Các điểm du lịch

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tây ninh thời kỳ hội nhập (Trang 98 - 107)

2.2.7.1. Khu di tích lịch sử văn hóa núi Bà Đen

Khu di tích lịch sử văn hóa núi Bà Đen là một trong những điểm du lịch lớn nhất và hấp dẫn khách bậc nhất của khu vực phía nam, đến với điểm du lịch này các hoạt động du lịch về nguồn, du lịch văn hóa, du lịch thể thao leo núi, mạo hiểm… là những loại hình nổi bậc ở đây. Đây là khu du lịch quan trọng nhất của tỉnh nên được ưu tiên đầu tư phát triển, là nơi đầu tiên trên cả nước được đầu tư hệ thống cáp treo và sau đó là hệ thống máng trượt. Hiện nay đây là địa bàn trọng điểm thu hút khách của Tây Ninh, kể cả du khách quốc tế. Khách đến đây có thể thưởng ngoạn cảnh đẹp núi non hùng vĩ giữa vùng đồng bằng rộng lớn, đồng thời có thể thực các hoạt động tâm linh thông qua lễ hội vía Bà cũng như viếng cảnh chùa chiền trên núi. Khách du lịch tham quan núi Bà Đen là một bộ phận khách quan trọng của Tây Ninh, chiếm tỷ trọng rất lớn (gần 70%) trong tổng số khách du lịch đến Tây Ninh. Năm 2010, khu DT LSVH núi Bà Đen đạt 2.020.021 lượt người, trở thành một trong những nơi hấp dẫn du khách bậc nhất ở Nam Bộ. Nhìn chung trong giai đoạn từ 2000 - 2010, khách tham quan núi Bà Đen ít biến động, không bị tăng trưởng âm trong suốt giai đoạn, tốc độ tăng trưởng thấp nhất là 2,25% năm 2003 và cao nhất là 17,30% năm 2002.

87

Bảng 2.12. Hiện trạng khách tham quan khu DT LSVH Núi Bà Đen giai đoạn 2003- 2010

Đơn vị: lượt khách 2003 2004 2006 2008 2010 Khách tham quan Núi Bà 1.192.781 1.363.860 1.563.797 1.803.064 2.020.021 Trong đó: + Khách hội xuân 775.330 856.687 987.764 1.181.132 1.299.315 + Khách đi cáp treo máng trượt 578.520 669.613 851.000 961.000 1.263.000

Nguồn : Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh, năm 2011

Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện số lượng khách du lịch đến Núi Bà từ năm 2003- 2010

Nguyên nhân chính do trong giai đoạn từ 2000 - 2010 là giai đoạn kinh tế trong nước tăng trưởng nhanh chóng (ngoại trừ năm 2008, 2009) đời sống xã hội được nâng cao do đó nhu cầu đi du lịch đặc biệt là nhu cầu du lịch tâm linh, lễ hội ngày càng tăng.

Như vậy qua bảng số liệu và hình trên có thể thấy khách tham quan khu di tích LSVH núi Bà đều tăng qua các năm, số liệu năm sau luôn cao hơn năm trước và đến năm 2010 đã đạt trên 2 triệu lượt, trong đó khách hội xuân Núi Bà đạt gần 1,3 triệu lượt. Từ năm 2003, Tây Ninh đã đưa hệ thống cáp treo, máng trượt vào khai thác và từ đó đến nay số lượng khách sử dụng loại hình dịch vụ này không

88

ngừng tăng lên qua các năm. Đến năm 2010, số lượng khách đi cáp treo máng trượt là 1.263.000 lượt và theo ước tính của ngành chức năng, trong năm 2011 con số này có lẽ sẽ còn lớn hơn nữa khi mà Tây Ninh ngày càng chú trọng đầu tư cho khu di tích này.

2.2.7.2. Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh

Tòa thánh Tây Ninh nằm cách trung tâm thị xã Tây Ninh khoảng 5km về hướng đông, được khởi công xây dựng năm 1936 và hoàn thành năm 1955. Đây là một công trình kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng và là trung tâm hành đạo chính của đạo Cao Đài ở Tây Ninh, tọa lạc trong một khuôn viên có diện tích khoảng 1km2. Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh được bao bọc bởi 4000m hàng rào gạch có trang trí hoa văn rất ấn tượng, có tường rào bao bọc xung quanh, cứ 300m có một cửa ra vào. Có thể thấy, mỗi bộ phận Tòa Thánh Tây Ninh đều mang biểu tượng sâu sắc. Chẳng hạn, trên vòm trần nhà bên trong tòa thánh được ngăn ra làm 9 khoảng có hình bầu trời đầy mây và sao. Khu chính diện thờ Thiên Nhãn nằm trên quả càn khôn có 3.027 ngôi sao (tượng trưng cho 3.072 quả địa cầu). Đạo Cao Đài thờ Trời, tức Đức Chí Tôn qua biểu tượng con mắt trái vì mắt trái là chơn dương. Thờ con mắt cũng ứng hợp với câu thành ngữ : Trời cao có mắt (Thiên nhãn).

