Tài nguyên du lịch tự nhiên

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tây ninh thời kỳ hội nhập (Trang 49 - 55)

♦ Địa hình

Tây Ninh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa các cao nguyên Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long nên vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp của một vùng đồng bằng. Tuy là vùng chuyển tiếp nhưng địa hình ít phức tạp, tương đối bằng phẳng và có độ dốc không lớn : địa hình nhìn chung thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam.

Ở phía bắc của tỉnh kể từ thị xã trở lên có nhiều đồi núi với độ cao không lớn, xen giữa các đồng bằng xâm thực tích tụ rộng, có độ cao phổ biến từ 20- 50m. Cao nhất tỉnh và cũng cao nhất Nam Bộ là núi Bà Đen cao 986m. Phần trung tâm tỉnh có độ cao 10- 20m, từ đó giảm dần về phía Nam (khu vực Bến Cầu) chỉ còn 1- 2m. Đây là khu vực thấp nhất nên có nhiều chổ bị ngập úng trong mùa mưa.

Địa hình ở Tây Ninh có thể chia thành 4 dạng chính : địa hình núi, đồi, đồi dốc thoải và địa hình đồng bằng. [7]

Địa hình núi : chủ yếu thuộc khu vực núi Bà Đen với diện tích 15 km2,

đỉnh cao nhất 986m.

Địa hình đồi : dạng địa hình này phân bố khá phổ biến ở Tây Ninh, tập trung ở thượng nguồn sông Sài Gòn, dọc theo ranh giới hai tỉnh Tây Ninh và Bình Phước.

Địa hình đồi dốc thoải : độ cao thay đổi từ 15- 20m, có nơi cao 3m so với mặt nước biển. Dạng địa hình này có một ít ở phía nam Tân Biên và xuất hiện nhiều

40

ở các huyện : Dương Minh Châu, Hòa Thành, Trảng Bàng, Gò Dầu và một ít ở Bến Cầu.

Địa hình đồng bằng :là dạng địa hình ở các bãi bồi tạo thành từng dãy rộng từ 20- 150 m và chiều dài chỉ vài km. Phân bố dọc hai bờ sông Vàm Cỏ, thuộc địa bàn các huyện Châu Thành, Hòa Thành, Bến Cầu và Trảng Bàng.

Như vậy, xét trên góc độ tài nguyên du lịch, Tây Ninh tuy không phong phú về các dạng địa hình nhưng lại có ưu thế là cảnh quan gắn với địa hình núi non thuận lợi cho việc khai thác phục vụ các hoạt động du lịch như : leo núi, du lịch khám phá, du lịch sinh thái…

♦ Khí hậu

Nằm ở vùng nhiệt đới ẩm, ở những vĩ độ thấp, chịu ảnh hưởng của gió mùa nên Tây Ninh có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thể hiện rõ tính chất cận xích đạo. Khí hậu vùng Đông Nam Bộ nói chung, Tây Ninh nói riêng có nhiều khác biệt với các vùng phía Bắc của đất nước : đó là không có mùa đông lạnh, chỉ có mùa mưa và mùa khô rõ rệt trong năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5- 11 và mùa khô từ tháng 12- 4 năm sau . [7]

Chế độ bức xạ : tổng lượng bức xạ dồi dào, trung bình từ 130- 135 kcal/ cm2/ năm, cán cân bức xạ đạt 70- 75 kcal/cm2/năm. Lượng bức xạ phân bố không đồng đều, cao nhất vào tháng 3 (16 kcal/cm2) và thấp nhất vào tháng 8 (9 kcal/cm2). Lượng bức xạ cao là yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế.

Chế độ nhiệt : Tây Ninh có chế độ nhiệt cao và ổn định, nhiệt độ trung bình từ 26- 27 độ C. Duy chỉ có khu vực núi Bà Đen do ảnh hưởng của độ cao địa hình nên có những tháng nhiệt độ xuống dưới 20 độ C. Nhìn chung chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các tháng trong năm ở Tây Ninh không lớn từ 2- 3 độ C, trong khi biên độ dao động nhiệt độ ngày lại khá cao, vào các tháng mùa khô có thể lên đến 10- 12 độ C. Mặt khác ở Tây Ninh có sự khác biệt về chế độ nhiệt giữa các tiểu vùng, ở vùng phía bắc tỉnh có nhiệt độ trung bình thấp hơn các tiểu vùng phía nam từ 0,5- 1,4 độ C.

41

Chế độ nắng : Lượng ánh sáng quanh năm dồi dào, mỗi ngày trung bình có 6 giờ nắng, số giờ nắng trung bình năm từ 2700- 2800 giờ

Chế độ gió : có 2 loại gió thịnh hành ở Tây Ninh, đó là gió mùa mùa Đông và gió mùa mùa Hạ, phù hợp với chế độ gió trong khu vực.

Chế độ mưa : Lượng mưa khá lớn, trung bình từ 1900- 2300mm, phân bố không đều trong năm. Vào mùa mưa, có tới 130 ngày có mưa chiếm khoảng 85%- 90% tổng lượng mưa trong năm.

