Một số giải pháp phát triển du lịch Tây Ninh đến năm 2015 và tầm nhìn năm 2020

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh tây ninh thời kì hội nhập (Trang 124 - 125)

3.3.1 Tổ chức, quản lí và quy hoạch các loại hình du lịch

Tăng cường công tác quản lý đối với sự phát triển du lịch theo hướng tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách, luật pháp nhằm tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau hoạt động trong lĩnh vực du lịch; đồng thời đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng chiến lược phát triển du lịch. Tiếp tục thực hiện chương trình hành động và tăng cường công tác thanh kiểm tra việc thực hiện kế hoạch chiến lược đề ra.

Một số giải pháp cụ thể phù hợp với tình hình thực tế của Tây Ninh trong thời gian qua và những năm tiếp theo là:

- Thực hiện sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng và phát triển các điểm, tour, tuyến du lịch…

- Xây dựng nội quy, quy chế cụ thể hợp lý giữa khai thác, kinh doanh du lịch với việc bảo vệ tài nguyên môi trường với việc tuyên truyền giáo dục, nâng cao dân trí, ý thức cho cộng đồng dân cư và khách du lịch.

- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch, thực hiện quản lý nhà nước ở tất cả các lĩnh vực theo pháp luật và quy chế nhằm tạo môi trường tự nhiên và nhân văn thuận lợi cho du lịch phát triển.

- Tạo hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách thông thoáng để thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch cũng như thu hút các đối tác trong và ngoài nước

- Xác định rõ vai trò và trách nhiệm cho các cấp các ngành cũng như quần chúng nhân dân trong nhận thức xã hội về du lịch và phát triển du lịch.

- Thực hiện sự phối hợp, phân cấp quản lý giữa các ngành và các cấp

+ Các ngành đầu tư phục vụ du lịch như: xây dựng, giao thông, điện, nước… cần có kế hoạch phối hợp về đầu tư, quản lý và phát triển du lịch.

+ Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong việc quản lý, khai thác các công trình phục vụ du lịch, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các ngành: nông nghiệp và phát triển nông thôn, quản lý rừng và mặt nước, du lịch khai thác mặt nước, du lịch sinh thái…

+ Các địa phương có điểm du lịch: có trách nhiệm quản lý, đầu tư, khai thác có hiệu quả theo quy hoạch đã được phê duyệt

+ Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Tây Ninh đã được phê duyệt, Sở xây dựng quản lý việc xây dựng theo quy hoạch; Các huyện, thị thực hiện theo quy hoạch, xây dựng cơ sở vật chất tại các điểm du lịch nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên và đẩy mạnh phát triển du lịch. Nhanh chóng thiết lập mối quan hệ mật thiết giữa các điểm, tour, tuyến trong tỉnh và với các tỉnh lân cận.

- Ngành chức năng cần xây dựng các dự án khả thi đầu tư và ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật và tạo điều kiện cần thiết cho các điểm du lịch đã quy hoạch với việc huy động nguồn vốn, nguồn lực, tập trung đầu tư phát triển du lịch một cách có hiệu quả thiết thực như: liên doanh, liên kết các thành phần kinh tế tham gia, kể cả đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh tây ninh thời kì hội nhập (Trang 124 - 125)