Lễ hội lớn nhất hằng năm diễn ra nơi đây là vía Đức Chí Tôn (mùng 8 tháng giêng âm lịch) và vía Đức Diêu Trì Kim Mẫu (Rằm tháng 8 âm lịch). Lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc và cuốn hút hàng triệu người từ mọi miền đất nước về dự và chiêm bái thưởng ngoạn cảnh quan nơi đây. Cùng với núi Bà Đen, nơi đây hàng năm đón một lượng lớn du khách đến viếng thăm, hành hương, cúng bái từ các vùng lân cận

2.2.7.3. Căn cứ Trung ương Cục Miền Nam

Di tích lịch sử văn hóa Căn cứ Trung ương cục Miền Nam là một “địa chỉ đỏ”du lịch về nguồn và nổi tiếng về hệ sinh thái rừng. Căn cứ Trung ương cục Miền Nam nằm cách thị xã Tây Ninh 64 km thuộc xã Tân Lập, huyện Tân Biên tỉnh Tây Ninh.

89

Đến với khu di tích Căn cứ Trung ương cục miền Nam, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh thiên nhiên của rừng nhiệt đới với nhiều chủng loại cây, chim muông, thú rừng… Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ nơi đây cũng đã hình thành ba vành đai bảo vệ.

Từ năm 1994 – 2005, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đầu tư trên 20 tỷ đồng để tu bổ, phục chế tôn tạo 3 khu di tích, thực hiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ các cuộc hành hương về nguồn của các bậc lão thành cách mạng, nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ và là địa điểm thu hút khách tham quan, du lịch…Tuy nhiên, công tác bảo tồn, tôn tạo chỉ dừng lại ở việc phục dựng nhà ở và nơi làm việc của các đồng lãnh đạo Cách mạng miền Nam, nhà ăn, hội trường, bếp Hoàng Cầm, một số đoạn giao thông hào… chưa thể hiện được tầm vóc và quy mô của cơ quan đầu não kháng chiến. Nguyên nhân chủ yếu là tư liệu, tài liệu về sinh hoạt và hoạt động tại các khu căn cứ khi đó rất hiếm, chỉ thu thập qua lời kể những người từng sống, chiến đấu tại nơi đây, điều kiện kinh phí đầu tư chưa đáp ứng nhu cầu. Ngoài ra, các cơ sở dịch vụ phục vụ cho việc ăn, ở, nghỉ ngơi, mua sắm hàng lưu niệm… đều chưa có, do đó du khách gặp nhiều khó khăn khi đến tham quan, làm giảm sức thu hút của khu di tích.

Nhằm phát huy giá trị di tích, Ban quản lý các khu di tích lịch sử cách mạng miền Nam cũng đã phác thảo những giải pháp cần phải thực hiện trong giai đoạn 2011 – 2020 như tổ chức hội thảo, xuất bản tài liệu, phim về di tích, tuyên truyền giới thiệu di tích trong hệ thống trường học, lập website… Xây dựng khu di tích trở thành nơi tổ chức các chương trình giáo dục, rèn luyện thanh thiếu niên về kỹ năng sống hoặc tận dụng để làm phim trường; Xây dựng các chương trình hoạt động du lịch văn hoá cách mạng, kết hợp du lịch sinh thái, du lịch hội nghị, du lịch mạo hiểm, du lịch về nguồn…

Căn cứ Trung ương cục miền Nam quả là nhân chứng, là biểu tượng sáng ngời của trí thông minh, tài thao lược và lòng quả cảm của nhân dân miền Nam, là địa chỉ có sức thu hút du khách rất lớn, đặc biệt là những du khách về nguồn và thăm lại chiến trường xưa.

90

2.2.7.4. Hồ Dầu Tiếng Tây Ninh

Hồ Dầu Tiếng là một biển nước mênh mông do con người tạo ra từ một công trình thủy nông lớn nhất nước. Với diện tích rộng trên 27.000 ha và 1,5 tỷ m3 nước, hồ không những có những khả năng tưới cho hàng trăm ngàn ha đất trồng mà còn là một vùng cảnh quan du lịch hấp dẫn.

