♦ Du lịch về nguồn : Tây Ninh có nhiều khu di tích được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng đặc biệt như: Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, căn cứ Ban An ninh Miền, căn cứ Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, căn cứ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam... Đây là nơi ở và làm việc của nhều đồng chí lãnh đạo cao nhất của cách mạng miền Nam trong những ngày kháng chiến ác liệt cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Đặc biệt là di tích căn cứ xứ ủy Nam Bộ nay thuộc ấp Đồng Rùm, xã Tân Thành, huyện Tân Châu. Căn cứ này có mật danh là X40, nơi đồng chí Lê Duẩn và các đồng chí khác trong xứ ủy Nam Bộ đã sống và làm việc trong những năm 1950. Căn cứ X40 Đồng Rùm là địa điểm thường trực của các cơ quan Trung ương cục, Mặt trận dân tộc giải phóng, Bộ chỉ huy Miền, Quân ủy miền, sư đoàn 9- đơn vị chủ lực đầu tiên của quân giải phóng miền Nam làm nhiệm vụ bảo vệ khu căn cứ Bắc Tây Ninh. Tại núi Bà Đen, bên cạnh hệ thống chùa chiền cổ kính và cảnh quan thiên nhiên thì đây cũng chính là nơi ghi lại bao chiến tích trong hai cuộc kháng chiến với động Kim Quang, động Huyền Môn, động Thiên Thai, động Cây Đa, động Ông Tà,
84
động Ông Hổ... Ngoài ra cũng không thể không nhắc đến căn cứ Tua Hai- nơi diễn ra trận đánh có tính lịch sử dẫn đến khởi nghĩa toàn miền Nam.
♦ Du lịch văn hóa: Núi Bà Đen Tây Ninh là một trong những địa điểm được ưa thích tại miền Nam. Trong năm 2010, lượng khách đến núi Bà Đen Tây Ninh đạt hơn 2 triệu lượt người, trong đó có một lượng không nhỏ là khách nước ngoài và gần 1,3 triệu khách tham quan Hội xuân núi Bà. Bên cạnh đó, du khách có thể đến tham quan Tòa Thánh Cao Đài - một công trình kiến trúc tôn giáo độc đáo - nằm trong khuôn viên nội ô thị xã Tây Ninh, rộng 100 ha, được xây dựng từ năm 1926. Ngoài ra, còn có các chương trình lễ hội khác đã đón tiếp được nhiều du khách đến tham dự như lễ giỗ Quan Lớn Trà Vong, lễ hội của đồng bào các dân tộc Khmer, Chăm, Stiêng,...
Bên cạnh đó, khách du lịch còn có thể nghiên cứu khảo cổ các di tích đình chùa, đặc biệt là ở hai ngôi tháp cổ Bình Thạnh (Trảng Bàng) và Chót Mạt (Tân Biên) thuộc văn hóa Óc Eo, được xây dựng từ thế kỷ thứ 9.
Ngoài ra, du khách có thể đến viếng đền thờ Trần Hưng Đạo ở số 36/14 Cách Mạng Tháng Tám, phường III, thị xã Tây Ninh. Đền nhỏ nhưng từng rất nổi tiếng do nhận được sắc phong từ Vua Bảo Đại. Hoặc như Đình Hiệp Ninh - một trong hai ngôi đình cổ nhất ở Thị xã Tây Ninh, được xây dựng vào khoảng năm 1880 và được sắc phong vào năm Khải Định thứ hai ngày 8.3.1917.
