Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tỉnh tuyên quang (Trang 38 - 40)

c. Thành phần kinh tế nước ngoài.

3.1.1.Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Là một tỉnh miền núi phía Bắc, Tun Quang có toạ độ địa lý từ 21030' đến 22041' vĩ độ Bắc, từ 104050' đến 105035' kinh độ Đơng. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía Đơng giáp Thái Ngun và Bắc Kạn, phía Tây giáp Yên Bái, phía Nam giáp Phú Thọ và Vĩnh Phúc.

Diện tích tự nhiên tồn tỉnh là 586.732 ha, trong đó có 70% diện tích là đồi núi, với dân số trung bình năm 2013 là 739. 668 người.

Về mặt vị trí địa lý, Tuyên Quang có những thuận lợi và khó khăn nhất định trong việc phát triển kinh tế - xã hội.

Với quốc lộ 2, tuyến giao thông huyết mạch chạy trên địa bàn của tỉnh dài khoảng 90 km, Tuyên Quang có thể giao lưu với Hà Giang, xa hơn nữa với các tỉnh miền núi biên giới ở phía Bắc và giao lưu với một số tỉnh thuộc trung du và đồng bằng sông Hồng ở phía Nam. Khoảng cách giữa thủ đơ Hà Nội với thành phố Tuyên Quang là 165km. Theo chiều Đông - Tây, Tuyên Quang cũng có điều kiện trao đổi kinh tế với một số tỉnh thuộc vùng núi Bắc bộ, trước hết là với Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Kạn… Ngồi ra, thơng qua đường sông, chủ yếu là sông Lô, việc giao lưu có thể diễn ra trong nội tỉnh và với các tỉnh khác ở mức độ nhất định.

Tuy nhiên, vị trí địa lý cũng tạo ra những khó khăn đáng kể. Đây là một tỉnh miền núi, lại nằm sâu trong nội địa, hơn nữa, nền kinh tế nhìn chung cịn chậm phát triển, kết cấu hạ tầng lại thấp kém; việc giao lưu trao đổi hàng hoá

với các tỉnh chủ yếu trông cậy vào đường bộ và một phần đường sông. Tuyên Quang chưa có đường sắt, đường hàng khơng… Do ở sâu trong nội địa, xa các cảng, cửa khẩu và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước nên việc trao đổi hàng hoá, liên kết kinh tế với các tỉnh khác còn gặp nhiều hạn chế.

3.1.1.2. Địa chất

a) Đất của Tuyên Quang khá đa dạng

Nhìn chung, tầng đất tương đối dày, hàm lượng dinh dưỡng thuộc loại trung bình và khá. Trừ một số loại đất phù sa sông suối và đất lầy thụt ở các thung lũng, còn lại chủ yếu là đất feralit, chiếm 85% diện tích cả tỉnh. Với 17 loại đất khác nhau Tuyên Quang có khả năng phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp.

Ở vùng núi cao, gồm huyện Lâm Bình, Na Hang và phía Bắc các huyện Hàm n, Chiêm Hố, đất được hình thành trên các loại đá mẹ là đá biến chất và đá trầm tích. Tiêu biểu cho vùng này là nhóm đất đỏ vàng và vàng nhạt trên núi được hình thành ở độ cao 700 - 1.800m với một vài loại đất như đất mùn đỏ vàng trên núi phát triển trên các loại đá mẹ khác nhau (đá gnai, đá phiến mica, sa thạch…). Nhóm đất trên cần được bảo vệ thơng qua việc giữ gìn vốn rừng, chấm dứt tình trạng phá rừng làm nương.

Ở vùng núi thấp bao gồm phần phía Nam của các huyện Hàm Yên, Chiêm Hố, phía Bắc các huyện n Sơn, Sơn Dương và một phần thành phố Tuyên Quang, đất được hình thành chủ yếu từ các loại đá mẹ là đá biến chất mà tiêu biểu là nhóm đất đỏ vàng vùng đồi núi thấp phát triển trên các loại dung nham khác nhau. Đây là nhóm đất có giá trị đối với sản xuất nông, lâm nghiệp của cả tỉnh.

Ở các vùng cịn lại có đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, các loại đất phù sa sơng suối, chủ yếu ở phía nam các huyện Yên Sơn, Sơn Dương và rải rác ở một số nơi khác. Nhóm đất này có khả năng trồng các loại cây lương thực (lúa, màu) cho năng suất cao.

b) Diện tích đất được khai thác chưa cao

Số đất chưa sử dụng còn khá lớn và còn khả năng diện tích đưa vào sử dụng, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn.

Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Tuyên Quang năm 2013

Các loại đất Diện tích (ha) % so với tổng diện tích tự nhiên Đất nơng nghiệp Trong đó:

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tỉnh tuyên quang (Trang 38 - 40)