Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh tây ninh thời kì hội nhập (Trang 25 - 34)

1.1.3.1. Vị trí địa lý

Trong quá trình phát triển du lịch, vị trí địa lý được coi như một nguồn lực quan trọng. Vị trí địa lý bao gồm vị trí về mặt tự nhiên (phạm vi lãnh thổ có giới hạn và tọa độ địa lý), vị trí về kinh tế- xã hội và chính trị. Đồng thời vị trí địa lý có ý nghĩa về mặt giao thông, giao lưu trao đổi.

Đối với các hoạt động du lịch, yếu tố quyết định của điều kiện vị trí là điểm du lịch nằm trong khu vực phát triển du lịch và khoảng cách từ điểm du lịch đến các nguồn gửi khách du lịch ngắn. Khi phân tích và đánh giá vị trí địa lý, cần đặt nó trong khung cảnh của vùng, quốc gia, khu vực và quốc tế (nếu có).

1.1.3.2. Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng và hiện tượng trong môi trường tự nhiên được sử dụng cho mục đích du lịch, bao gồm : địa hình, khí hậu, nguồn nước và tài nguyên sinh vật

Tài nguyên địa hình: Địa hình là một thành phần quan trọng của tự nhiên, là sản phẩm của các quá trình địa chất lâu dài. Đối với hoạt động du lịch, bề mặt địa hình là nơi

diễn ra các hoạt động của du khách, là nơi xây dựng các công trình phục vụ du khách. Đặc điểm địa hình góp phần quy định các loại hình du lịch. Đối với hoạt động du lịch, các dạng địa hình tạo nền cho phong cảnh. Các dấu hiệu bên ngoài và các dạng địa hình đặc biệt có sức hấp dẫn với du khách, như các dạng địa hình núi, địa hình Karst, các kiểu địa hình ven bờ… có giá trị phục vụ cho nhiều loại hình du lịch.

Trong các loại địa hình thì địa hình miền núi có ý nghĩa lớn nhất đối với du lịch, đặc biệt là các khu vực thuận lợi cho việc tổ chức thể thao mùa đông, các nhà an dưỡng, các trạm nghỉ, các cơ sở du lịch…

Ngoài các dạng địa hình chính có giá trị du lịch, các kiểu địa hình đặc biệt khác như : địa hình Karst, địa hình ven bờ cũng có giá trị rất lớn cho việc tổ chức du lịch [29]

Kiểu địa hình Karst là kiểu địa hình được tạo thành do sự lưu thông của nước trong các loại đá dễ hòa tan (đá vôi Đolomit, đá phấn, thạch cao…). Một trong các kiểu Karst có ý nghĩa rất lớn với du lịch là hang động Karst, những cảnh quan thiên nhiên và văn hóa của hang động Karst có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch.

Các kiểu địa hình ven biển, hải đảo, đới bờ và các kho chứa nước (đại dương, biển, sông, hồ…) cũng có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch. Địa hình ven bờ có thể tận dụng khai thác du lịch với mục đích khác nhau : tham quan du lịch theo chuyên đề khoa học, nghỉ ngơi an dưỡng, tắm biển, thể thao nước…

Tài nguyên khí hậu: Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên đối với du lịch, bao gồm hai chỉ tiêu chính : nhiệt độ và độ ẩm không khí. Ngoài ra còn một số yếu tố khác như gió, lượng mưa, thành phần lí hóa của không khí, áp suất của khí quyển, ánh nắng mặt trời và các hiện tượng thời tiết đặc biệt.

Để đánh giá cụ thể các điều kiện khí hậu đối với hoạt động du lịch, ngoài các đặc

điểm chung của từng khu vực, cần thiết phải đánh giá ảnh hưởng của các điều kiện đó tới sức khỏe con người và các loại hình du lịch. Mỗi loại hình du lịch đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau. Để xác định mức độ thích nghi của khí hậu đối với con người, các nhà nghiên cứu thường sử dụng chỉ tiêu khí hậu sinh học.(phụ lục 1)

Điều kiện khí hậu được xem như tài nguyên khí hậu của du lịch, có ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc hoạt động dịch vụ về du lịch. Khí hậu ảnh hưởng rõ rệt đến các hoạt động du lịch và đã tạo nên tính mùa vụ trong các hoạt động du lịch. Ứng với mỗi loại hình du lịch, đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau, các vùng khác nhau có tính mùa du lịch không như nhau.