Chế độ ẩm : độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình 82- 83%, cực đại có thể lên tới 86- 87%. Mùa mưa độ ẩm không khí thường cao hơn mùa khô từ 10- 20%.

Căn cứ vào chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với sức khỏe con người, có thể đánh giá mức độ thích hợp của khí hậu Tây Ninh là :

+ Nhiệt độ trung bình năm từ 26- 27 độ C → khá thích nghi (hạng 2) + Nhiệt độ tháng nóng nhất từ 28- 29 độ C → khá thích nghi (hạng 2) + Tổng lượng mưa năm từ 1900 – 2300mm → khá thích nghi (hạng 2) + Biên độ nhiệt năm : 2- 3 độ C → thích nghi (hạng 1)

Như vậy, 4/4 chỉ tiêu chủ yếu của khí hậu Tây Ninh được xếp vào hạng 1 và 2, có nghĩa là thích nghi và khá thích nghi phù hợp cho sức khỏe con người và có thể phục vụ tốt cho du lịch.

Bảng 2.3. Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người

Hạng Ý nghĩa Nhiệt độ TB năm (độ C) Nhiệt độ TB tháng nóng nhất (độ C) Biên độ nhiệt TB năm (độ C) Lượng mưa TB năm (mm) 1 Thích nghi 18- 24 24- 27 <6 1250- 1900 2 Rất thích nghi 24- 27 27- 29 6- 8 1900- 2550 3 Nóng 27- 29 29- 32 8- 14 > 2500 4 Rất nóng 29- 32 32- 35 14- 19 < 1250 5 Không thích nghi >32 >35 >19 < 650 Nguồn : Địa lý du lịch- NXB TP. HCM, 1999

42

Nhìn chung khí hậu ở Tây Ninh tương đối ôn hòa, với chế độ bức xạ dồi dào, nền nhiệt độ cao và ổn định, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và hoạt động du lịch. Mặc dù vậy, hạn chế của khí hậu ở đây là sự biến động và phân hóa rõ rệt của các yếu tố theo mùa, sự tương phản khá sâu sắc giữa mùa mưa và mùa khô.

♦ Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt : Nguồn nước mặt ở Tây Ninh phụ thuộc chủ yếu vào chế độ hoạt động của hệ thống hai con sông lớn chảy qua là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông.

Sông Sài Gòn là nhánh chính, cấp 1 của hệ thống sông Đồng Nai. Nó bắt nguồn từ Lộc Ninh (Bình Phước) chảy theo hướng Đông Bắc- Tây Nam, dọc theo ranh giới Tây Ninh với hai tỉnh Bình Phước và Bình Dương. Đoạn hạ lưu chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam đến Tân Thuận (Thành phố Hồ Chí Minh) hợp với sông Đồng Nai chảy ra biển, phần lưu vực sông Sài Gòn có diện tích 4500 km2. Những phụ lưu chính của sông thuộc địa phận Tây Ninh gồm : suối Bà Chim (suối Ngô), suối Sanh Đôi. Tổng chiều dài của sông là 280 km, đoạn qua tỉnh là 135 km. Lưu lượng nước trung bình là 85m3/giây, độ dốc của lòng sông là 0,7%. Đặc trưng chủ yếu của sông Sài Gòn là lưu vực hẹp, lượng nước chủ yếu ở nhánh chính nhưng do độ dốc của lòng sông nhỏ nên khả năng gây lũ chậm.

Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ tỉnh Kong Pong Chàm theo hướng Tây Bắc- Đông Nam đến Quảng Xuyên (Long An) hợp với sông Vàm Cỏ Tây đổ ra biển Đông với tổng chiều dài 220 km. Đoạn chảy qua tỉnh Tây Ninh là 151 km, đi qua các huyện : Tân Biên, Châu Thành, Hòa Thành, Bến Cầu, Gò Dầu và Trảng Bàng. Các phụ lưu chính của sông gồm : rạch Bến Đá, rạch Tây Ninh và rạch Trảng Bàng. Hồ Dầu Tiếng được xây dựng tại thượng nguồn sông Sài Gòn, là công trình thủy lợi lớn nhất cả nước có diện tích 27000 ha với dung tích 1,5 tỉ m3. Hồ gồm hai hệ thống kênh chính : kênh Đông và kênh Tây, có khả năng tưới cho 175.000 ha đất canh tác. Bên cạnh đó, hồ Dầu Tiếng có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nguồn nước mặt, nước ngầm, môi trường sinh thái của tiểu vùng. Đồng thời đây còn là một trong những nơi quan trọng cho phát triển ngư nghiệp và có cảnh quan sinh thái hấp

43

dẫn khách du lịch.

Cùng với hai hệ thống sông chính, Tây Ninh còn có nhiều suối, kênh rạch tạo ra một mạng lưới thủy văn phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn tỉnh.

