Trong tiến trình đất nước hội nhập toàn cầu, ngành du lịch cũng không nằm ngoài xu thế đó. Việc phát triển du lịch, những kết quả thu được từ ngành kinh tế này được coi là biểu hiện của toàn cầu hóa. [32]
Ngành du lịch là ngành mang tính quốc tế hóa cao. Vì vậy nhiều quốc gia đã gia nhập các tổ chức du lịch trong khu vực và quốc tế, tham gia kí kết các hiệp định về phát triển du lịch khu vực và liên quan đến khu vực, nhằm phối hợp hoạt động hợp tác, liên kết để phát triển du lịch. Ví dụ : phát triển các tuyến du lịch xuyên Á, đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập cảnh, miễn thị thực xuất nhập cảnh, giảm giá các dịch vụ, hợp tác kinh doanh, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực…là những điều kiện hấp dẫn du khách và thuận lợi cho phát triển du lịch của các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. [32]
Ngày nay hội nhập quốc tế được coi như xu thế tất yếu, hội nhập giúp các quốc gia hiểu biết nhau hơn, các tổ chức khu vực và quốc tế hình thành nhiều hơn. Khoảng cách đi lại giữa các quốc gia và châu lục trở nên gần hơn. Do đó, hoạt động du lịch càng có điều kiện và cơ hội phát triển. Đầu tư phát triển du lịch và dành quan tâm thích đáng cho du lịch là lựa chọn đúng đắn, góp phần hưng thịnh nền kinh tế của các quốc gia có tiềm năng du lịch. [14]
Sự phát triển của ngành du lịch có ý nghĩa to lớn về mặt KT- XH. Phát triển du lịch với các nhiệm vụ cụ thể như : quy hoạch, đầu tư; nâng cao năng lực cạnh tranh; xây dựng các điểm, tuyến, cụm du lịch khai thác một cách hiệu quả những tiềm năng du lịch địa phương. Đó là một trong những lộ trình cụ thể để du lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch Tây Ninh nói riêng chủ động hội nhập sâu và toàn diện. Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của các tổ chức du lịch quốc tế như: UNWTO, PATA, ASEANTA…
31
Hội nhập trong lĩnh vực du lịch vừa là thời cơ để Việt Nam nói chung và từng địa phương nói riêng quảng bá hình ảnh đẹp đẽ về thiên nhiên, văn hóa, con người Việt Nam với bạn bè thế giới, góp phần thu hút lượng khách quốc tế lớn, tăng doanh thu từ du lịch nhưng cũng vừa là thách thức không nhỏ đối với ngành du lịch trong việc tạo ra sản phẩm phong phú, độc đáo; phát triển du lịch gắn với giữ gìn, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ cảnh quan- môi trường du lịch trong sạch.