Chiến lược phát triển du lịch của tỉnh

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tây ninh thời kỳ hội nhập (Trang 122 - 124)

Chiến lược về sản phẩm du lịch: Tạo ra sản phẩm du lịch mới, độc đáo, mang bản sắc địa phương; Khai thác tiềm năng du lịch một cách hợp lý, có quy hoạch cụ thể đối với từng loại tài nguyên du lịch khác nhau; Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch với mục tiêu kéo dài số ngày lưu trú của khách, tăng hiệu quả kinh tế, giảm sức ép lên tài nguyên; Hình thành và phát triển các điểm mua sắm, các trung

111

tâm thương mại lớn ở những địa bàn du lịch trọng điểm và trên từng tuyến, điểm du lịch để bán các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương.

Chiến lược thị trường: Cần nghiên cứu, phân tích, đánh giá các thị trường du lịch hiện tại và các thị trường du lịch tiềm năng để tạo cơ sở cho việc xây dựng các chiến lược về sản phẩm cũng như các chiến lược phát triển khác. Trong những năm sắp tới, thị trường du lịch của Tây Ninh vẫn là thị trường nội địa, thực hiện chiến lược đa dạng hóa các sản phẩm du lịch trên cơ sở phát huy lợi thế của các cụm du lịch nổi tiếng như Tòa Thánh Tây Ninh- núi Bà Đen- hồ Dầu Tiếng, cụm Lò Gò Xa Mát- Trung ương Cục Miền Nam… phát triển với các dịch vụ vui chơi giải trí gắn với các điểm du lịch văn hóa lịch sử, văn hóa tâm linh, đảm bảo khai thác tối đa thị trường khách du lịch Đông Nam Bộ, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh. Đối với thị trường khách quốc tế: tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm và thị trường du lịch, xây dựng cơ sở vật chất tiện nghi để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách: ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc…và phục vụ các chuyên gia, các nhà đầu tư và các nhà khoa học đến nghiên cứu các mặt kinh tế, xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó, tích cực khai thác nối các tour du lịch quốc tế từ thành phố Hồ Chí Minh về Tây Ninh, đặc biệt thu hút khách từ thị trường Campuchia, Thái Lan… qua hai cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Xa Mát.

Chiến lược về đầu tư cho du lịch: Trên cơ sở quy hoạch cụ thể, cơ chế phù hợp nhằm khuyến khích đầu tư cho lĩnh vực du lịch từ mọi thành phần kinh tế để nhanh chóng phát triển các dự án du lịch, các loại hình du lịch. Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư : Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành; Đầu tư các ngành dịch vụ có liên quan đến tổ chức hoạt động du lịch; Đầu tư cho kết cấu hạ tầng; Đầu tư cải tạo môi trường sinh thái cho các khu du lịch

Chiến lược nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch: Đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất du lịch đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng cách xã hội hóa công tác đào tạo; Hướng tới chuyên nghiệp hóa trong khâu tổ chức các sự kiện, lễ hội nhằm thu hút cả du khách quốc tế tham

112

dự; Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu của nhiều loại khách khác nhau.

Chiến lược đào tạo và giáo dục du lịch: Con người là yếu tố hàng đầu của sự nghiệp phát triển du lịch. Cần bồi dưỡng và đào tạo cả về quản lý, kinh doanh du lịch, chuyên môn nghiệp vụ, tin học và ngoại ngữ chuyên ngành. Xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ trình độ, năng lực đáp ứng sự phát triển của ngành trong điều kiện đất nước hội nhập quốc tế và khu vực. Ngoài ra, cần chú trọng giáo dục du lịch cho toàn dân, góp phần tạo môi trường du lịch thuận lợi và lành mạnh.

Chiến lược về bảo vệ môi trường du lịch: Cần có kế hoạch phân vùng chức năng trên địa bàn tỉnh để xác định các khu vực cần bảo vệ như các khu di tích lịch sử- văn hóa, khu bảo tồn thiên nhiên…Giữ gìn môi trường tự nhiên và xã hội lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch; Chú trọng tôn tạo, bảo vệ, sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên, tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước, đảm bảo phát triển bền vững cho du lịch Tây Ninh.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tây ninh thời kỳ hội nhập (Trang 122 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)