♦ Du lịch sinh thái: Đây chính là một trong những tiềm năng và thế mạnh của du lịch Tây Ninh. Trước tiên là hồ Dầu Tiếng, công trình thủy nông lớn nhất nước, với diện tích 27.000 ha với nhiều đảo và bán đảo tạo nên cảnh quan thơ mộng, rất thu hút. Trong một tương lai gần đây sẽ trở thành điểm du lịch sinh thái lý tưởng với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, săn bắn, câu cá, hoạt động thể thao vui chơi giải trí trên hồ. Hiện nay, khu này đang qui hoạch các tiểu khu du lịch như sau: gồm khu Trung tâm phục vụ; khu hành chính; khu thương mại; khu giải trí thể thao; khu văn hóa; khu du lịch; khu cho khách nước ngoài; khu cho khách trong nước; khu công viên vui chơi giải trí: Rộng 50 ha bao gồm các khu sinh hoạt, giải trí, khu vui chơi của thiếu nhi và sân Golf; khu công viên sinh thái rừng: Bố trí rừng phòng
85
hộ, hồ nước tạo cảnh quan sinh động để khách du ngoạn. Có thể xây dựng và tổ chức huấn luyện ngựa, cho thuê ngựa dạo chơi; khu săn bắn, câu cá trên đảo, khu thể thao nước gồm bãi tắm, thể thao lướt sóng, câu cá...
Kế đến là Vườn Quốc gia Lò Gò-Xa Mát, rộng 18.806 ha trải dài trên 4 xã Tân Lập, Tân Bình, Hòa Hiệp và Thạnh Tây (huyện Tân Biên). Nơi này có hệ sinh cảnh rừng ngập nước ngọt duy nhất trong danh mục rừng đặc dụng ở Việt Nam, với nhiều loài động thực vật quý hiếm, thuận lợi cho việc phát triển loại hình cắm trại, dã ngoại, kết hợp thăm chiến trường xưa. Hàng năm, nơi đây thu hút sếu đầu đỏ (có tên trong Sách đỏ thế giới) về đây sinh sống và tìm nguồn thức ăn.Ngoài ra, ở khu vực Ma Thiên Lãnh nằm trong quần thể di tích danh thắng núi Bà Đen, rừng phòng hộ, rừng lịch sử ở Chàng Riệc, Dương Minh Châu, sông Vàm Cỏ Đông đều có thể khai thác phục vụ cho loại hình du lịch sinh thái.
♦ Du lịch thể thao leo núi, mạo hiểm: Bên cạnh các loại hình du lịch kể trên, Tây Ninh còn có thể khai thác loại hình du lịch thể thao leo núi, mạo hiểm chinh phục đỉnh núi Bà Đen cao 986 m, khám phá các hang động kỳ bí tại núi này cũng như khám phá các khu rừng nguyên sinh, cắm trại…
♦ Du lịch mua sắm: Khu kinh tế Cửa khẩu Mộc Bài nằm trên đường Xuyên Á (con đường bắt đầu từ Myanmar, qua Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia và kết thúc ở Quảng Tây - Trung Quốc) , là cửa ngõ qua lại giữa Campuchia và Việt Nam, khu kinh tế Cửa khẩu Mộc Bài có vị trí quan trọng và thu hút được nhiều nhà đầu tư. Từ khi hoạt động, khu kinh tế này trở thành điểm đến để mua sắm và đi du lịch trong ngày đối với nhiều du khách, nhất là người Sài Gòn. Đây lại là nơi có siêu thị miễn thuế GC rất hấp dẫn khách tham quan, mua sắm vào những ngày nghỉ cuối tuần, nhất là du khách đến từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.
Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài rộng trên 21.000m2 nên khách du lịch có cơ hội ngắm hàng, ngắm cảnh sau khi mua sắm. Ngoài ra, ta có thể đi chợ đường biên để tận hưởng không gian chợ biên giới của những cư dân bản địa với những hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam...
86
♦ Du lịch làng nghề truyền thống: Tây Ninh có các làng nghề truyền thống như bánh canh, bánh tráng phơi sương Trảng Bàng, muối ớt Tây Ninh, mây, tre, nứa, chằm nón, nghề mộc… để giới thiệu và phục vụ khách du lịch.
Nhìn chung, du lịch Tây Ninh đáp ứng được mô hình được ưa thích hiện nay là: hiếu khách, trung thực, nhiều di sản, bề dày lịch sử và truyền thống anh hùng. Như vậy có thể thấy ở Tây Ninh có thể thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách khi đặt chân đến miền đất biên giới tây nam này.