Các giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tỉnh tuyên quang (Trang 89 - 95)

- Duy trì diện tích ni trồng thủy sản ổn định trên 8.000 ha và năm 2020, sản lượng thủy sản đạt trên 4.500 tấn.

4. Hệ số ICOR

4.2.2. Các giải pháp cụ thể

4.2.2.1. Thu hút vốn ngân sách nhà nước và tín dụng ưu đãi

Trong thời kỳ 2014 - 2020, tỉnh Tuyên Quang xác định tổng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp phải đạt khoảng 29.864 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước chiếm khoảng 26%. Đây là một lượng vốn khá lớn, do vậy muốn đạt được mục tiêu vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước nêu trên, Tuyên Quang phải khai thác triệt để các nguồn thu phát sinh trên địa bàn tỉnh cho ngân sách nhà nước. Nhưng thực tế cho thấy, thu ngân sách nhà nước của tỉnh trong những năm qua khơng cao, cịn thấp hơn nhiều so với mức thu bình quân chung của cả nước. Vì vậy, nguồn vốn đầu tư phát triển nông nghiệp từ ngân sách nhà nước và tín dụng ưu đãi cịn thấp. Muốn tăng hiệu quả huy động vốn từ nguồn ngân sách và tín dụng nhà nước, cần thực hiện các giải pháp sau:

Một là, khai thác triệt để các nguồn thu nhằm tăng thu cho ngân sách

nhà nước. Cần triệt để thu thuế và phí bởi vì nguồn thu của NSNN chủ yếu từ thuế và các loại phí. Việc thu thuế, phí, lệ phí phải dựa trên cơ sở bồi dưỡng

nguồn thu, đảm bảo việc thu thuế phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng đóng góp của các đối tượng nộp, đảm bảo sự cơng bằng, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư. Dựa trên tình hình thực tế hiện nay của tỉnh Tuyên Quang, có thể đưa ra các biện pháp để tăng cường công tác quản lý thu thuế, phí, lệ phí như sau:

- Kịp thời điều chỉnh mức động viên qua thuế sát với hình thức sản xuất - kinh doanh của đối tượng nộp thuế khốn, chuyển những hộ có doanh thu lớn sang áp dụng chế độ nộp thuế theo kê khai.

- Tăng cường các biện pháp chống gian lận thương mại, chống chuyển giá, trốn thuế, lậu thuế, tăng cường kiểm tra việc ghi chép sổ sách kế tốn, chứng từ hóa đơn của các cơ sở kinh doanh.

- Các cơ quan tài chính, cơ quan chuyên ngành và cơ quan nội chính cần phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong quản lý và thu các loại phí, lệ phí. Xóa bỏ tình trạng các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý nhà nước tự đặt ra các loại phí, lệ phí để tạo nguồn thu riêng cho cấp mình. Kiểm tra, rà sốt các loại phí và lệ phí theo đúng quy định của Pháp lệnh phí, lệ phí.

- Đổi mới công tác quản lý thu thuế theo phương thức nâng cao trách nhiệm của các cá nhân, chuyển mạnh sang cơ chế đối tượng nộp thuế tự kê khai, tự tính thuế và tự nộp thuế trực tiếp tại kho bạc nhà nước, cơ quan thuế chủ yếu chỉ tập trung hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chống xâm tiêu tiền thuế, đồng thời kiên quyết xử lý các trường hợp cán bộ thuế vi phạm kỷ luật thu nộp thuế.

- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính thuế theo mơ hình “một cửa”, tạo mọi sự thuận lợi, thơng thống, đơn giản cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh có điều kiện chấp hành tốt chính sách, pháp luật thuế. Cải tiến quy trình cơng nghệ quản lý thu, nộp thuế, đưa nhanh mạng tin học vào quản lý thuế, thực hiện nối mạng và thống nhất thơng tin giữa các cơ quan tài chính

phục vụ kịp thời quản lý thu nộp thuế.

- Đẩy mạnh công tác thi đua, tuyên truyền luật thuế. Làm tốt công tác tư vấn thuế cho các đối tượng kinh doanh. Đồng thời biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện pháp luật thuế của Nhà nước.

- Củng cố, kiện toàn hệ thống thuế từ tỉnh đến xã, phường. Nâng cao phẩm chất, đạo đức cán bộ thuế, quan tâm đến công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho đội ngũ cơng chức ngành thuế để có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng.

