Đánh giá chung về tiềm năng du lịch Tây Ninh

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tây ninh thời kỳ hội nhập (Trang 72 - 76)

2.1.5.1. Những lợi thế

Tài nguyên du lịch Tây Ninh khá phong phú, đậm nét lịch sử, văn hóa, nghệ thuật trải đều trên toàn tỉnh:

- Tây Ninh là tỉnh có địa hình chuyển tiếp, vừa có đồng bằng vừa có núi non với phong cảnh tự nhiên hấp dẫn và nhiều di tích được Bộ Văn Hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận và xếp hạng.

63

- Tài nguyên sinh vật khá phong phú với nhiều loại tạo nên sự đa dạng sinh học hấp dẫn, đặc biệt tại vườn quốc gia Lò Gò- Xa Mát, nơi đang bảo tồn được nhiều hệ sinh thái quý hiếm của Việt Nam.

- Khí hậu chịu ảnh hưởng của hai mùa gió: gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió Tây Nam mát và ẩm gây mưa, còn gió Đông Bắc có độ ẩm không lớn nhưng không tạo ra rét tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển loại hình du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tham quan hành hương, du lịch về nguồn… - Tài nguyên nước khá phong phú, đảm bảo cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt, trong đó có nhu cầu du lịch

- Là tỉnh có 240 km đường biên giới với Campuchia với 2 cửa khẩu quốc tế và hàng chục cửa khẩu tiểu ngạch, thuận lợi cho phát triển kinh tế, phát triển du lịch, giao lưu trao đổi và thông thương giữa hai nước. Các cửa khẩu ở Tây Ninh là cửa ngõ quan trọng để tỉnh mở rộng thị trường du lịch, khuyến khích phát triển hình thức du lịch caravan. Hiện nay chính phủ cũng đã áp dụng chính sách khu kinh tế cửa khẩu, phát triển kinh tế biên giới, tạo điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế. - Hệ thống giao thông đường bộ và một phần đường thủy của tỉnh đều đi qua các điểm du lịch, tạo điều kiện thuận lợi rất lớn cho sự phát triển du lịch của tỉnh.

- Các dịp lễ, tết đều kết hợp với các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao thu hút sự tham gia rất lớn của du khách như Lễ hội Bà Đen ở khu DT LSVH núi Bà Đen, Hội Yến Diêu Trì Cung ở Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh đã trở thành sinh hoạt văn hóa không thể thiếu cho người dân khu vực phía nam.

- Tây Ninh còn có một tiềm năng lợi thế khác mà không phải địa phương nào cũng có được, đó là các di tích lịch sử cách mạng như Căn cứ Trung ương Cục Miền Nam, Căn cứ Mặt trận dân tộc, di tích Ban An ninh Miền… Đây vốn là những cơ quan đầu não của cách mạng miền nam, sẽ là một tiềm năng rất lớn cho các hoạt động du lịch về nguồn thăm lại chiến trường xưa.

- Các dịch vụ khác như bưu chính viễn thông, cấp điện, cấp nước, y tế, giáo dục… đều khá tốt, có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

64

2.1.5.2. Những tồn tại

- Điều kiện tự nhiên Tây Ninh có một mùa khô kéo dài gây khó khăn cho các hoạt động du lịch, đặc biệt là các loại hình du lịch sinh thái gắn với sông nước. - Danh lam thắng cảnh ở Tây Ninh còn ít, kỹ năng quản lý, hội nhập du lịch Đông Nam Á chưa cao, thiếu hệ thống các nhà hàng khách sạn đạt tiêu chuẩn cao, trình độ và năng lực của đội ngũ hướng dẫn viên trong điều hành tour còn hạn chế, nhận thức về phát triển du lịch chưa đồng đều, hoạt động du lịch còn chưa chuyên nghiệp.

- Các khu di tích, văn hóa thu hút đông du khách hình thành nhiều tụ điểm dịch vụ tự phát, việc quản lý theo quy hoạch còn hạn chế, cần có định hướng và chấn chỉnh từng bước. Các thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch nhiều nhưng phần đông tập trung ở lĩnh vực dịch vụ ăn uống, lưu trú, thiếu đầu tư công trình theo quy hoạch.

- Mạng lưới giao thông thuận tiện nhưng chất lượng chưa cao. Giao thông vận tải đường bộ phát triển nhưng chưa đồng bộ, chưa được hiện đại hóa nhất là giao thông nông thôn. Giao thông vận tải đường sông chưa được quan tâm đầu tư đúng mức cũng là một trở ngại cho phát triển du lịch.