- Mùa du lịch cả năm (liên tục) thích hợp với loại hình du lịch chữa bệnh suối khoáng, du lịch trên núi cả mùa đông và mùa hè. Tuy nhiên, trong thực tế hiếm khi có sự phân phối đồng đều các dòng du lịch theo mùa vì du lịch chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân như tự nhiên, kinh tế- xã hội, kĩ thuật…

- Mùa đông : là mùa du lịch trên núi. Ở những nơi mùa đông kéo dài thường phát triển du lịch thể thao mùa đông và các loại hình du lịch mùa đông khác.

- Mùa hè : là mùa du lịch quan trọng nhất. Đây là mùa du lịch sôi động với các loại hình du lịch biển, du lịch núi, du lịch tới những vùng đồi, đồng bằng…

Tài nguyên nước: bao gồm nước chảy trên mặt và nước ngầm. Đối với du lịch thì

nguồn nước mặt có ý nghĩa rất lớn, bao gồm : đại dương, biển, sông, hồ, suối, thác nước…Các nguồn tài nguyên nước mặt có giá trị cho nhiều loại hình du lịch như tham quan, nghỉ dưỡng… Tùy theo thành phần lí hóa học có thể phân thành : nước ngọt và nước mặn. Nhằm mục đích du lịch, nước được sử dụng tùy theo nhu cầu cá nhân, theo độ tuổi và nhu cầu quốc gia. Giới hạn nhiệt độ lớp nước trên mặt tối thiểu có thể chấp nhận được là 18- 20 độ C, ngoài ra cần chú ý đến một số chỉ tiêu khác như tần số và tính chất sóng của dòng chảy, độ sạch của nước… Nguồn nước trên mặt không chỉ cung cấp nhu cầu sinh hoạt của khu du lịch, tạo ra các hoạt động du lịch đa dạng mà còn ảnh hưởng đến các thành phần khác của môi trường sống, điều hòa khí hậu thuận lợi cho hoạt động du lịch.

Trong tài nguyên nước, nước ngầm có giá trị lớn với du lịch, đó là các nguồn nước khoáng thiên nhiên. Đây là nguồn tài nguyên có giá trị cho du lịch an dưỡng và chữa bệnh. Nước khoáng là nước thiên nhiên có chứa một số thành phần vật chất đặc biệt hoặc có một số tính chất lí hóa có tác dụng sinh lí đối với con người.

Tài nguyên sinh vật: là một dạng tài nguyên đặc biệt có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngành du lịch, tạo nên cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hấp dẫn đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, khám phá và nâng cao nhận thức cho khách du lịch. Xu thế hiện nay đang xuất hiện những hình thức mới như du lịch sinh thái, du lịch các khu bảo tồn thiên nhiên với đối tượng là các loài động- thực vật. Việc tham quan du lịch trong thế giới sinh vật sống động, hài hòa trong thiên nhiên làm cho con người tăng thêm lòng yêu cuộc sống. Để phục các mục đích du lịch khác nhau (tham quan, săn bắn thể thao, nghiên cứu khoa học…), các tài nguyên động- thực vật phải đạt được một số chỉ tiêu nhất định.

Tài nguyên du lịch nhân văn là các đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra có giá trị văn hóa, tinh thần và phục vụ nhu cầu du lịch. Loại tài nguyên này bao gồm : dân tộc, các di tích lịch sử- văn hóa, lễ hội và các tài nguyên du lịch nhân văn khác (làng nghề, đặc sản địa phương, các món ăn dân tộc, các sự kiện văn hóa- thể thao…)