Đến với hồ Dầu Tiếng, du khách không khỏi kinh ngạc với khối óc sáng tạo và tinh thần cần cù của nhân dân Việt Nam bởi hàng triệu khối đất đá đã chặn được dòng sông Sài Gòn chảy xiết thành hồ nước khổng lồ, biến Tây Ninh từ một vùng đất khô cằn thành một vùng sông nước. Hồ Dầu Tiếng với một khoảng không gian rộng lớn, sơn thủy hòa quyện, các ốc đảo tự nhiên thoáng mát lạ mắt, không khí trong lành sẽ tạo cho du khách thoải mái trong một chuyến du lịch.

Đến đây du khách còn được thưởng thức các món ăn từ các loại tôm cá đầu nguồn mà chỉ có hồ Dầu Tiếng mới có được. Ngoài ra du khách còn có thể chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên “miền biển”với một hồ nước mênh mông sóng vỗ với đập tràn, đập chính, đồi thơ, chùa Cậu…làm say mê lòng người.

Với một vùng hồ rộng lớn như vậy có thể tổ chức những hoạt động thể thao, giải trí dưới nước như các loại thuyền buồm, xuồng máy tốc độ cao hoặc lướt ván. Trong những ngày nghỉ tại hồ, khách có thể tham gia các môn thể thao, giải trí dưới nước hoặc một số môn thể thao lướt ván, thuyền buồm. Ngành du lịch có thể tổ chức biểu diễn nghệ thuật các môn thể thao trên phục vụ nhu cầu giải trí của du khách. Ở nước ta các loại hình thể thao dưới nước còn mới mẻ nên chắc chắn sẽ thu hút được du khách đến chơi, học chơi hoặc xem triển lãm. Điều này không những làm tăng sự hấp dẫn của du lịch mà còn mang lại lợi ích cho du khách, trong những ngày nghỉ ngơi lại học thêm được môn nào đó của thể thao dưới nước.

2.2.7.5 Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài

Đi du lịch Tây Ninh, nhiều du khách không bỏ qua cơ hội đến khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài. Đây là khu kinh tế cửa khẩu đường bộ lớn nhất phía Nam, hoạt động từ năm 2004.

91

Nằm trên đường Xuyên Á (con đường bắt đầu từ Myanmar, qua Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia và kết thúc ở Quảng Tây - Trung Quốc) và là cửa ngõ qua lại giữa Campuchia và Việt Nam, khu kinh tế Cửa khẩu Mộc Bài có vị trí quan trọng và thu hút được nhiều nhà đầu tư. Từ khi hoạt động, khu kinh tế này trở thành điểm đến để mua sắm và đi du lịch trong ngày đối với nhiều du khách, nhất là người Sài Gòn.

Đến với khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, du khách thường lựa chọn siêu thị miễn thuế GC. Mỗi du khách chỉ được mua hàng miễn thuế trị giá 500.000 đồng/ngày, mua nhiều hơn số tiền này thì phải đóng thuế. Khách mua hàng phải mang theo chứng minh nhân dân để được nhận một phiếu mua hàng miễn thuế. Vào các ngày cuối tuần, dịp lễ, du khách đến đây rất đông nên việc xếp hàng nhận phiếu mua hàng có thể kéo dài hàng giờ. Hiện nay để thuận tiện cho việc thanh toán cũng như hạn chế trong việc xếp hàng chờ lấy phiếu, người mua hàng sẽ chỉ cần xuất trình chứng minh thư tại các quầy tính tiền cho nhân viên thu ngân thì sẽ được thanh toán theo chế độ miễn thuế, rất dễ dàng và nhanh chóng.

Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài rộng trên 21.000m2 nên du khách có thể rong ruổi ngắm hàng, ngắm cảnh sau khi mua sắm. Đứng bên này biên giới, du khách có thể nhìn thấy cửa khẩu phía bên nước bạn với kiến trúc chùa tháp đặc trưng của Campuchia.

2.2.7.6. Vườn quốc gia Lò Gò- Xa Mát

Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát nằm trên địa phận 3 xã Tân Lập, Tân Bình, Hoà Hiệp thuộc huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, cách thị xã Tây Ninh khoảng 30km về phía bắc tây bắc. Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát có hệ động thực vật phong phú đặc biệt là hệ chim nước quý hiếm, nằm ở phía tây vùng đất thấp miền Đông Nam Bộ, chủ yếu là rừng nguyên sinh, địa hình khá bằng phẳng.

