Các giải pháp chung

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tỉnh tuyên quang (Trang 84 - 89)

- Duy trì diện tích ni trồng thủy sản ổn định trên 8.000 ha và năm 2020, sản lượng thủy sản đạt trên 4.500 tấn.

4. Hệ số ICOR

4.2.1. Các giải pháp chung

4.2.1.1. Hồn thiện quy hoạch phát triển nơng nghiệp của tỉnh

Quy hoạch là công cụ định hướng phát triển không gian của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư. Chất lượng quy hoạch và kỷ luật thực thi quy hoạch ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của hoạt động đầu tư. Nhà nước sử dụng nhiều loại quy hoạch để định hướng đầu tư, trong đó có quy hoạch phát triển nơng, lâm và thủy sản. Để thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp, giải pháp hữu hiệu trong những năm tới là:

- UBND tỉnh Tuyên Quang khẩn trương tổ chức chức lập và phê duyệt Quy hoạch phát triển lâm nghiệp, Quy hoạch hệ thống thủy lợi, đê điều đến năm 2020 để làm căn cứ cho quá trình, lập, thẩm tra, phê duyệt và triển khai thực hiện các dự án đầu tư.

- Với việc nước ta trở thành thành viên WTO, hàng hóa và dịch vụ nơng nghiệp Việt Nam sẽ có thị trường rộng lớn hơn, ngành nơng nghiệp có cơ hội mở rộng quy mơ sản xuất. Tuy nhiên, do thực hiện cam kết dỡ bỏ hàng rào bảo hộ, nên chỉ có những mặt hàng thực sự có khả năng cạnh tranh mới có khả năng tồn tại và phát triển. Do vậy, UBND tỉnh cần giao nhiệm vụ cho Sở Nông nghiệp và PTNN Tuyên Quang tiến hành điều tra, xác định lợi thế so sánh, trên cơ sở đó lựa chọn, xây dựng chiến lược, quy hoạch, cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các sản phẩm chủ yếu trong ngành nông nghiệp.

- Các cấp các ngành trong tỉnh tăng cư ờng hơn nữa công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, thực hiện công bố công khai quy hoạch để các thành phần kinh tế, nhân dân biết và thực hiện hiện theo quy hoạch, tạo điều kiện để kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước triển khai các dự án đầu phát triển nông nghiệp.

- Trong những năm sắp tới, cần khẩn trương xây dựng Chiến lược của Tuyên Quang về thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển làm cơ sở để xây dựng kế hoạch thu hút đầu tư theo ngành, lĩnh vực trong đó có nơng nghiệp.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch. Một mặt, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn đối với đội ngũ hiện có, mặt khác, mời các cơng ty tư vấn giỏi trong nước và nước ngồi cùng tham gia thực hiện cơng tác quy hoạch.

4.2.1.2. Xây dựng và hồn thiện các chính sách thu hút, sử dụng vốn đầu tư phát triển nơng nghiệp

* Chính sách tài chính - tín dụng:

Mục tiêu của chính sách tài chính - tín dụng đối với nông nghiệp Tuyên Quang là nhằm phát huy tối đa tiềm năng sức lao động, đất đai, vốn và các nguồn lực khác để tạo ra sự chuyển dịch lớn về cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh Tuyên Quang cần phải thực hiện các giải pháp sau:

- Sớm thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và Quỹ hỗ trợ đầu tư trong tỉnh để tạo điều kiện và hỗ trợ cho các dự án lớn, có tác dụng như nguồn vốn "mồi" để huy động các nguồn vốn khác từ mọi thành phần kinh tế trong xã hội, tạo nên động lực mới để thu hút các nguồn tài chính cùng tham gia đầu tư phát triển nông nghiệp.

- Động viên, thu hút rộng rãi các nguồn vốn trong xã hội nhằm tăng đầu tư. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa bằng cách áp dụng cơ chế tài chính

phù hợp đối với các đơn vị sự nghiệp.

- Thực hiện chính sách tài chính khuyến khích phát triển lĩnh vực chủ lực, sản phẩm chủ yếu trong nông nghiệp, làm "đầu tầu" tăng trưởng nông nghiệp trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng vùng.

- Cơng khai hóa các bước tiếp nhận, xử lý thủ tục đầu tư ở các cấp, cơng khai hóa nguồn vốn đầu tư và kế hoạch đầu tư, phân cấp quyết định vốn đầu tư cho huyện, sở ngành, tránh tình trạng "ban - cho" trong đầu tư.

- Cần tăng cường mối quan hệ hiểu biết lẫn nhau giữa các tổ chức tín dụng và người dân, cán bộ của các tổ chức tín dụng cần gần dân, sâu sát thực tiễn hơn. Đồng thời, đẩy mạnh vai trị của các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể trong việc phối hợp với các ngân hàng quản lý tốt tiền vay và thu hồi cụng nợ.

- Tăng mức cho vay, thời hạn cho vay, giảm lãi suất cho vay phù hợp với quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi, ưu tiên lĩnh vực đầu tư trong nơng nghiệp như: chương trình chuyển giao ứng dụng khoa học, cơng nghệ vào sản xuất nơng nghiệp; chương trình phát triển hạ tầng và kinh tế nông thôn.

- Khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong nơng nghiệp niêm yết cổ phiếu và huy động vốn qua thị trường chứng khoán.

- Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi, thu hút các thành phần kinh tế mở rộng đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng, như thành lập ngân hàng thương mại cổ phần nơng thơn, quỹ tín dụng trên địa bàn, thu hút các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài,... mở chi nhánh, văn phòng đại diện tại Tuyên Quang, để có một hệ thống đa dạng các loại hình ngân hàng với các dịch vụ, tiện ích ngân hàng ngày càng hiện đại, phục vụ cho nhu cầu của các cá nhân, tổ chức trên địa bàn.

Tỉnh đảm bảo mặt bằng cần thiết, hợp lý phục vụ sản xuất kinh - doanh nông nghiệp cho các nhà đầu tư theo phương thức cho thuê hoặc chuyển quyền sử dụng đất:

- Tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giải phóng mặt bằng, ban hành chính sách hỗ trợ kinh phí thực hiện bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng đối với các dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Các dự án đầu tư vào địa bàn Tỉnh đều được miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản.

- UBND tỉnh và các địa phương cần giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc về đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng để tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án. Kiên quyết cưỡng chế thực hiện giải phóng mặt bằng đối với các trường hợp đã được quyết định và đã theo đúng quy định của Nhà nước nhưng vẫn cố tình khơng chấp hành để hỗ trợ cho việc đầu tư.

- UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các ngành liên quan nghiên cứu và trình UBND tỉnh phê duyệt phương thức thanh toán tiền thuê đất, tiền đặt cọc dự án đối với các dự án đầu tư vào nông nghiệp. Một mặt, quy định giá thuê đất ở mức hợp lý để giảm chi phí đầu vào của nhà đầu tư, mặt khác nhà đầu tư cũng phải trả trước tiền thuê đất để tỉnh lo đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng đến chân bờ rào dự án, đồng thời, phải chấp nhận đóng một khoản tiền đặt cọc nhất định tùy theo quy mô dự án. Nếu khơng triển khai đúng tiến độ cam kết thì nhà đầu tư bị mất khoản tiền này. Đây là biện pháp hữu hiệu để tránh tình trạng đang xảy ra khá phổ biến là nhiều nhà đầu tư năng lực tài chính yếu nhưng chiếm đất dự án, chờ đợi chuyển lại cho đối tác khác, làm cho Nhà nước mất nhiều thời gian để thu hồi lại giấy phép đầu tư đã cấp.

- UBND tỉnh có biện pháp thực hiện triệt để việc thu hồi đất đã được giao hay cho tổ chức thuê đang để hoang hóa, khơng sử dụng hoặc sử dụng sai mục đích.

* Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế:

Kinh nghiệm thực tiễn ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới cho thấy, nơi nào có cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật tốt thì nơi đó có sức hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư. Ngược lại, nơi đâu dù có chính sách hấp dẫn nhưng kết cấu hạ tầng thấp kém vẫn khó có thể lơi kéo được nhà đầu tư. Vì vậy, phải coi xây dựng kết cấu hạ tầng như là điều kiện kiên quyết, bắt buộc không chỉ đối với đòi hỏi trước mắt và cả lâu dài, không chỉ tạo tiền đề cho thu hút đầu tư mà cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế nói chung và nơng nghiệp nói riêng.

- Ngồi các nguồn vốn của ngân sách nhà nước, cần có chính sách ưu đãi, khuyến khích mọi thành phần kinh tế huy động thêm các nguồn vốn khác trong và ngoài nước cho việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế chung, gồm: đường giao thông, cảng biển, hệ thống lưới điện, viễn thông và công nghệ thông tin, hạ tầng khu công nghiệp, du lịch, dịch vụ; riêng trong nông nghiệp: hệ thống các trạm, trại, hệ thống thủy lợi, đê điều, hạ tầng nuôi trồng thủy sản, giống,... Nghiên cứu xây dựng cơ chế huy động trái phiếu cơng trình. Ngồi ra, cần chủ động, tích cực thu hút nguồn vốn ODA đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Nghiên cứu xây dựng đề án "Xã hội hóa kết cấu hạ tầng" nhằm thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, kể cả những lĩnh vực cần huy động lượng vốn lớn như điện, nước, làm đường...

- Cần đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ. Tập trung đầu tư đúng mức kết cấu hạ tầng kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư, đồng thời chú trọng tạo lập môi trường kinh tế - xã hội.

- Sử dụng vốn đầu tư nơng nghiệp đúng mục đích, giảm tình trạng lãng phí, thất thốt vốn, nhất là trong khâu thi cơng xây dựng, thơng qua đấu thầu. Lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án đang triển khai trong tỉnh để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

Cơng tác kế hoạch hóa vốn đầu tư phát triển nông nghiệp hiện nay chỉ mới giới hạn trong phần vốn ngân sách do địa phương quản lý. Các doanh nghiệp nhà nước kế hoạch hóa nguồn vốn tự có của doanh nghiệp mình. Cịn phần vốn đầu tư của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và vốn FDI khơng được kế hoạch hóa. Bên cạnh đó, trong cơng tác kế hoạch hóa đối với vốn đầu tư nhà nước đơi khi cũng cịn tình trạng kế hoạch đi sau thực hiện, kế hoạch khơng thực tế, gây lãng phí, hiệu quả thấp; kế hoạch đầu tư thiếu thống nhất với kế hoạch vốn dẫn đến nợ nhà thầu, tiến độ thực hiện dự án chậm. Do vậy, để tăng cường sự gắn kết giữa thu hút và sử dụng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp cần nâng cao chất lượng cơng tác kế hoạch hóa đầu tư của tỉnh. Kế hoạch hóa về thu hút và sử dụng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp phải bám sát quy hoạch và phải bao quát toàn bộ các nguồn vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tỉnh tuyên quang (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w