pani. Các dân tộc còn lại như Tày, Thái, Mường, Nùng, Dao, Hmong, Gia Rai, Ê Đê… chiếm khoảng 0,11% dân số tỉnh.

Mỗi dân tộc có phong tục tập quán riêng nhưng lại có mối quan hệ gắn bó với nhau về nhiều mặt, có chung địa bàn cư trú (xã, phường, khóm, ấp…), có quan hệ mật thiết về

kinh tế, đời sống, kể cả quan hệ gia đình. Các dân tộc đều có truyền thống cần cù lao động, truyền thống yêu nước chống ngoại xâm

Nhìn chung Tây Ninh là một tỉnh có lợi thế về nguồn nhân lực, với lực lượng lao động trẻ và có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên lực lượng lao động ở Tây Ninh chưa được đầu tư đúng mức, việc sử dụng lao động chưa đem lại hiệu quả cao, cơ cấu lao động có chuyên môn nghiệp vụ thấp và mất cân đối. Do vậy, vấn đề trước mắt là phải làm tốt chiến lược đào tạo, có như vậy thì mới đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, trong đó có phát triển du lịch cho tỉnh nhà trong thời kì đất nước hội nhập.

2.1.3.2. Di tích lịch sử- văn hóa

Tây Ninh có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, trải qua nhiều triều đại chính trị khác nhau, là vùng đất vốn có truyền thống anh hùng suốt quá trình dựng nước và giữ nước với đức tính cần cù lao động sáng tạo và khéo léo, lớp nghệ nhân xưa đã tạo nên những công trình kiến trúc độc đáo được thể hiện tại nhiều đình chùa, thánh thất. Trong cuộc hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, người dân Tây Ninh đã xây dựng nhiều căn cứ địa cách mạng. Vì vậy Tây Ninh là tỉnh có nhiều di tích văn hóa lịch sử từ lâu đời, cho đến nay toàn tỉnh có 22 di tích được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và có rất nhiều di tích văn hóa cấp địa phương đã và đang được xếp hạng. (phụ lục 4)

Theo tính chất của các di tích có thể phân chia thành bốn nhóm chính :

Nhóm di tích khảo cổ học : bao gồm di tích Dành Xáng, di tích cổ Lâm Tự, các ngôi đền tháp cổ như Bình Thạnh, Chót Mạt…Tháp Bình Thạnh - một trong số ít những tháp còn lại ở Nam Bộ tiêu biểu cho nền văn hóa Óc Eo.

Về chất lượng di tích, mỗi di tích đều có những sắc thái và dấu ấn lịch sử riêng biệt. Các di tích phần nhiều là các công trình nghệ thuật đắc sắc với kiến trúc độc đáo. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số di tích nhất là các di tích cách mạng không còn giữ được nguyên trạng. Hiện nay việc phục chế và tôn tạo các di tích này đang được tiến hành vì đó là di sản vô giá của nhân dân.

Nhóm di tích kiến trúc cổ tiêu biểu: thuộc vào nhóm kiến trúc này chủ yếu là các đình phân bố rải rác ở các địa phương, có thể kể ra một số đình tiêu biểu như: Đình An Tịnh, Đình Hòa Lộc, Đình Long Thành, Đình Hiệp Ninh, Đình Thái Bình…

Nhóm kiến trúc tôn giáo : Ở Tây Ninh có nhiều tôn giáo khác nhau nhưng nổi bật nhất là đạo Cao Đài. Số người theo đạo Cao Đài đông nhất. Ngoài ra còn có đạo Thiên

Chúa, đạo Phật, đạo Tin Lành, đạo Hồi …. Về số lượng nơi thờ tự, nhiều nhất là đạo Phật (81 chùa) và Cao đài (57 thánh thất), đạo Thiên Chúa (25 nhà thờ). Các tôn giáo khác nơi thờ tự ít hơn nhiều. Mỗi tôn giáo có một kiểu kiến trúc riêng làm cho các nơi thờ tự rất đa dạng. Đây là một lợi thế của Tây Ninh trong việc thu hút khách du lịch.

Nổi bật lên trong số các công trình kiến trúc tôn giáo của Tây Ninh là Toà thánh Tây Ninh, một công trình kiến trúc lớn có sự kết hợp giữa kiến trúc phương tây và phương đông tạo thành một công trình kiến trúc độc đáo.

Cùng với Toà thánh Tây Ninh, các ngôi chùa ở núi Bà Đen là những công trình kiến trúc được xây dựng kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên của thắng cảnh núi Bà Đen với sự khéo léo, tài tình của bàn tay con người, tất cả tạo thành một quần thể di tích có giá trị với du khách.

