2.2.3.1. Cơ sở lưu trú
Ở Tây Ninh, loại hình cơ sở lưu trú không phong phú, đa dạng, chủ yếu là loại hình khách sạn và nhà nghỉ. Tuy nhiên ý thức được tầm quan trọng của các cơ sở lưu trú trong kinh doanh du lịch nên trong những năm gần đây tỉnh cũng đã chú trọng đầu tư nâng cấp các cơ sở lưu trú trong toàn tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch được nghỉ ngơi thoải mái khi đến du lịch ở đây.
Với số lượng giường tổng cộng có chất lượng tương đối là 726, chỉ có 2 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao, chưa có khách sạn nào đạt 3 sao trở lên thì chắc chắn trong tương lai không đủ đáp ứng nhu cầu về lưu trú cho cả khách nội địa thì nói chi đến khách quốc tế. Có thể nói phải còn một tương lai rất xa nữa thì Tây Ninh mới có thể là nơi dừng chân lâu ngày cho thị trường khách doanh nhân theo loại hình hội nghị, hội thảo….
Hình thức ở lại của khách du lịch là 69,2 % khách trọ tại các khách sạn từ 1-2 sao, 15,4 % khách trọ tại các nhà khách và 15,4% tại nhà dân. Một điểm yếu rất lớn của Tây Ninh là hiện nay tại tỉnh vẫn chưa có khách sạn từ 3 sao trở lên do quá gần với thành phố Hồ Chí Minh, khách đi du lịch theo tour thường đi trong ngày và về thành phố Hồ Chí Minh vào buổi tối.[28]
Các cơ sở lưu trú của Tây Ninh hiện nay được phân thành hai loại chính: Cơ sở lưu trú đạt hạng sao và các cơ sở lưu trú khác (chủ yếu là nhà trọ). Đa số các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn chưa được phân loại và xếp hạng sao. Tổng cơ sở lưu trú trên địa bàn 89 cơ sở gồm 1.472 phòng.(Bảng phụ lục 3)
- Cơ sở lưu trú được xếp hạng: Tây Ninh có 3 cơ sở gồm: 2 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao và 1 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao, tổng cộng 128 phòng.
- Các cơ sở lưu trú khác: chủ yếu theo mô hình nhà nghỉ, nhà trọ kinh doanh theo mùa vụ (chủ yếu là vào dịp lễ hội tại Khu di tích LSVH núi Bà Đen và Toà
75
thánh Cao Đài), các cơ sở này thực chất là nhà ở kết hợp khai thác kinh doanh lưu trú trong dịp lễ hội nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ trọ của khách tham quan.
Như vậy, so với số lượng khách lưu trú của Tây Ninh (theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thì số lượng phòng lưu trú (của các cơ sở lưu trú được xếp hạng) chỉ phần nào đáp ứng nhu cầu của khách lưu trú ở thời điểm hiện tại. Nếu Tây Ninh không đầu tư thêm nhiều cơ sở lưu trú đạt chuẩn thì với tốc độ tăng trưởng lượng khách lưu trú như hiện nay, trong thời gian sắp tới sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu lưu trú cho du khách. Bên cạnh đó chất lượng các cơ sở lưu trú hiện nay của Tây Ninh còn thấp, trong giai đoạn tới cần được nâng cấp để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong giai đoạn sau.
Bảng 2.10. Hiện trạng cơ sở lưu trú du lịch Tây Ninh giai đoạn 2000- 2010
Đơn vị : cơ sở
STT CHỈ TIÊU NĂM
2000 2001 2003 2005 2010 1 Số cơ sở lưu trú 62 64 65 74 89 1.1 Khách sạn từ 1 - 5 sao 2 2 2 2 3 1.2 Dưới tiêu chuẩn sao 60 62 63 72 86 2 Số phòng lưu trú 855 933 942 991 1.472
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh, năm 2010
2.2.3.2. Dịch vụ lữ hành
Hiện nay trên toàn tỉnh Tây Ninh chỉ có 9 doanh nghiệp hoạt động du lịch với qui mô khá khiêm tốn.(Bảng phụ lục 2) Ngoài 2 doanh nghiệp có qui mô khá lớn là công ty Cổ phần Cáp treo Tây Ninh và công ty Cổ phần Du lịch - Thương mại Tây Ninh (quy mô lên tới vài chục người), các công ty còn lại qui mô nhỏ và hoạt động kinh doanh còn thiếu tính chuyên nghiệp, chưa có chiến lược phát triển rõ ràng mà nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là do thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn cao hay phù hợp. Công tác marketing vẫn chưa được chú ý, và họ chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc nghiên cứu nhu cầu và chăm sóc khách hàng. Họ vẫn còn rất thụ động trong việc tham gia tìm đối tác trong những dịp triễn lãm, hội chợ để
76
quảng bá về doanh nghiệp mình. Chính vì những lí do này mà họ đã không phát huy hết được tiềm năng phát triển của doanh nghiệp cũng như du lịch của tỉnh nhà.