Dân tộc: Mỗi dân tộc có những điều kiện sinh sống, đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang những sắc thái riêng của mình và có địa bàn cư trú nhất định. Có thể nói du lịch dân tộc học vẫn còn là những bí ẩn mà mỗi du khách đều muốn khám phá. Những đặc thù của từng dân tộc, đó chính là những tập tục lạ về cư trú, về tổ chức xã hội, về thói quen ăn uống, kiến trúc cổ, các nét truyền thống trong quy hoạch cư trú và xây dựng, trang phục dân tộc… vẫn luôn có sức hấp dẫn riêng đối với khách du lịch. [29] Đồng thời những nét đặc sắc và phong phú của các yếu tố về dân tộc học có ý nghĩa quan trọng trong việc quy định các loại hình du lịch đa dạng như du lịch văn hóa, du lịch về cội nguồn, du lịch cộng đồng…

Di tích lịch sử- văn hóa: là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử do tập thể hoặc cá nhân con người hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại. [29]

Di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh ở mỗi dân tộc, quốc gia được phân chia thành :

- Di tích văn hóa khảo cổ : là những địa điểm ẩn giấu một bộ phận giá trị văn hóa, thuộc về thời kì lịch sử xã hội loài người chưa có văn tự và thời gian nào đó trong lịch sử cổ đại. Đa số các di tích này nằm trong lòng đất, còn được gọi là di chỉ khảo cổ bao gồm di chỉ cư trú và di chỉ mộ táng. Loại di tích này có ý nghĩa với loại hình du lịch tham quan, nghiên cứu khoa học.

- Di tích lịch sử : Những đặc điểm lịch sử của mỗi quốc gia, dân tộc được ghi dấu ở những di tích lịch sử, bao gồm : Di tích ghi dấu về dân tộc học; Di tích ghi dấu về sự kiện chính trị quan trọng; Di tích ghi dấu chiến công chống xâm lược; Di tích ghi dấu những kỉ niệm; Di tích ghi dấu sự vinh quang trong lao động; Di tích ghi dấu tội ác của đế quốc và phong kiến…có ý nghĩa rất lớn đối với loại hình du lịch về nguồn.

- Di tích văn hóa nghệ thuật : là các di tích gắn với các công trình kiến trúc có giá trị nên còn gọi là di tích kiến trúc nghệ thuật. Chúng không chỉ chứa đựng các giá trị kiến trúc mà còn chứa đựng cả những giá trị văn hóa xã hội, văn hóa tinh thần.

- Danh lam thắng cảnh : là những giá trị văn hóa do thiên nhiên ban cho. Các danh lam thắng cảnh không chỉ có vẻ đẹp thiên nhiên bao la, hùng vĩ, thoáng đãng mà còn có giá trị nhân văn do bàn tay, khối óc của con người tạo dựng nên và chứa đựng trong đó giá trị của nhiều loại di tích văn hóa- lịch sử. Chúng có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động du lịch. Ở nước ta, phần lớn các danh lam thắng cảnh đều có chùa thờ Phật. [29] Để đánh giá ý nghĩa của các di tích lịch sử- văn hóa phục vụ mục đích du lịch thường dựa vào các chỉ tiêu quan trọng, thể hiện số lượng cũng như chất lượng của các di tích :

- Số lượng di tích - Mật độ di tích

- Số lượng di tích được xếp hạng - Số lượng di tích đặc biệt quan trọng

Ngoài ra, lễ hội cũng có ý nghĩa rất lớn cho sự phát triển du lịch, là loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp đa dạng và phong phú, là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc, hoặc là dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, hoặc là để giải quyết những nỗi lo âu, những khao khát, ước mơ mà cuộc sống hiện tại chưa giải quyết được. [29]

Lễ hội đã tạo nên “tấm thảm muôn màu. Mọi sự ở đó đều đan quyện vào nhau, thiêng liêng và trần tục, nghi lễ và hồn hậu, truyền thống và phóng khoáng, của cải và khốn khổ,

cô đơn và kết đoàn, trí tuệ và bản năng”[29]

Lễ hội gồm hai phần : phần nghi lễ và phần hội. Khi nghiên cứu , đánh giá các lễ hội phục vụ mục đích phát triển du lịch cần chú ý những đặc điểm sau :

- Tính thời gian của lễ hội : các lễ hội không phải diễn ra quanh năm mà chỉ tập trung trong thời gian ngắn. Lễ hội thường diễn ra vào mùa xuân, thời gian tiến hành lễ hội thường 1- 2 tháng, có khi chỉ một vài ngày.