Nhóm di tích lịch sử cách mạng : Tây Ninh là nơi giàu truyền thống cách mạng. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nơi đây từng là căn cứ của Trung ương Cục Miền Nam, là Thủ đô của Chính phủ Cách mạng lâm thời. Khu di tích lịch sử căn cứ Trung ương Cục Miền Nam đã được Bộ Văn hóa xếp hạng, thuộc huyện Tân Biên và một phần huyện Tân Châu, diện tích trên 70.000 m2 với nhiều công trình khác nhau. Bao gồm hệ thống giao thông hào, hầm trú ẩn chữ A, hội trường ngầm và công sự chiến đấu bao quanh khu làm việc. Hệ thống rừng nguyên sinh hiện có là địa điểm lý tưởng để cắm trại, nghiên cứu hệ sinh thái của rừng Miền Ðông.

Ngoài khu di tích căn cứ Trung ương Cục Miền Nam đã được Bộ Văn hóa xếp hạng, ở Tây Ninh còn có một số di tích khác như căn cứ Bời Lời (căn cứ Tỉnh ủy Tây Ninh và Sài Gòn - Gia Định), chiến khu Dương Minh Châu, địa đạo An Thới và nhiều di tích khác như căn cứ mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam, căn cứ cách mạng lâm thời cộng hòa Miền Nam Việt Nam, chiến thắng Tua Hai, khu di tích lịch sử danh thắng núi Bà Đen… Các di tích lịch sử cách mạng này là tiềm năng lớn để phát triển các loại hình du lịch về nguồn, có tác dụng tôn vinh những thành quả của các thế hệ trước và giáo dục các thế hệ trẻ lòng yêu đất nước và lòng biết ơn đối với những người có công trong cuộc kháng chiến cứu nước.

Một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Núi Bà Đen: thuộc xã Ninh Sơn, cách thị xã Tây Ninh 11km về phía đông bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 110 km. Nhìn từ xa núi Bà Ðen như một chiếc nón úp trên đồng bằng. Trải qua nhiều thế kỷ, núi Bà Ðen là nơi thờ cúng của nhân dân trong vùng, trên núi có nhiều hang động, thác nước, suối trong, nhiều chùa chiền đẹp, huyền hoặc, cây cối xanh tươi, hoa rừng nở quanh năm. Núi Bà được bá tánh xem như nơi hành hương thiêng liêng, còn với khách du lịch, là điểm sinh thái và văn hóa hấp dẫn. Núi nằm trong một quần thể di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng bởi phong cảnh hữu tình và nhiều huyền thoại tại Tây Ninh. Quần thể di tích Núi Bà trải rộng 24 km², gồm 3 ngọn núi tạo thành: Núi Heo - Núi Phụng - Núi Bà Đen. Núi Bà Đen cao 986 m, là ngọn núi cao nhất Nam Bộ. Núi còn có tên gọi là núi Điện Bà, còn có tên khác là Vân Sơn, vì thường có mây phủ, ngoài ra còn có một tên gọi khác nữa là núi Một.

Núi Bà Đen không chỉ hấp dẫn du khách bởi phong cảnh núi non hùng vĩ, bởi các chùa chiền, hang động đẹp và gắn với câu chuyện huyền thoại dân gian về vị nữ thánh được thờ Lý Thị Thiên Hương (tức Bà Đen) thời Tây Sơn. Núi Bà Đen còn là một căn cứ địa cách mạng bất khả xâm phạm, nơi lưu giữ nhiều chứng tích anh hùng qua hai cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân Tây Ninh.

Đến với núi Bà Đen, du khách sẽ được chiêm ngưỡng hệ thống các hang động, chùa chiền. Hệ thống chùa Điện Bà ở núi có chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, chùa Hang và một số hang động được các tăng ni, phật tử sửa chữa làm nơi thờ tự như động Thanh Long, động Ông Hổ, động Ba Cô, động Ba Tuần, động Thiên Thai, động Ông Tà... Ngọn núi này thu hút khách thập phương vì cảnh núi non hùng vĩ, nhiều hang động, nhiều ngôi chùa nguy nga tráng lệ trước đây vốn là nơi ẩn cư của nhiều sư sãi.

