Chi đầu tư phát

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tỉnh tuyên quang (Trang 54 - 62)

- Vốn khu vực dân cư và

1. Chi đầu tư phát

triển 495.877 414.387 613.125 1.208.936 1.042.253 1.112.500 1.394.520 Trong đó: Nông nghiệp 63.472,3 55.942,2 89.638,9 197.056,6 179.410,0 247.900,0 325.500 Tỷ trọng (%) 12,8 13,5 14,6 16,3 17,2 22,3 23,3 2. Chi khác 2.019.898 2.174.321 2.627.128 3.670.991 4.698.539 5.956.400 7.761.980 Tỷ trọng (%) 80,29 83,99 81,08 75,23 81,84 84,26 84,77 III. Các khoản thu để lại để chi qua NSNN 250.779 253.577 522.921 169.819 554.448 926.400 799.000

(Nguồn: Cục Thống kê Tuyên Quang 2013)

Qua biểu trên ta thấy, tỷ trọng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp trong tổng chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước có xu hướng tăng lên cùng với việc tăng nguồn thu. Năm 2013, vốn chi đầu tư phát triển nông nghiệp ước đạt 325.500 triệu đồng, chiếm 23,3% tổng chi ngân sách cho đầu tư phát triển, gấp hơn 5 lần so với năm 2006. Tuy nhiên, mức chi ngân sách cho đầu tư phát triển nơng nghiệp cịn thấp so với nhu cầu vốn. Do vậy, để đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra của ngành nơng nghiệp thì cần phải kết hợp huy động từ nhiều nguồn vốn khác, đặc biệt là nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương.

- Vốn ngân sách Trung ương đầu tư trên địa bàn:

Vốn ngân sách trung ương đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh những năm vừa qua đóng vai trị rất quan trọng, liên tục tăng mạnh qua các năm. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2007 - 2011 đạt 951,2 tỷ đồng, chiếm 39% vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, đến năm 2013 đạt 874,2 tỷ đồng gần bằng 92% vốn đầu tư phát triển nông nghiệp của giai đoạn 2007 - 2013. Nguồn vốn này chủ yếu tập trung vào đầu tư xây dựng các cơng trình thủy lợi

lớn, đê trung ương,... và đầu tư vào các lĩnh vực mũi nhọn như: lâm nghiệp, thủy sản,.. để tạo ra động lực thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

* Thu hút vốn đầu tư từ tín dụng ngân hàng:

Huy động vốn tín dụng cho đầu tư phát triển có tốc độ tăng trưởng khá, giai đoạn 2007- 2011 đạt bình quân 18,1%/năm, tỷ trọng nguồn vốn này trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng từ 7,7% giai đoạn 2001 - 2006 lên 12,8% trong giai đoạn 2007 - 2011. Trong nguồn vốn tín dụng thì tỷ trọng cũng đã chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, đó là vốn tín dụng ưu đãi có xu hướng giảm dần qua các năm.

Riêng vốn tín dụng ngân hàng cho đầu tư phát triển nơng nghiệp giai đoạn 2007 - 2011 đạt 86,9 tỷ đồng, chỉ chiếm 3% vốn tín dụng cho đầu tư phát triển, chiếm 4% trên tổng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp; năm 2012 đạt 45 tỷ đồng, chiếm 6% vốn đầu tư phát triển nông nghiệp; tương tự, năm 2013 đạt 50 tỷ đồng, chiếm 3%; ước 2014 chỉ đạt 35 tỷ đồng, chiếm 2%.

Ngồi ra, hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân cũng đáp ứng được một phần đáng kể nhu cầu gửi tiền tiết kiệm và vay vốn của nhân dân ở các địa phương, đặc biệt phù hợp với người nơng dân.

* Nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp nhà nước:

Doanh nghiệp nhà nước trong ngành nông nghiệp (các công ty TNHH lâm nghiệp 1 thành viên, thủy nông, công ty chế biến lâm sản...) trên địa bàn tỉnh giảm nhanh chóng trong những năm vừa qua nên huy động vốn cho đầu tư phát triển từ khu vực này rất hạn chế. Giai đoạn 2007 - 2011 đạt 19,5 tỷ, chiếm 1% vốn đầu tư phát triển nông nghiệp; năm 2012 đạt 12,8 tỷ đồng, chiếm 2%; năm 2013 đạt 6,1 tỷ đồng, chiếm 0,4% và ước năm 2014 đạt 7 tỷ đồng, chiếm 0,4%. Nguồn vốn này chủ yếu đầu tư sửa chữa nâng cấp các cơng trình thủy lợi, sản xuất giống, ni trồng thủy sản,...

