Về gắn kết giữa thu hút và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tỉnh tuyên quang (Trang 68 - 70)

- Các thủ tục kê

d.Về gắn kết giữa thu hút và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả

thời kỳ 2007 -2015, nhu cầu vốn đầu tư phát triển nơng nghiệp khoảng 9.500 tỷ đồng, trong đó: vốn trong nước chiếm 85%, vốn nước ngoài chiếm 15%. Đối với các nguồn vốn trong nước, vốn ngân sách nhà nước chiếm 45% tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển nơng nghiệp, cịn vốn tín dụng, vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước và vốn khu vực dân cư lần lượt là 10%, 2% và 28%. Đây là căn cứ quan trọng cho việc xây dựng và điều hành kế hoạch vốn đầu tư phát triển nông nghiệp ở tỉnh Tuyên Quang. Tuy nhiên, kế hoạch đầu tư phát triển nông nghiệp hàng năm chỉ được lập cho phần vốn ngân sách nhà nước, chưa kế hoạch hóa một cách tồn diện và đầy đủ các nguồn vốn đầu tư phát triển nông nghiệp ở địa phương. Phần vốn được điều hành theo kế hoạch chỉ chiếm khoảng 60% tổng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp. Hơn nữa, việc điều hành kế hoạch vốn chưa bám sát quy hoạch. Việc thực hiện vốn đầu tư được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.8: Nhu cầu vốn đầu tư phát triển nông nghiệp theo quy hoạch, kế hoạch và vốn thực hiện giai đoạn 2007 - 2013

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Nhu cầu vốn

theo quy hoạch Vốn thu hút Vốn thực hiện

Tổng số Cơ cấu (%) Tổng số Cơ cấu (%) Tổng số Cơ cấu (%) Tổng số 9.500 100 19.687 100 4.904,6 100 1. Vốn trong nước 8.075 85 18.737 95 4.844 99 - Vốn ngân sách nhà nước 4.275 45 5.354 27,2 3.131,2 63 - Vốn tín dụng 950 10 2.000 10,2 181,9 3 - Vốn đầu tư của DNNN 190 2 40 0,02 38,4 0,1 - Vốn khu vực dân cư và các thành phần kinh tế 2.660 28 11.343 57,6 1.492,7 30 2. Vốn nước ngoài 1.425 15 950 5 60,6 1

(Nguồn:Cục Thống kê Tuyên Quang (2013); Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang 2013)

Qua bảng trên ta thấy, vốn đầu tư phát triển nông nghiệp được thực hiện trong giai đoạn 2007 - 2013 là 4.904,6 tỷ đồng, đạt 51,6% so với nhu

cầu vốn theo quy hoạch. Trong cơ cấu vốn thực hiện, vốn trong nước chiếm 99% nhưng mới đạt 51,63% quy hoạch; vốn nước ngoài chỉ chiếm 1%, bằng 4,3% so với nhu cầu vốn theo quy hoạch. Đối với vốn trong nước được thực hiện, vốn ngân sách nhà nước đạt 73,2% so với nhu cầu vốn theo quy hoạch; vốn tín dụng, vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước và vốn dân cư lần lượt đạt 19,1%, 20% và 56%. Việc chuyển hóa lượng vốn thu hút vào thực hiện đầu tư phát triển nông nghiệp thấp, chỉ đạt 24,9% tổng vốn thu hút, chủ yếu là do lượng vốn thu hút từ các ngân hàng, khu vực dân cư chậm được giải ngân. Vốn ngân sách nhà nước, vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước và vốn nước ngoài được đưa vào sử dụng lần lượt là 58,5%, 96% và 6,4%.

Như vậy, thời gian qua Tuyên Quang chưa tạo được sự gắn kết hiệu quả giữa thu hút và sử dụng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp. Lượng vốn được thực hiện còn thấp so với nhu cầu vốn theo quy hoạch và lượng vốn thu hút. Đầu tư phát triển nông nghiệp giai đoạn này chủ yếu là do khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nội lực, nhất là từ ngân sách nhà nước và khu vực dân cư. Nguồn vốn tín dụng đầu tư là rất lớn nhưng tỷ lệ vốn đưa vào đầu tư phát triển nơng nghiệp cịn rất thấp. Vốn nước ngồi thu hút được đã ít lại giải ngân chậm.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tỉnh tuyên quang (Trang 68 - 70)