Mùa cao điểm du khách thăm núi Bà Đen là vào tháng Giêng và tháng Tám âm lịch hằng năm, trùng hợp hai sự kiện lớn của tín đồ Cao Đài Tây Ninh: Lễ vía đức Chí Tôn-vị thần linh tối cao trong tín ngưỡng Cao Đài vào Mùng 9 tháng Giêng và Hội yến Diêu trì cung vào lễ Trung Thu. Khách đến Tây Ninh vào dịp này sẽ thưởng thức được không gian lễ hội tín ngưỡng với nhiều nghi lễ lạ mắt.

♦ Tòa thánh Tây Ninh: nằm cách trung tâm thị xã Tây Ninh khoảng 5km về hướng đông. Đây là một công trình kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng và là trung tâm hành đạo chính của đạo Cao Đài ở Tây Ninh.

Trong khu thánh thất Cao Đài có nhiều điện thờ, nhà làm việc, nhà ở. Ngoài ra còn có đền thờ Phật mẫu, có vườn kiểng đoàn kết, có cả rừng thiên nhiên. Nổi bật trong quần thể kiến trúc là Đền Thánh, theo kiến trúc của nhà thờ Công giáo có chiều dài 140m, chiều ngang 40m với hai tháp cao. Phía trước đền Thánh, trên cao là hình Thiên Nhãn, biểu tượng của đạo Cao Đài. Kiến trúc Tòa Thánh từ ngoài vào trong thể hiện sự hài hòa giữa mỹ thuật kiến trúc Á Đông và phương Tây với những hàng cột rồng rực rỡ kiểu cung điện, các vòm mái và hoa văn trang trí khéo léo, tinh xảo thể hiện tinh thần Tam Giáo. Kiến trúc Tòa Thánh được thiết kế chạm trỗ tinh vi với các hình Phật, Thánh, Thần, rồng, sư tử, hoa sen… So với các đình, chùa, miếu ở Việt Nam thì Tòa Thánh Tây Ninh có nhiều tượng nhất. Chính diện Tòa Thánh có 2 bức tượng, bên phải là Ông Thiện, bên trái là Ông Ác. Phía trên có kiến trúc hình bán nguyệt, được gọi là Bao Lơn Đài, có các tượng : Sỉ, Nông, Công, Thương, Ngư, Tiều, Canh, Mục tượng trưng cho sinh hoạt thế nhân. Lễ hội lớn nhất hằng năm diễn ra nơi đây là vía Đức Chí Tôn và vía Đức Diêu Trì Kim Mẫu, cuốn hút hàng triệu người từ mọi miền đất nước về dự và chiêm bái thưởng ngoạn cảnh quan nơi đây.

♦ Di tích lịch sử văn hóa Căn cứ Trung ương Cục Miền Nam: là một “địa chỉ đỏ”du lịch về nguồn và nổi tiếng về hệ sinh thái rừng. Căn cứ Trung ương cục Miền Nam nằm cách thị xã Tây Ninh 64 km thuộc xã Tân Lập, huyện Tân Biên tỉnh Tây Ninh. Căn cứ được đặt ở phía bắc Tây Ninh trên một vùng đất rộng lớn : phía nam giáp chiến khu A, phía bắc giáp biên giới Campuchia, phía tây là khu căn cứ của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng. Ngày nay khu di tích đã được quy hoạch khu trung tâm 70ha tại Rùm Đuôn, xã Tân Lập và hiện nay phần lớn nằm trên xã Thạnh Bắc cách biên giới Việt Nam- Campuchia khoảng 3 km. Căn cứ Trung ương Cục miền Nam là khu căn cứ địa của cách mạng miền Nam, nơi quyết định tổng công kích Sài Gòn và đề nghị Bộ Chính Trị đặt tên chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, là nơi lãnh đạo và chỉ đạo nhân dân miền Nam trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi.

Trong thời kỳ kháng chiến, đây là nơi làm việc của các đồng chí lãnh đạo cách mạng, như: Nguyễn Văn Linh, Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Chí Thanh, Phan Văn Đáng, Phạm Thái Bường, Trần Văn Xô, Trần Nam Trung... Địa hình hiểm trở với nhiều khu rừng già, nên nơi đây trở thành nơi trú ẩn và hoạt động an toàn cho lực lượng cách mạng. Nơi đây được công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia vào năm 1990 sau khi căn cứ được phục hồi nguyên trạng. Sau hai lần trùng tu tôn tạo vào năm 1994 và 2005, những di tích được khôi phục lại phục vụ khách tham quan.

♦ Tháp cổ Bình Thạnh và tháp Chót Mạt:

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh tây ninh thời kì hội nhập (Trang 48 - 57)