2.1.5.3. Thời cơ và thách thức cho du lịch Tây Ninh

Thời cơ:Bước vào những thập niên đầu tiên của thế kỉ XXI, khi mà Việt Nam gia nhập WTO cũng như nhiều tổ chức khu vực và quốc tế khác đã kích thích sự giao lưu giữa nước ta và các nước trên thế giới. Mặt khác hiện nay Việt Nam đã là thành viên của nhiều tổ chức du lịch thế giới, điều đó càng thúc đẩy sự phát triển du lịch trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, xu hướng phát triển du lịch thế giới và Việt Nam đang có nhiều thuận lợi để thúc đẩy sự phát triển du lịch, và du lịch Tây Ninh cũng hưởng lợi không nhỏ từ xu thế trên.

Trước hết vị trí địa lý của Tây Ninh có những lợi thế so sánh so với các tỉnh trong khu vực Đông Nam Bộ, đó là: Nằm ở vùng kinh tế năng động và phát triển nhất của Việt Nam; Tiếp giáp Thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế khu vực phía nam; nằm trong tuyến đường xuyên Á Phnom Penh - Thành phố Hồ Chí Minh.

65

Đây là những điều kiện thuận lợi cho Tây Ninh trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.

Trong bối cảnh cả nước hiện nay có nhiều di tích văn hóa- lịch sử, lễ hội được UNESCO công nhận đã thu hút một lượng lớn du khách quốc tế đến Việt Nam. Tây Ninh tuy tiềm năng du lịch không nhiều nhưng khá độc đáo và có giá trị lớn như Khu du lịch núi Bà Đen với một trong những lễ hội lớn nhất Việt Nam; hồ Dầu Tiếng; Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát; Toà thánh Cao Đài; di tích Trung ương Cục Miền Nam… Điều này càng tạo điều kiện thuận lợi để Tây Ninh có thể phát triển các loại hình du lịch sinh thái, văn hoá, tâm linh tín ngưỡng…

Thách thức: Du lịch Tây Ninh đi lên từ xuất phát điểm rất thấp nhưng lại ít được tiếp nhận sự hỗ trợ của Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên. Chất lượng dịch vụ, chất lượng các sản phẩm du lịch còn thấp do chưa có chiến lược đầu tư đồng bộ và hiệu quả. Hình ảnh đặc trưng, nổi trội cho sản phẩm của du lịch Tây Ninh chưa được khai thác và phát huy có hiệu quả, một số sản phẩm du lịch truyền thống thiếu sức cạnh tranh do chưa nâng cao chất lượng dịch vụ, quản lý chất lượng dịch vụ, quản lý kinh doanh bất cập, làm giảm sức thu hút du lịch, đầu tư so với một số địa phương trong vùng và cả nước.

Công tác xây dựng chiến lược phát triển du lịch và quản lý phát triển du lịch thông qua hệ thống quy hoạch du lịch từ tổng thể đến chi tiết còn thiếu đồng bộ và thiếu sự liên hệ chặt chẽ, bất cập, chồng chéo, thiếu sự phối hợp giữa các ngành trong quy hoạch phát triển du lịch, quy hoạch phát triển ngành, phát triển lãnh thổ ở tỉnh nên gây ra sự phát triển lệch hướng tại một số điểm du lịch dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp.

Nền kinh tế đang phát triển tích cực nhưng chưa đồng bộ và tiềm ẩn những dấu hiệu thiếu bền vững, năng lực cạnh tranh còn yếu, chậm phát huy các tiềm năng, thế mạnh, khả năng hội nhập chưa cao.

Công tác quy hoạch còn chậm, chất lượng chưa cao, định hướng quy hoạch nhiều mặt chưa rõ, tầm nhìn chưa đủ dài nên chỉ sau thời gian ngắn đã lạc hậu, thiếu gắn kết giữa các quy hoạch. Quản lý nhà nước về quy hoạch, phát triển đô thị còn

66

nhiều yếu kém.

Huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển còn khó khăn. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xã hội chưa cao. Môi trường đầu tư vẫn còn nhiều vướng mắc, thu hút đầu tư còn yếu so với nhiều địa phương trong cả nước, nhất là nguồn lực đầu tư nước ngoài. Nguồn nhân lực thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, thiếu lao động lành nghề nhất là các chuyên gia đầu ngành và năng lực cán bộ một số cấp, ngành, lĩnh vực còn yếu, nhất là cấp cơ sở, thiếu năng động nhạy bén và sáng tạo trong tổ chức thực hiện, chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trình độ dân trí phát triển chưa đồng đều đã làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng phục vụ tại các khu điểm du lịch.

Hoạt động du lịch mang tính mùa vụ cao, yếu tố khí hậu bất thường như dông bão, lũ lụt... làm ảnh hưởng đến hoạt động du lịch.

Những tồn tại và khó khăn nêu trên đang trở thành những thách thức đối với ngành du lịch Tây Ninh. Vì lẽ đó, Tây Ninh cần có chủ trương, chính sách tạo điều kiện tập trung khai thác có hiệu quả các tài nguyên du lịch nhằm phát triển du lịch trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội của tỉnh tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tây ninh thời kỳ hội nhập (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)