Ngồi các nguồn vốn trên, các địa phương trong tỉnh cũng chú trọng huy động nguồn vốn đóng góp của nhân dân và các thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển nông nghiệp. Do các doanh nghiệp tham gia sản xuất - kinh doanh trong ngành nông nghiệp được thành lập ngày càng nhiều và mức sống của người dân được tăng dần lên, theo đó tỷ lệ tiết kiệm cũng tăng lên nên nguồn vốn thu hút từ các tổ chức kinh tế và các tầng lớp dân cư ngày càng tăng và là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp của tỉnh.

Tổng vốn huy động khu vực dân cư và các thành phần kinh tế cho phát triển nông nghiệp giai đoạn 2007 - 2011 đạt 703,3 tỷ đồng, chiếm 29% tổng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp; năm 2012 đạt 300 tỷ đồng, chiếm 39%; năm 2013 đạt 400 tỷ đồng, chiếm 24% và ước thực hiện 2014 đạt 450 tỷ đồng, chiếm 23%.

b. Nguồn vốn đầu tư nước ngồi

Do vị trí địa kinh tế khơng thuận lợi và nguồn nhân lực còn hạn chế nên việc thu hút vốn đầu tư nước ngồi nói chung và vốn đầu tư nước ngồi vào lĩnh vực nơng nghiệp nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Đến nay, tồn tỉnh mới có 04 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép đầu tư, trong đó ngành nơng nghiệp có 04 dự án (03 dự án vốn ODA, 1 dự án FDI). Nguồn vốn ODA chủ yếu do Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế tài trợ (IFAD). Kết quả thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.4: Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài trên trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

ĐVT: tỷ đồng Vốn đầu tư nước ngoài 2007 -2011 2012 2013 Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số 410 100 165 100 150 100 Gồm: - Nguồn FDI 45 27,3 - Vốn ODA 410 100 120 72,7 150 100

(Nguồn: Cục Thống kê Tuyên Quang 2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang 2013)

* Nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA):

Các dự án đầu tư nước ngồi vào nơng nghiệp của tỉnh hầu hết là từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA. Giai đoạn 2007 - 2011, thu hút ODA đạt 410 tỷ đồng, chiếm 100% vốn đầu tư nước ngồi vào nơng nghiệp; năm 2012 đạt 120 tỷ đồng và năm 2013 đạt 150 tỷ đồng.

* Thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI):

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngồi cịn rất hạn chế. Từ 2007 đến nay, mới có 01 dự án được triển khai thực hiện với số vốn là 45 tỷ đồng (chăn ni bị sữa).

* Nếu xét trong nội bộ ngành nông nghiệp, qua số liệu trong bảng 3.2 ta thấy, vốn đầu tư phát triển chủ yếu tập trung vào xây dựng các cơng trình thủy lợi và có chiều hướng tăng rõ rệt qua các năm; vốn đầu tư cho thủy lợi giai đoạn 2007 - 2011 đạt 1.531,5 tỷ đồng, chiếm 62,5% vốn đầu tư phát triển nông nghiệp; đến năm 2013 đạt 1.136,8 tỷ đồng, chiếm 67,4% và bằng 74% vốn đầu tư phát triển nông nghiệp cả giai đoạn 2007 - 2011; ước thực hiện năm 2014 đạt khoảng 1.302,4 tỷ đồng, chiếm 67,6%. Trong khi đó, vốn đầu tư dành cho lâm nghiệp, thủy sản và các lĩnh vực khác chiếm tỷ trọng khiêm tốn hơn. Tổng vốn đầu tư phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2007 - 2011 đạt 219,6 tỷ đồng,

chiếm 9%; thủy sản đạt 204,7 tỷ đồng, chiếm 8,4%; trạm trại nông nghiệp đạt 448,1 tỷ đồng, chiếm 18,3%; nước sạch 45,9 tỷ đồng, chiếm 1,9%.