Nguồn nước ngầm : Do cấu tạo địa chất đã tạo cho trữ lượng nước ngầm ở Tây Ninh khá phong phú, độ sâu của mạch nước ngầm trung bình từ 4- 11m (độ sâu của mạch nước nhỏ dần từ phía Bắc xuống phía Nam tỉnh). Đây là nguồn nước có chất lượng tốt, có thể phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt và du lịch. Ngoài ra ở Tây Ninh còn có nguồn nước khoáng ở Ninh Điền huyện Châu Thành với trữ lượng 838m3/ngày, đây là nước khoáng nóng Silic cấp (B+C1+C2) với hàm lượng khoáng chất có lợi cho sức khỏe con người. [7]

Như vậy có thể thấy nguồn nước phục vụ phát triển du lịch của Tây Ninh khá phong phú. Ngoài việc khai thác cho sản xuất, sinh hoạt, các mặt hồ, sông còn được khai thác phục vụ hoạt động du lịch nhưng tỉ lệ khai thác còn quá ít so với tiềm năng. Tuy nhiên song song với khai thác cần quan tâm đến việc chống ô nhiễm môi trường nước để đảm bảo phát triển du lịch theo quan điểm phát triển bền vững.

♦ Sinh vật

Rừng ở Tây Ninh mang nhiều đặc tính sinh thái của rừng nhiệt đới miền Đông Nam Bộ với thực vật rừng đa dạng gồm nhiều chủng loại, phần lớn thuộc loại rừng thưa ít ẩm cây lá rộng, rừng hỗn giao tre nứa và cây gỗ, phân bố chủ yếu ở các huyện phía Bắc tỉnh. Thảm thực vật rừng nguyên sinh bị chiến tranh tàn phá nên hầu như không còn, thay vào đó chủ yếu là thảm thực vật rừng thứ sinh với các cây họ dầu chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loại cây khác như dáng hương, trắc, cẩm lai, gỗ đỏ…[7]

Hiện nay rừng ở Tây Ninh bị suy giảm nhiều cả về số lượng và chất lượng. Diện tích đất có rừng che phủ chỉ khoảng 10% diện tích đất tự nhiên, trong đó chủ yếu rừng thứ sinh và rừng trồng. Theo số liệu thống kê năm 2002, tổng diện tích rừng của Tây Ninh là 53300 ha, trong đó rừng trồng là 7100 ha. [25]

Tài nguyên sinh vật nổi bật nhất ở Tây Ninh là Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát nằm trên địa phận 3 xã Tân Lập, Tân Bình, Hoà Hiệp thuộc huyện Tân Biên,

44

tỉnh Tây Ninh, cách thị xã Tây Ninh khoảng 30km về phía bắc tây bắc. Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát có hệ động thực vật phong phú đặc biệt là hệ chim nước quý hiếm, nằm ở phía tây vùng đất thấp miền Đông Nam Bộ, chủ yếu là rừng nguyên sinh, địa hình khá bằng phẳng. Với diện tích 18.765ha, nằm ở độ cao từ 5-10m so với mực nước biển và là khu vực có rừng che phủ lớn nhất tại tỉnh Tây Ninh, được chia thành ba phân khu.

Lò Gò - Xa Mát có thảm thực vật rừng dạng như rừng bán rụng lá, rừng rụng lá trên đất thấp và các dải hẹp rừng thường xanh ven sông suối và rừng tràm. Gần biên giới với Campuchia là các dải rộng đồng cỏ đất lầy với các thảm cói lác. Hệ thực vật phong phú có giá trị như: các cây họ dầu: dầu nước, dầu cát, dầu chai, dầu song nàng, sao đen, nến mủ, một số loài đã có tên trong sách đỏ như: gõ cà te, giáng hương, mạc sưa… Khu hệ chim tại vườn quốc gia này rất đặc trưng, tại các sinh cảnh đất ngập nước đã ghi nhận nhiều loài chim nước quý hiếm như giang sen, già đẫy nhỏ và cò nhạn, gà lôi lông tía, gà tiền mặt đỏ, chích chạch má xám... Ngoài ra, Lò Gò - Xa Mát còn là nơi dừng chân bay qua của loài sếu đầu đỏ, trên tuyến di cư về nơi sinh sản tại Campuchia. Lò Gò-Xa Mát được công nhận là một trong các vùng chim quan trọng của Việt Nam.

Về động vật, do săn bắn bừa bãi và phá hủy rừng tự nhiên, Tây Ninh không còn các loài thú lớn. Hiện nay chỉ còn một số loài động vật thông thường như nai, heo rừng, báo, nhím, khỉ, chồn…

Nhìn chung tài nguyên sinh vật ở Tây Ninh là một trong những yếu tố quan trọng đối với phát triển du lịch. Tây Ninh có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái với núi Bà Đen, rừng đặc dụng Lò Gò- Xa Mát với diện tích 16.754 ha rừng nguyên sinh á nhiệt đới ở phía bắc tỉnh.

Như vậy tài nguyên du lịch tự nhiên của Tây Ninh là tiền đề cho việc phát triển các hoạt động du lịch với các loại hình đa dạng như tham quan nghiên cứu, du lịch leo núi, thể thao, du lịch sinh thái…

45

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tây ninh thời kỳ hội nhập (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)