Ngoài ra, theo tìm hiểu của tác giả thì trong số khách du lịch đến Tây Ninh thì chỉ có 10,3% khách do các công ty lữ hành tại Tây Ninh dẫn đến, còn 89,7 % do các công ty từ thành phố Hồ Chí Minh mang lại. Điều này cũng khá dễ hiểu vì hiện tại Tây Ninh chỉ có một đơn vị kinh doanh du lịch quốc tế là công ty Cổ phần Du lịch - Thương mại Tây Ninh. Kết quả này cho thấy các doanh nghiệp tại Tây Ninh chưa thật sự đầu tư khai thác mảng thị trường khách du lịch quốc tế do nhiều nguyên nhân khác nhau mà nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là nhận thức còn hạn chế và nguồn nhân lực hoạt động du lịch vừa yếu vừa thiếu.
2.2.3.3. Dịch vụ vận chuyển trong du lịch
Thị xã Tây Ninh cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh chưa tới 100 km và thành phố Vũng Tàu 200 km. Khách du lịch quốc tế đến Tây Ninh chủ yếu là theo tour đến từ thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Vũng Tàu mà chủ yếu là từ thành phố Hồ Chí Minh hoặc theo đường biên giới từ cửa khẩu Mộc Bài. Vì vậy, việc Tây Ninh không có sân bay để đón khách quốc tế cũng là điều không quan trọng lắm. Khách quốc tế từ thành phố Hồ Chí Minh thường đến tỉnh Tây Ninh theo đường xuyên Á, đường dễ đi, địa hình không phức tạp nên cũng rất thuận tiện. Đối với khách không đi theo tour, họ có thể đến Tây Ninh bằng xe máy hoặc xe buýt. Do những điểm du lịch tại Tây Ninh khá gần nhau và nhu cầu về sử dụng các phương tiện vận chuyển cho hành khách cũng không cao nên dịch vụ vận chuyển tại Tây Ninh cũng đang ở giai đoạn được đầu tư bước đầu . Hiện nay hệ thống xe taxi, xe buýt ngày càng hoàn thiện hơn để đáp ứng nhu cầu di chuyển của du khách, đặc biệt trong mùa du lịch các hợp tác xã xe buýt thường tăng chuyến đến các khu du lịch để có thể đưa đón khách kịp thời. Khách du lịch nếu có nhu cầu thường di chuyển bằng xe ôm, xe buýt hoặc taxi nếu đi lẻ và xe nhiều chỗ ngồi nếu sử dụng dịch vụ của các công ty lữ hành.
Bản đồ 2.4. Thương mại- du lịch- dịch vụ Tây Ninh
77
2.2.3.4. Dịch vụ thương mại
Ngoài cửa khẩu Mộc Bài có siêu thị miễn thuế GC bắt đầu hoạt động từ 15/12/ 2005, chợ đường biên ở khu C, khu thương mại Hiệp Thành thì gần thị xã Tây Ninh và các khu tham quan thiếu những trung tâm mua sắm và giải trí lớn. Trong cẩm nang giới thiệu về thị trường Tây Ninh, chỉ thấy liệt kê một số chợ như chợ Gò Dầu, Trảng Bàng, chợ cũ Tây Ninh, chợ Bình Thạnh, chợ Phường 3..và lớn nhất là chợ Long Hoa. Và rất tiếc là những chợ này nằm khắp tỉnh Tây Ninh dành cho hoạt động buôn bán thường ngày của dân bản xứ, có vị trí không thật sự thuận tiện cho khách từ các khu du lịch.
Trên thực tế khi đưa khách về thành phố Hồ Chí Minh, khách thường được nhà tổ chức tour cho dừng xe mua hàng dọc các chợ trên đường Xuyên Á, ví dụ Gò Dầu hay Long Hoa. Những chi tiết trên cho thấy rằng khách dù có nhu cầu mua sắm, giải trí nhưng không có nguồn cung. Đây rõ ràng là một thiệt hại rất lớn về phía tỉnh Tây Ninh, tức là tỉnh có khả năng đón tiếp nhiều khách quốc tế đến nhưng không có nơi bán hàng để có thể thu ngoại tệ của họ.
Thực tế cho thấy khách du lịch chủ yếu mua hàng ở chợ, ở các cửa hàng cửa hiệu, một phần từ những người bán hàng rong, và chỉ có một tỉ lệ nhỏ khách mua ở quầy lưu niệm tại các khu du lịch hoặc những địa điểm thường có khách du lịch. Lí do cũng dễ hiểu vì hàng hóa bán ở chợ giá thường rẻ hơn và chủng loại mặt hàng phong phú hơn, tuy chất lượng thường không đồng bộ và vệ sinh không bảo đảm. Có một điều cần lưu ý ở đây là các quầy lưu niệm chưa thật sự phát huy hiệu quả thế mạnh của mình về cơ hội được tiếp xúc khách du lịch do giá còn cao và chủng loại mặt hàng chưa phong phú, cách bày trí không thu hút, chưa bắt mắt. Vì vậy tác giả rút ra kết luận là muốn khách dốc thêm hầu bao của mình thì giá cả phải hợp lý, hàng hóa phải ấn tượng, giàu bản sắc địa phương và phải được đặt ở vị trí phù hợp lịch trình di chuyển của khách.