3.2.2.2. Thực trạng thực hiện các biện pháp thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp

a. Về chiến lược, quy hoạch phát triển nông nghiệp

Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong những năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã tiến hành xây dựng và phê duyệt (điều chỉnh) nhiều quy hoạch chuyên ngành trong nông nghiệp, như: Quy hoạch phát triển nông nghiệp (gồm trồng trọt và chăn nuôi), quy hoạch phát triển lâm nghiệp, quy hoạch nuôi trồng thủy sản và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu như: lạc, mía, cam, chè... đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Đặc biệt đến năm 2013, tỉnh Tuyên Quang đã xây dựng và phê duyệt được Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp, Quy hoạch phát triển thủy sản và Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Tuyên Quang đến năm 2015 và định hướng 2020; quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy hoạch thủy lợi, quy hoạch sử dụng đất lúa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030… Trong năm 2014, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đang chỉ đạo các ngành có liên quan tiến hành rà sốt, điều chỉnh các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch ngành, lĩnh vực đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 phục vụ cho Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2020.

Các dự án quy hoạch trên đều đã xác định được những mục tiêu, đề xuất được những phương hướng phát triển nông nghiệp cho 7 - 12 năm tới; nội dung các quy hoạch đã đóng góp thiết thực vào các văn kiện Đại hội Đảng bộ các cấp, vào việc xây dựng kế hoạch phát triển nông, lâm, thủy sản 5 năm và hàng năm, làm căn cứ để các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ở Tuyên Quang.

Tuy nhiên, nhìn chung việc xây dựng và quản lý quy hoạch nơng nghiệp vẫn cịn hạn chế: Do mong muốn phát triển nhanh để tránh tụt hậu nên dự báo về mục tiêu của các quy hoạch trong nơng, lâm, ngư nghiệp cịn mang nhiều tính chủ quan và chưa được cân nhắc đầy đủ các điều kiện đảm bảo, do đó nhiều mục tiêu đề ra quá cao khó thực hiện; Quy trình xây dựng quy hoạch thiếu tính hệ thống, quy hoạch ngành nơng nghiệp của tỉnh chưa gắn với quy hoạch các lĩnh vực, địa bàn có liên quan trong tỉnh và quy hoạch vùng và toàn quốc, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trung ương và địa phương; chậm rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch; quản lý quy hoạch chưa tốt; lực lượng cán bộ làm cơng tác quy hoạch cịn nhiều hạn chế, vừa thiếu về số lượng lại vừa yếu về chuyên môn, đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của các dự án quy hoạch.

b. Về các cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp

Trong những năm vừa qua, cùng với việc thực thi các chính sách của Trung ương, tỉnh Tuyên Quang đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư để thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển nơng nghiệp, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nơng dân.

* Chính sách tài chính - tín dụng:

Chính sách miễn giảm thuế những năm đầu hoạt động sản xuất - kinh doanh trong nơng nghiệp; chính sách khuyến khích phát triển chăn ni gia súc, gia cầm; chính sách hỗ trợ phát triển chăn ni trâu bị trên địa bàn miền núi; chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng; chính sách hỗ trợ phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chính sách sản xuất giống lúa lai, giống thủy sản; chính sách hỗ trợ khuyến nơng viên, ... các chính sách này đã cải thiện đáng kể môi trường đầu tư của tỉnh, tạo điều kiện phát huy, khơi dậy nguồn nội lực to lớn trong nhân dân và thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong, ngồi nước đầu tư phát triển nơng nghiệp.

Trong lĩnh vực tín dụng, đã tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức tín dụng nước ngoài mở chi nhánh Tuyên Quang nhằm thu hút thêm nhiều nguồn vốn tín dụng vào Tuyên Quang, tăng thêm sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng để các tổ chức và người dân được hưởng lợi nhiều từ các dịch vụ ngân hàng. Các ngân hàng đã mở rộng và triển khai các hình thức huy động mới như: phát hành giấy tờ có giá trị dưới dạng kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, huy động tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm dự thưởng,... với các mức lãi suất hấp dẫn, linh hoạt; đồng thời, tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động, sử dụng các công cụ khuyến mại, tặng quà,... nhằm khuyến khích người dân gửi tiết kiệm. Do vậy, nguồn vốn huy động trên địa bàn những năm qua khơng ngừng tăng trưởng, theo đó đã huy động lượng vốn tín dụng đáng kể cho đầu tư cho phát triển nơng nghiệp. Tính đến hết năm 2012, dư nợ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tuyên Quang đạt 3.827.517 triệu đồng, trong đó cho vay dài hạn là 936.492 triệu đồng; Ngân hàng chính sách đã cho vay 135.000 triệu đồng. Ngân hàng phát triển đó cho vay ưu đãi đầu tư phát triển giao thông nông thơn, kiên cố hóa kênh mương...

