Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng thu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty Cổ phần Quang Trung (Trang 64 - 69)

tiền tại công ty AVA

* Đánh giá tính trọng yếu trong quá trình kiểm toán

Trọng yếu là khái niệm quan trọng của kiểm toán, xác định tính trọng yếu là công việc rất cần thiết đối với lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán. Mức trọng yếu được KTV đánh giá cho toàn bộ BCTC và phân bổ cho từng khoản mục trên BCTC. Thông thường, KTV đánh giá mức trọng yếu ban đầu thông qua nhận định nghề nghiệp và mức đánh giá này có thể thay đổi trong quá trình kiểm toán. Tại công ty AVA thì việc đánh giá mức trọng yếu cần được chi tiết hơn đối với từng khoản mục. Đặc biệt đối với khoản mục được đánh giá là “trọng yếu” như doanh thu, các khoản phải thu, hàng tồn kho… Nếu chỉ sử dụng mức đánh giá chung cho các chu trình khác nhau có thể dẫn đến việc không phát hiện được đầy đủ các sai phạm trọng yếu. Để khắc phục tình trạng này, ngay trong quá trình thu thập thông tin cơ sở về chu trình được kiểm toán, dựa vào xét đoán nghề nghiệp, kinh nghiệm và việc phân tích từng chu trình của KTVcó thể đánh giá mức độ trọng yếu cho toàn bộ chu trình và phân bổ cho từng khoản mục cụ thể của chu trình. Điều này giúp cho KTV có được nhận định chính xác hơn về mức độ trọng yếu của từng khoản mục trong từng chu trình cụ thể.

* Phương pháp chọn mẫu kiểm toán

Tại công ty AVA, việc chọn mẫu kiểm toán vẫn chủ yếu dựa vào chủ quan của KTV. Thông thường, việc chọn mẫu theo nguyên tắc “số lớn”, mẫu được chọn đều là các khoản có giá trị lớn và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thể bị sai phạm lại ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. Nên việc áp dụng chọn mẫu bằng máy tính đối với công ty là hoàn toàn có thể thực hiện được. Đội ngũ cán bộ khoa học thông tin của công ty có những am hiểu về công nghệ hiện đại và lĩnh vực kế toán, kiểm toán có thể thiết kế một chương trình kế toán chọn mẫu. Mặt khác, công ty cũng có thể thuê các chuyên gia thiết kế

riêng một chương trình chọn mẫu phù hợp với điều kiện hiện tại. Trong quá trình chọn mẫu, KTV có thể áp dụng nhiều tiêu chuẩn chọn mẫu hơn chứ không nên chú trọng quá nhiều vào giá trị của các phần tử trong tổng thể. Sử dụng các chỉ tiêu khác nhau để phân loại tổng thể theo nhóm như: tiêu chí về các khách hàng của khách thể kiểm toán hoặc tiêu chí về loại hàng hoá, dịch vụ cung cấp, thời gian tín dụng… Việc làm này có thể làm tăng tính đại diện của mẫu chọn.

Để đánh giá cỡ mẫu có hiệu quả hơn, KTV nên xem xét thêm các nhân tố:

+ Tổng thể sai sót KTV sẵn sàng chấp nhận ( sai sót có thể bỏ qua): tổng sai sót KTV sẵn sàng chấp nhận càng thấp, cỡ mẫu cần được chọn càng lớn.

+ Số lượng sai phạm KTV dự định sẽ phát hiện được trong tổng thể (sai sót mong đợi): KTV dự tính các sai phạm phát hiện được trong tổng thể càng lớn thì kích cỡ mẫu cần thiết để đưa ra mức đánh giá hợp lý về lượng sai sót thực tế trong tổng thể càng lớn. Các nhân tố có liên quan tới sự xem xét của KTV về sai sót mong đợi gồm bản chất của các giá trị được xác định một cách chủ quan kết quả của thử nghiệm kiểm soát, kết quả của các thủ tục kiểm toán được áp dụng ở cả kỳ này và kỳ trước.

Do đó, trong thời gian tới công ty cần từng bước khắc phục những hạn chế trong chọn mẫu kiểm toán bằng cách xây dựng được một quy trình chọn mẫu phù hợp với điều kiện của công ty trong đó có áp dụng công nghệ tin học. Hiện nay, phần mềm thống kê tin học rất phát triển, công ty sẽ không gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn một chương trình phù hợp. Bên cạnh đó, dịch vụ tư vấn công nghệ kế toán hiện nay cũng rất phát triển, trong những năm tới phòng công nghệ tin học AVA cũng nên có những chính sách không ngừng nâng cao chuyên môn của các cán bộ công nghệ thông tin. Bằng các

biện pháp hỗ trợ kinh phí cho các nhân viên đi học hoặc tham gia các hội thảo nghiên cứu khoa học và các chương trình đào tạo, trao đổi kinh nghiệm giữa các công ty kiểm toán sẽ giúp công ty xây dựng được những chương trình kiểm toán hiện đại.