Hai là, triệt để tiết kiệm chi ngân sách nhà nước. Triệt để tiết kiệm

trong chi ngân sách sẽ giúp Nhà nước có thể giải quyết được nhiều nhu cầu cấp thiết trong phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời sẽ tạo điều kiện để có thể tăng tỷ trọng đầu tư cho kết cấu hạ tầng từ ngân sách nhà nước. Để tiết kiệm chi tiêu ngân sách nhà nước cần áp dụng các biện pháp sau:

- Rà soát lại các quy định về tiêu chuẩn định mức chi tiêu đối với các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp thụ hưởng ngân sách theo nguyên tắc triệt để tiết kiệm.

- Kiên quyết thực hiện chi tiêu theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, hạn chế các khoản chi ngồi kế hoạch và khơng đúng chế độ, các khoản chi mang tính chất phơ trương, hình thức. áp dụng nghiêm túc hình thức khốn chi hành chính sự nghiệp cho tất cả các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp trong phạm vi toàn tỉnh.

- Tổ chức tốt việc cải cách hành chính để giảm chi tiêu ngân sách nhàn ước. - Đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, ngân sách nhà nước chỉ đầu tư xây dựng những cơng trình lớn và có tính chất then chốt. Kiên quyết khơng cấp phát cho các cơng trình khơng đủ thủ tục, thực hiện không đầy đủ các quy định về đầu tư xây dựng cơ bản, cần đầu tư tập trung dứt điểm cho những cơng trình quan trọng để sớm hoàn thành

đưa vào sử dụng.

- Thực hiện tốt các cơng tác xã hội hóa đầu tư nhằm động viên sự đóng góp của các tầng lớp nhân dân để giảm bớt gánh nặng chi tiêu của ngân sách nhà nước. Chuyển sang chính sách hỗ trợ một cách hợp lý, giảm dần sự bao cấp cho một số lĩnh vực.

Ba là, bố trí cơ cấu chi ngân sách nhà nước hợp lý, đảm bảo tốc độ tăng

chi cho đầu tư phát triển phải cao hơn tốc độ tăng chi sự nghiệp kinh tế - xã hội, tốc độ tăng chi sự nghiệp kinh tế - xã hội phải lớn hơn tốc độ tăng chi quản lý nhà nước và chi khác.

Bốn là, phát huy tiềm năng vốn có từ các nguồn tài nguyên quốc gia và

tài sản cơng cịn đang bị bỏ phí. Khẩn trương tiến hành quy hoạch trong khai thác, tổ chức khai thác, sử dụng hợp lý, mở rộng việc đấu thầu khai thác các nguồn tài nguyên quốc gia với sự tham gia bình đẳng của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Lên kế hoạch khai thác tối ưu các nguồn vốn từ tài sản cơng do các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp và các đơn vị lực lượng vũ trang quản lý.

Năm là, tranh thủ tối đa nguồn vốn Trung ương hỗ trợ để triển khai

thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm nơng nghiệp như chương trình phát triển chăn ni, đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi, đê điều, 5 triệu ha rừng, hạ tầng thủy sản,...; đồng thời, phối hợp thực hiện tốt các dự án Trung ương đầu tư trên địa bàn như: dự án thủy lợi, thủy điện Na Hang,... và đề nghị các Bộ ngành ưu tiên trong kế hoạch đầu tư đối với các địa bàn khó khăn của tỉnh như dự án người Mơng, huyện nghèo Lâm Bình...

4.2.2.2. Thu hút vốn đầu tư của các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh và của dân cư

Theo đánh giá của các nhà kinh tế, vốn trong dân cư, sức mua trong dân cư trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đang còn khá lớn. Đối với nguồn vốn trong dân, điều quan trọng nhất là phải có cơ chế thu gom các nguồn vốn

đang phân tán này để đầu tư tập trung. Do đó, cần áp dụng các biện pháp tích cực để huy động nguồn vốn này bổ sung vào vốn đầu tư phát triển kinh tế.

- Do đặc điểm nguồn vốn trong dân hết sức phân tán nên cần đa dạng hóa các hình thức thu hút vốn đầu tư như: đóng góp các quỹ (ngày cơng cơng ích, phịng chống thiên tai…); đóng góp để xây dựng kết cấu hạ tầng nơng nghiệp và nông thôn theo phương thức “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”; huy động mua cơng trái, trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu (kho bạc và ngân hàng)…; trái phiếu cơng trình;

- UBND tỉnh cần tổ chức xây dựng và ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ vốn để khuyến khích nhân dân bỏ vốn sản xuất - kinh doanh trong lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản.

- Trên cơ sở Luật Hợp tác xã, Luật các tổ chức tín dụng, tỉnh cần tập trung xây dựng lại mạng lưới quỹ tín dụng nhân dân, hợp tác xã tín dụng, nhất là ở các vùng nơng thơn, vùng sâu, vùng xa để tạo điều kiện cho người nông dân được vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, đặc biệt là đầu tư phát triển kinh tế trang trại. Đồng thời phát triển hình thức bảo hiểm tín dụng để bảo vệ quyền lợi người nơng dân, thúc đẩy họ mạnh dạn đầu tư sản xuất.

