Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2009-

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tỉnh tuyên quang (Trang 43 - 45)

- Đất sản xuất nông nghiệp Đất lâm nghiệp

3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2009-

Tình hình kinh tế Tuyên Quang trong những năm gần đây có nhiều thuận lợi trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các ngành trọng điểm, các thành phần kinh tế đều tăng trưởng khá, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh đã dần khẳng định vai trị của mình trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Tuy nhiên, tỉnh còn phải đối diện với nhiều những khó khăn và thách thức như thiên tai, dịch bệnh gia súc gia cầm, giá cả của các yếu tố đầu vào tăng cao làm cho chi phí sản xuất cũng tăng cao…, ảnh hưởng khơng nhỏ đến khả năng cạnh tranh của tỉnh.

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu cơ bản của tỉnh Tuyên Quang

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

GDPnn (triệu đồng) 2.724.352 3.174.217 4.201.931 5.371.447 5.386.632 Thu nhập hộ nông dân /

người/ tháng (nghìn đồng)

639 720 768 972,00 1.018,00

Xuất khẩu nông sản (tấn) 3.875,1 3.697,5 3.231,8 2.647,2 2.800 GTSSnn (triệu đồng) 5.299.794 5.432.967 5.851.733 5.940.216 6.096.267

(Nguồn: Phòng Kinh tế ngành - Sở Kế hoạch & Đầu tư Tuyên Quang 2013)

Năm 2009, sản lượng lương thực có hạt đạt 310.241 tấn, đạt 111,31% kế hoạch, tăng 4,5% so với năm 2008. Sản lượng lương thực bình quân đầu người là 430 kg/người. Trong đó diện tích lúa là 26.466 ha và năng suất bình qn đạt 5,3 tấn/ha. Diện tích rừng tập trung tồn tỉnh được 271.276,36 ha.

Diện tích cây ăn quả 5.228,2ha và cây công nghiệp 7.043,81 ha, đạt 125,5% kế hoạch.Tỷ lệ che phủ rừng đạt 56,5%.

Năm 2010, giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 7.217.234 triệu đồng; giá trị sản xuất trên 1 ha đất nơng nghiệp đạt trung bình 35 triệu đồng; sản lượng lương thực đạt trên 32 vạn tấn; diện tích trồng rừng đạt 15.550 ha; tỷ lệ rừng che phủ đạt 58,6%.

Năm 2011. Giá trị xuất khẩu đạt 438 tỷ đồng tăng lên 22,9% so với năm 2010. Diện tích cây ăn quả trên 5.000 ha. Thu nhập bình đầu người các hộ nông dân cũng đã tăng thêm 1,3 triệu đồng. Diện tích rừng sản xuất ổn định gần 300.000 ha, nâng độ che phủ của rừng đạt 60,12%. Số lượng trâu bị có giảm đi đơi chút cịn 219.225 con. Sản lượng thịt lợn xuất chuồng là 46.854 tấn, sản lượng lương thực đạt 322.845 tấn.

Năm 2012 là năm có nhiều biến động ảnh hưởng đến nền kinh tế của tỉnh Tuyên Quang nói chung và đối với ngành nơng nghiệp nói riêng. Giá cả mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng đều tăng cao, lạm phát và lãi suất ở mức cao đã gây khơng ít khó khăn trong sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế chậm lại. Các mặt hàng công nghiệp thế mạnh của tỉnh như sắt thép, xi măng đều có lượng tồn kho tương đối lớn. Trong nơng nghiệp, dịch bệnh trên đàn gia súc tăng cao và giá cả mặt hàng nông nghiệp bấp bênh.

Mặc dù tỉnh đang gặp nhiều khó khăn nhưng tốc độ phát triển của tồn tỉnh vẫn đạt con số tương đối cao đó là 12,35%. Trong đó, GDP bình qn đầu người đạt 24,3 triệu đồng tăng lên 3,7 triệu so với năm 2010. Giá trị xuất khẩu của tỉnh đạt 830 tỷ đồng. Sản lượng cây có hạt đạt 323.429 tấn. Số lượng trâu bị là 229.374 con.

Đến năm 2013, kinh tế của tồn tỉnh đã có những khởi sắc, nhưng nhìn chung vẫn cịn nhiều khó khăn và thách thức. Trong năm qua, tỉnh vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và đạt khoảng 14,5% đây là con số tương đối cao so với tồn quốc và khu vực miền núi phía Bắc. GDP bình quân đầu

người trên toàn tỉnh đạt 23,9 triệu/ năm. Đây là con số khá trong khu vực. Giá trị sản xuất nơng nghiệp trên 3.500 tỷ đồng. Diện tích cây ăn quả ổn định trên 5.00 ha và cây công nghiệp trên 13.000 ha (chủ yếu là chè, mía). Trong khi đó số lượng trâu bò đã giảm đi chỉ còn 189.069 con. Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 1.400 tỷ đồng, tong đó thu cân đối trên 1.000 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tỉnh tuyên quang (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w