Lò Gò - Xa Mát có thảm thực vật rừng dạng như rừng bán rụng lá, rừng rụng lá trên đất thấp và các dải hẹp rừng thường xanh ven sông suối và rừng tràm. Gần biên giới với Campuchia là các dải rộng đồng cỏ đất lầy với các thảm cói lác. Hệ thực vật phong phú có giá trị như: các cây họ dầu: dầu nước, dầu cát, dầu chai,

92

dầu song nàng, sao đen, nến mủ, một số loài đã có tên trong sách đỏ như: gõ cà te, giáng hương, mạc sưa… Khu hệ chim tại vườn quốc gia này rất đặc trưng, tại các sinh cảnh đất ngập nước đã ghi nhận nhiều loài chim nước quý hiếm như giang sen, già đẫy nhỏ và cò nhạn, gà lôi lông tía, gà tiền mặt đỏ, chích chạch má xám... Ngoài ra, Lò Gò - Xa Mát còn là nơi dừng chân bay qua của loài sếu đầu đỏ, trên tuyến di cư về nơi sinh sản tại Campuchia. Lò Gò-Xa Mát được công nhận là một trong các vùng chim quan trọng của Việt Nam.

Bên cạnh ý nghĩa về bảo tồn sinh học, khu vực này còn có ý nghĩa quan trọng về mặt lịch sử. Trong chiến tranh chống Mỹ, Lò Gò - Xa Mát là cơ sở của Đài phát thanh Giải phóng miền Nam Việt Nam, đồng thời cũng là căn cứ cách mạng của quân giải phóng. Bởi vậy, khu vực này còn được biết đến như một trong những chứng tích của chiến tranh, có ý nghĩa quan trọng về mặt văn hóa lịch sử. Ngoài ra, vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát là nơi có sông Vàm Cỏ bắt nguồn từ Campuchia chảy qua nên rừng ở đây có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ đầu sông. Nhiều hộ dân cư sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thuỷ sản của con sông này.

Với những tiềm năng lớn lao như vậy, Lò Gò- Xa Mát trong một tương lai không xa sẽ là nơi thu hút các hoạt động du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái gắn với sự đa dạng của hệ động thực vật nơi đây.

Hiện nay UBND tỉnh Tây Ninh cũng đã thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia Lò Gò-Xa Mát. Vườn quốc gia Lò Gò-Xa Mát là một bộ phận của hệ sinh thái rừng Đông Nam Bộ rất giàu tiềm năng du lịch. Trước đây khu rừng Lò Gò-Xa Mát được chú ý đến như một di tích lịch sử và văn hoá hơn là những giá trị đa dạng về tài nguyên sinh học. Hiện nay những giá trị tài nguyên đa dạng về sinh học của khu rừng này ngày càng phát triển. Nhằm phát triển ngành du lịch và bảo vệ môi trường sinh thái bền vững; đồng thời phát huy truyền thống văn hoá dân tộc, bảo tồn di sản lịch sử, ngành chức năng của tỉnh đã phối hợp với Viện Sinh học Nhiệt đới xây dựng dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Lò Gò-Xa Mát”.

93

Các loại hình du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Lò Gò-Xa Mát: đi bộ trong rừng; đi xe đạp; tham quan nghiên cứu cây cỏ và hoa rừng; quan sát chim, thú; bơi thuyền độc mộc; cắm trại; tham quan căn cứ kháng chiến, di tích lịch sử; tham quan làng nghề và văn hoá cộng đồng…

Dự án du lịch sinh thái vườn quốc gia Lò Gò –Xa Mát khi được thực hiện sẽ tác động đến kinh tế -xã hội: Giá trị đất gia tăng, tạo việc làm và nâng cao trình độ người lao động, phát triển và giao lưu văn hoá, giáo dục và bảo tồn thiên nhiên, tăng mức thu nhập cho người địa phương, tăng nguồn thu của tỉnh, đem lại một vẻ đẹp mới cho vườn quốc gia Lò Gò-Xa Mát, cảnh quan thiên nhiên được quản lý tốt hơn và đem lại bài học quý giá trong việc xây dựng một khu du lịch sinh thái…

2.2.7.7. Khu du lịch Long Điền Sơn

Long Điền Sơn là một khu du lịch mới đi vào hoạt động phục vụ du khách đến với Tây Ninh. Nằm trong phong cảnh hữu tình, nhà đầu tư đã xây dựng nên khu du lịch đậm nét truyền thống và bản sắc của làng quê và văn hóa Việt…

Long Điền Sơn tọa lạc tại ấp Ninh Trung, xã Ninh Sơn, cách thị xã Tây Ninh khoảng 5 km. Mới đưa vào hoạt động vào dịp Tết Nguyên đán năm 2008, khu du lịch đã được nhiều người biết đến và đã xuất hiện trong nhiều chương trình, các

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tây ninh thời kỳ hội nhập (Trang 98 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)