Nhờ thực hiện tốt các chính sách tín dụng phát triển kinh tế nông nghiệp mà nhiều hộ nơng dân trong tỉnh đó có vốn đầu tư sản xuất.

Tính hết năm 2013, ngân hàng chính sách xã hội đó cho 58.903 lượt hộ vay vốn, bình quân mỗi hộ được vay 5,7 triệu đồng để phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo. Đến nay, nhiều hộ nơng dân trong tỉnh đã có điều kiện đầu tư vào các trang trại có quy mơ lớn, nhiều ngành nghề mới trong nơng nghiệp được hình thành và phát triển. Bên cạnh đó, các Quỹ tín dụng ưu đãi như: Quỹ hỗ trợ nông dân và người nghèo phát triển sản xuất; quỹ khuyến nơng, ngân hàng chính sách xã hội, một số tổ chức tài chính vi mơ (thuộc Hội Nơng dân tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh)... đang có vai trị hỗ trợ hết sức tích cực với sự phát triển kinh tế nơng nghiệp của Tun Quang.

Tuy nhiên, chính sách tài chính thu hút đầu tư phát triển nơng nghiệp cịn tản mạn, chưa có có hệ thống, một số chính sách chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư. Tổng vốn huy động cho phát triển nơng nghiệp cịn thấp nhiều so với kế hoạch. Hệ thống chính sách, pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới triệt để, toàn diện ngành ngân hàng và hội nhập kinh tế quốc tế. Sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng cịn yếu. Quy mơ hoạt động và năng lực tài chính cịn nhỏ bé so với yêu cầu phát triển kinh tế. Chủng loại và chất lượng dịch vụ ngân hàng còn đơn điệu, nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế. Phần lớn người nơng dân cũn chưa có nhiều cơ hội tiếp cận thông tin để vay vốn phát triển sản xuất. Trong hệ thống các ngân hàng tín dụng ở Tuyên Quang hiện nay, do tâm lý sợ thất thoát vốn, do các cơ chế hiện hành cũng nhiều ràng buộc, nên các ngân hàng thường dè dặt, thận trọng trong q trình cho nơng dân vay vốn; điều kiện đảm bảo tiền vay lại ngặt nghèo; mức cho vay thường thấp so với nhu cầu sản xuất, nhiều bà con cho rằng mức lãi suất cho vay sản xuất nông nghiệp là cao với mức sinh lời trong nông nghiệp thường thấp hơn so với các lĩnh vực kinh tế khác và thời gian cho vay chưa phù hợp đối với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp (đăcc biệt là đối với lĩnh vực lâm nghiệp có chu kỳ sản xuất kéo dài, trong khi thời hạn cho vay thường là 24-36 tháng hoặc tối đa là 48 tháng) . Do đó, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển mở rộng sản xuất, kinh doanh của các hộ nông dân, hợp tác xã, các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, chưa có hướng tháo gỡ cụ thể. Thủ tục xác định các đối tượng cho vay còn phức tạp... Do vậy, đang hạn chế q trình phát triển nơng nghiệp của tỉnh Tun Quang. Từ đó dẫn đến tình trạng sản xuất nơng nghiệp hàng hóa tập trung của Tuyên Quang bị thiếu vốn. Bảng số liệu sau sẽ làm rõ hơn những bất cập của chính sách đầu tư vốn trong nơng nghiệp tỉnh Tuyên Quang hiện nay.

Bảng 3.5: Số liệu khảo sát về những hạn chế của chính sách thu hút vốn tín dụng cho phát triển nơng nghiệp tỉnh Tun Quang

TT Ý kiến Tổng số được khảo sát Tổng số có ý kiến về CS đầu tư vốn trong NN Số người có ý kiến này Tỷ lệ % So với số cú ý kiến về CS này So với tổng số được khảo sát (1) (2) (3) (4) (5) (6=5/4) (7=5/3) 1

Thời gian vay

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tỉnh tuyên quang (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w