Phát triển du lịch theo lãnh thổ

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tây ninh thời kỳ hội nhập (Trang 142 - 143)

Phát triển du lịch phải gắn liền với lãnh thổ du lịch cụ thể, chứ không thể phát triển một cách chung chung. Để thực hiện phát triển du lịch theo lãnh thổ, trước hết cần dựa vào tiềm năng du lịch của từng lãnh thổ để quy hoạch thành các điểm, tuyến du lịch với các loại hình tương ứng, phù hợp với tiềm năng, nhu cầu và sở thích của từng nhóm đối tượng khách cụ thể. Ở Tây Ninh, theo quy hoạch sẽ có bốn khu vực trọng điểm phát triển du lịch:

- Khu vực núi Bà Đen- hồ Dầu Tiếng và vùng phụ cận: có tiềm năng du lịch lớn nhất của tỉnh Tây Ninh do tập trung ba tiềm năng du lịch có giá trị nhất của tỉnh là Khu di tích LSVH núi Bà Đen, Toà Thánh Cao Đài và hồ Dầu Tiếng. Ở khu vực này cần thực hiện quy hoạch chi tiết cho từng điểm du lịch trên cơ sở quy hoạch

90

chung cho các khu vực trọng điểm du lịch của tỉnh. Khu vực này sẽ kết hợp khai thác du lịch tâm linh - lễ hội với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch thể thao cao cấp, du lịch cuối tuần…. Hoạt động du lịch sinh thái ở hồ Dầu Tiếng sẽ cung cấp các dịch vụ và sản phẩm du lịch sinh thái hỗ trợ cho các hoạt động du lịch tâm linh, lễ hội ở khu vực núi Bà Đen.

- Khu vực Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát và phụ cận: đây là khu vực có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Lò Gò- Xa Mát, du lịch về nguồn với các di tích cách mạng nổi tiếng như Căn cứ Trung ương Cục Miền Nam, Căn cứ Ban An ninh Miền… Do vậy trong đề án quy khu vực này cần chú ý đến yếu tố sinh thái, văn hóa- lịch sử ở từng nơi, để có một quy hoạch tổng thể chung hài hòa mang lại giá trị cao nhất cho vùng đất giàu tiềm năng du lịch ở biên giới phía bắc của tỉnh. - Khu vực sông Vàm Cỏ Đông và khu vực sông Sài Gòn: đây là khu vực có thể xây dựng các điểm vui chơi giải trí trên sông nước, kết hợp các hoạt động du lịch sinh thái. Mặc dù trên quy hoạch đây sẽ là những khu vực trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh nhưng hiện nay trên thực tế vẫn chỉ là những vùng hoang sơ, do vậy khu vực này cần được nhanh chóng triển khai thực hiện quy hoạch, kêu gọi đầu tư, đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá. Bởi vì chỉ có thực hiện sớm mới tạo ra được lợi thế cạnh tranh, hấp dẫn du khách ngay từ buổi đầu vì trong tương lai nhiều tỉnh, thành khác cũng sẽ có các điểm du lịch tương tự như thế.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tây ninh thời kỳ hội nhập (Trang 142 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)