- Quy mô của lễ hội : Các lễ hội có quy mô lớn nhỏ khác nhau, điều này ảnh hưởng tới hoạt động du lịch, nhất là khả năng thu hút khách du lịch.

- Các lễ hội thường được tổ chức ở các di tích lịch sử- văn hóa, điều đó cho phép khai thác có hiệu quả hơn cả di tích và lễ hội vào mục đích du lịch.

♦ Các tài nguyên du lịch nhân văn khác

- Nghề và làng nghề thủ công truyền thống : trở thành một tài nguyên du lịch nhân

những sản phẩm độc đáo không chỉ thể hiện tài khéo léo của nhân dân lao động mà còn thể hiện những tư duy triết học, những tâm tư tình cảm của con người.[17]

- Các đối tượng văn hóa, thể thao hay những hoạt động có tính sự kiện : Đó chính là các trung tâm khoa học, các trường đại học, thư viện lớn, bảo tàng, trung tâm tổ chức liên hoan âm nhạc, phim ảnh quốc tế, các sự kiện thể thao…đều có sức thu hút khách du lịch tới tham quan, nghiên cứu, vui chơi với nhiều mục đích khác nhau. Do vậy, những thành phố có các đối tượng văn hóa hoặc tổ chức các hoạt động văn hóa- thể thao đều trở thành trung tâm du lịch văn hóa của các quốc gia và khu vực, đồng thời là những hạt nhân của các trung tâm du lịch.

- Ngoài ra các đặc sản địa phương và các món ăn dân tộc: với nghệ thuật chế biến cao, chúng cũng là những tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo, hấp dẫn khách du lịch. Du lịch là một ngành kinh tế có định hướng tài nguyên rõ rệt. Như vậy, sự phát triển du lịch có mối quan hệ mật thiết với tài nguyên và môi trường du lịch. Du lịch không thể phát triển nếu thiếu tài nguyên và tách rời khung cảnh môi trường du lịch hoạt động. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ ngành du lịch, ảnh hưởng đến việc hình thành chuyên môn hóa các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch.

1.1.3.3. Nhân tố kinh tế- xã hội

Có nhiều nhân tố khác nhau ảnh hưởng tới sự phát triển ngành du lịch, có thể kể ra [29]

♦ Dân cư và nguồn lao động:Dân cư là lực lượng sản xuất quan trọng của xã hội. Cùng với hoạt động lao động, dân cư còn có nhu cầu nghỉ ngơi và du lịch. Việc nắm vững số dân, thành phần dân tộc, đặc điểm nhân khẩu, sự phân bố và mật độ dân cư có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển du lịch. Cần phải nghiên cứu, phân tích kết cấu dân cư theo nghề nghiệp, lứa tuổi để xác định nhu cầu nghỉ ngơi du lịch, vì đây là nhân tố có tác dụng thúc đẩy du lịch phát triển .

♦ Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế: Nhân tố này làm nẩy sinh nhu cầu du lịch trong xã hội, đồng thời thúc đẩy du lịch phát triển với tốc độ cao. Trong nền sản xuất xã hội, hoạt động của một số ngành như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải…đều liên quan mật thiết tới việc phát triển ngành du lịch

♦ Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch:có tính chất kinh tế- xã hội, là sản phẩm của sự phát triển xã hội, đó là nhu cầu của con người về khôi phục sức khỏe, khả năng lao động, thể chất và tinh thần bị hao phí trong quá trình sinh sống.

Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch là một hệ thống và được thể hiện ở ba mức độ : xã hội- nhóm người- cá nhân. Trong các mức trên, quan trọng hàng đầu là nhu cầu nghỉ ngơi phát triển xã hội. Nó được xác định như nhu cầu của xã hội về phục hồi sức khỏe và khả năng lao

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh tây ninh thời kì hội nhập (Trang 25 - 34)