- Ưu đãi về thuế, tiền thuê mặt bằng, vay tín dụng ngân hàng… cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tăng cường đầu tư cả chiều rộng và chiều sâu.

Có quy chế cụ thể, thích hợp trong việc động viên các doanh nghiệp sử dụng nguồn quỹ đầu tư để tái đầu tư, đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị hiện đại, kết hợp với cơ chế bảo vệ quyền lợi, tài sản cho doanh nghiệp.

4.2.2.3. Các giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Để đạt tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2020 đạt 5,6% và hệ số ICOR 3,3, tỉnh Tuyên Quang xác định tổng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp phải đạt khoảng 29.000 tỷ đồng, trong đó vốn nước

ngồi chiếm khoảng 15%. Đây là nhiệm vụ rất nặng nề, đòi hỏi tỉnh Tuyên Quang phải đẩy mạnh thực hiện đồng bộ các giải pháp về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài thực hiện các giải pháp chung về nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển của từng lĩnh vực, từng sản phẩm trong ngành nơng nghiệp và hồn thiện các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển nơng nghiệp như đã trình bày ở mục trên, tỉnh cần tập trung thực hiện các giải pháp cụ thể sau:

* Về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Tỉnh cần hồn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích FDI vào các ngành chế biến nông, lâm sản, trồng rừng - chế biến gỗ, chăn nuôi - sản xuất thức ăn gia súc như: chính sách về ưu đãi vốn và tín dụng, chính sách thuế, chính sách đất đai, chính sách phát triển vùng nguyên liệu, phát triển thị trường, hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, nguồn nhân lực,... Đây sẽ là những điểm đột phá nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu của nông sản Tuyên Quang, giảm dần tình trạng xuất thơ và tạo lực đẩy cho phát triển các vùng sản xuất nông, lâm, thủy sản quy mô lớn với chất lượng được cải thiện rõ rệt. Đồng thời các giải pháp này cũng tạo thêm đáng kể nguồn lực phát triển cho các huyện miền núi có tiềm năng lớn về đất rừng cũng như phát triển chăn ni góp phần giảm bớt chênh lệch trong phát triển kinh tế giữa các vùng, miền trong tỉnh.

* Thu hút vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) và các nguồn vốn khác

Dựa vào điều kiện hiện nay của tỉnh Tuyên Quang, cùng với nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn viện trợ ODA rất cần thiết nhằm phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp và nông thôn, đào tạo nghề cho nông dân, nghiên cứu khoa học, chuyển giao cơng nghệ nhằm nâng cao trình độ của lao động nông nghiệp, nâng cao chất lượng, sản lượng của nguồn nguyên liệu nông sản trước khi chế biến, xuất khẩu. Ngoài thực hiện các giải pháp chung, cần chú ý thực hiện các giải pháp cụ thể:

- Đối với các dự án đã được bố trí vốn như: Dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn, các dự án kè bờ sông Lô, sông Gâm, tuyến đê ở huyện Sơn Dương, các hồ chứa ở các huyện,... đề nghị các Chủ đầu tư cần sớm hồn chỉnh các hồ sơ thủ tục trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để giải ngân.

- Đối với các dự án đã được Chính phủ chấp nhận đưa vào danh mục vận động các nhà tài trợ, các chủ đầu tư cần phối hợp chặt chẽ và tranh thủ sự giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương để hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của nhà tài trợ.

- UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối cùng với các ngành tích cực phối hợp với các bộ ngành Trung ương để đề nghị Chính phủ cho phép được sử dụng vốn ODA để phát triển hệ thống giao thông, điện, nước,... nông thôn, hệ thống thủy lợi, đê điều, hạ tầng thủy sản; đồng thời, việc lập các dự án phải có tính khả thi, cân đối vững chắc giữa hiệu quả kinh tế - xã hội, khả năng trả nợ vay, xác định rõ tráchnhiệm của các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở trong việc vay và trả nợ.

- Ngồi ra, tỉnh cần tạo mơi trường thuận lợi để tranh thủ, khai khác các dự án của các tổ chức phi chính phủ, khuyến khích họ hỗ trợ đầu tư xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng có quy mơ vừa và nhỏ, đồng thời xây dựng và ban hành quy chế thống nhất về quản lý và sử dụng viện trợ, làm tốt công tác tiếp nhận, sử dụng và thanh quyết toán.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tỉnh tuyên quang (Trang 89 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w