* Về việc thực hiện các thủ tục phân tích

Trong quá trình thực hiện thủ tục phân tích, KTV nên gắn liền việc phân tích xu hướng chung của nghành, hay của nền kinh tế nói chung hoặc dựa vào các thông tin phi tài chính cũng có thể giúp KTV kiểm tra được tính hợp lý của doanh thu, các khoản phải thu. Đây là việc mà còn ít công ty kiểm toán làm được do thông tin về các chỉ tiêu chung của các ngành nghề kinh doanh vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó, KTV có thể thực hiện các thủ tục sau:

+ So sánh doanh thu bán hàng, tỷ lệ lãi gộp của từng hàng hoá dịch giữa các kỳ và giữa các tháng trong năm đồng thời so sánh với các số liệu chung của ngành.

+ So sánh tỷ lệ doanh thu bán hàng trả lại, các khoản giảm giá trên tổng doanh thu của kỳ này so với kỳ trước, hay giữa các tháng trong kỳ.

+ So sánh số dư tài khoản phải thu của khách hàng có giá trị lớn giữa các kỳ để phát hiện doanh thu và các khoản phải thu có thể bị ghi khống.

+ So sánh tỉ lệ chi phí dự phòng của các khoản “nợ xấu” trên tổng doanh thu hoặc tổng các khoản phải thu giữa kỳ này và kỳ trước để đánh giá khả năng tài chính của khách hàng và cơ sở trích lập dự phòng cho các khoản nợ khó đòi. Thực hiện phân tích tuổi nợ của các khoản phải thu và so sánh các khoản phải thu lớn chưa thanh toán hoặc đã đến hạn hoặc quá hạn mà chưa thanh toán với số dư năm trước.

Vì vậy công ty nên từng bước xây dựng một mô hình thực hiện quy trình phân tích hợp lý, kết hợp cả các thông tin tài chính, phi tài chính và có thể áp dụng linh hoạt trong các cuộc kiểm toán. Trước sự phát triển không

ngừng của nền kinh tế trong nước cũng như trên thế giới, các ngành nghề kinh doanh cũng đang ngày một được đa dạng hoá. Điều này cũng làm tăng tính phức tạp của các nghiệp vụ phát sinh trong chu trình bán hàng - thu tiền. Do vậy, công ty cần phải có chính sách khuyến khích nhân viên thu thập đầy đủ thông tin về các ngành nghề kinh doanh khác nhau và có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong những trường hợp cần thiết. Với việc thường xuyên tăng cường kiến thức cho nhân viên qua các khoá đào tạo chuyên sâu về kiểm toán va các lĩnh vực khác như phân tích tài chính, phân tích hoạt động kinh doanh… Công ty có thể sớm đạt được mục tiêu xây dựng các mô hình phân tích hợp lý đối với chu trình bán hàng - thu tiền và với các chu trình khác trong kiểm toán BCTC.

* Về việc lập kế hoạch kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán là công việc đầu tiên mà KTV thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách hiệu quả. Hơn thế nữa công việc này hỗ trợ đắc lực cho việc thực hiện kiểm toán, giúp cho công ty kiểm toán tiết kiệm được chi phí kiểm toán mà vẫn đảm bảo hiệu quả công tác kiểm toán. Qua hồ sơ kiểm toán của công ty cho thấy một số hồ sơ kiểm toán không lưu trữ kế hoạch kiểm toán, hoặc có lưu trữ nhưng kế hoạch kiểm toán không đầy đủ. Việc xây dựng kế hoạch kiểm toán của công ty đối với các khách hàng lớn cũng tương đối tốt do giá phí kiểm toán cao, có khả năng trang trải cho các chi phí về khảo sát và lập kế hoạch kiểm toán. Còn đối với các khách hàng nhỏ thì việc xây dựng kế hoạch kiểm toán thường thực hiện kém do giá phí kiểm toán khó có thể trang trải cho các chi phí khảo sát và lập kế hoạch kiểm toán. Tình trạng này cũng xảy ra tương đối phổ biến với các công ty kiểm toán khác. Vì vậy công ty cần phải tăng cường chỉ đạo việc thực hiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán cần được các kiểm toán viên chú trọng hơn đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng cuộc

kiểm toán và tăng độ tin cậy cho báo cáo kiểm toán của công ty, nâng cao uy tín của công ty trên thị trường kiểm toán.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty Cổ phần Quang Trung (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w