Việc gây trồng Song Mây của ngƣời dân chủ yếu để phục vụ nhu cầu tại chỗ nhƣ đan lát các đồ dùng trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, Song Mây chủ yếu đƣợc trồng trong vƣờn nhà, làm hàng rào v.v… song đều ở quy mô nhỏ mà chƣa hình thành các khu rừng trồng tập trung trên diện rộng.
Hiện nay đã có gần chục loài Song Mây đã đƣợc đƣa vào trồng ở các mức độ khác nhau. Song chỉ có 3 loài đƣợc trồng chủ yếu là Mây nếp (C. tetradactylus), Mây trắng (C. tonkinensis) và Mây nƣớc hoặc còn gọi là Mái (C. armarus). Một số năm gần đây loài Song mật (C. platyacanthus) cũng đã đƣợc một số cơ sở đƣa vào gây trồng.
Các loài Mây hiện nay ở các địa phƣơng trên cả nƣớc chủ yếu đều do nhân dân địa phƣơng và một số cơ sở gây trồng, cho nên chƣa có nghiên cứu về xuất xứ, nguồn giống và cải thiện giống. Nguồn giống thƣờng đƣợc thu thập tại chỗ hoặc các vùng lân cận. Tuy có một số loài nhƣ C. rudentum có phân bố nhiều ở miền Nam nay đã đƣợc trồng thử nghiệm tại miền Bắc (Phú Thọ) và loài C. platyacanthus lấy giống ở miền Bắc đã đƣợc trồng thử một vài nơi ở miền Nam nhƣng chƣa có kết quả đánh giá (Nguyễn Hoàng Nghĩa, Trần Việt Quang và Nguyễn Quang Khải, 2000) [25].
Phƣơng thức trồng Mây chủ yếu hiện nay là trồng phân tán dƣới tán rừng, hầu hết là giống chƣa đƣợc cải thiện.
Theo Vũ Văn Dũng, Lê Huy Cƣờng (1996) [11] cho thấy ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ nhƣ: Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Hải Dƣơng, Hƣng Yên,… Mây nếp đƣợc gây trồng nhiều nhất, nhƣng vẫn chỉ xuất phát từ kinh nghiệm và ý thích của ngƣời dân địa phƣơng ở một số vùng mà chƣa trở thành phong trào rộng rãi trong toàn dân. Một số khó khăn trong thu hái hạt, gieo ƣơm tạo cây con và kỹ thuật trồng là nguyên nhân hạn chế việc mở rộng loài cây này. Ở đồng bằng, mây có thể trồng để leo lên các thân cây gỗ nhƣ bạch đàn (Eucalyptus), ruối (Sterblus), keo (Acacia) và tre (Bamboo).
Gần đây Lê Thu Hiền, Nguyễn Tử Kim và Lƣu Quốc Thành (2005) [17] đã nghiên cứu thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật gây trồng loài Mây nếp (C. tetradactyluss) và
Song mật (C. platyacanthus) dƣới tán một số trạng thái rừng phục hồi tại một số địa điểm nhƣ Cầu Hai (Phú Thọ), Lƣơng Sơn (Hoà Bình). Trong các công thức thí nghiệm thì công thức xử lý thực bì theo lỗ trống, trồng Mây nếp theo cụm (250 cụm/ha) mỗi cụm 3 hố, 1cây/hố cho sinh trƣởng về chiều cao và có tỷ lệ đẻ nhánh cao nhất.
Ngoài ra, Lê Thu Hiền và cộng sự (2009) [16] cũng chỉ ra rằng: Sau 4-5 năm trồng mây nếp trong vƣờn hộ ở Quang Thuận (Bắc Kạn) với 6 mô hình (trồng theo rạch, 10-12 bầu/m; trồng 1 hàng, 2 cây/hố, hố cách hố 0,4m; trồng 2 hàng hình nanh sấu, 2 cây/hố, hàng cách hàng 0,4m, hố cách hố 0,8 m; trồng theo cụm, bố trí theo hình tam giác đều có cạnh là 0,6m, trồng 1 cây/ hố; trồng 2 hàng hình nanh sấu, 1 cây/ hố, hàng cách hàng 0,4m, hố cách hố 0,8m và trồng 1 hàng, 1 cây/hố, hố cách hố 0,4 m) có tỷ lệ sống cao (91-95%), trong đó mô hình trồng mây theo rạch, cây cách cây 8 -10cm (10-12 bầu/m) có chiều cao trung bình là cao nhất 0,45m; sau đó là mô hình trồng 1 hàng, 2 cây/hố, hố cách hố 0,4m đạt 0,40cm, và thấp nhất là mô hình trồng 1 hàng, 1 cây/hố, hố cách hố 0,4m chỉ đạt 0,21cm. Sinh trƣởng về đƣờng kính ở 6 mô hình là tƣơng đối đồng đều.
Cũng theo Lê Thu Hiền và cộng sự (2009) [16], sau 3-5 năm trồng mây nếp dƣới tán rừng ở Vƣờn Quốc Gia Ba Bể cũng có tỷ lệ sống tƣơng đối cao từ 85–90%, sinh trƣởng về chiều cao từ 52-108cm và sinh trƣởng về đƣờng kính gốc của 4 mô hình trung bình đạt 1,0cm đến 1,1cm.
Để phát triển các giống Mây năng suất cao, chất lƣợng tốt phục vụ cho trồng rừng, có rất nhiều tác giả nghiên cứu về tiêu chuẩn và kỹ thuật trồng, điển hình là Nguyễn Huy Sơn, Phan Văn Thắng (2007) [28] đã đƣa ra tiêu chuẩn cây giống và kỹ thuật trồng Mây làm giàu nhƣ sau:
- Tiêu chuẩn cây giống: Cây mây con phải đƣợc gieo ƣơm trong bầu polyetylen, có tuổi trên 18 tháng, chiều cao cây từ 20cm trở lên, có trên 4 lá, khoẻ mạnh không sâu bệnh.
- Phƣơng thức trồng phân tán: Chủ yếu trồng trong vƣờn hộ (làm hàng rào) từ 1-2 hàng, cây cách cây từ 0,3-1m và số lƣợng cây trên hố từ 1-2cây/hố. Nếu trồng làm giàu trong rừng thứ sinh nghèo kiệt thì trồng theo cụm: hàng cách hàng 4m, cụm cách cụm 3,5m, mỗi cụm 3 cây, mỗi cây là đỉnh của tam giác đều có cạnh là 80-100cm, các cụm bố trí theo hình nanh sấu.
- Phƣơng thức trồng tập trung: Dƣới tán rừng với mật độ từ 750cụm/ha hoặc 2.250cây/ha.
- Độ tàn che thích hợp từ 0,3-0,6. Tuy nhiên, càng về sau cần phải mở sáng kịp thời thì Mây mới có thể sinh trƣởng phát triển đƣợc bình thƣờng.
- Đất trồng: Tuỳ theo từng điều kiện trồng, có thể làm đất cục bộ theo hố hay theo rạch. Nếu theo hố thì kích thƣớc hố là 30x30x30cm. Hố trồng Mây đƣợc bón lót 1kg phân chuồng hoai và 0,2kg NPK.