Nghiên cứu về loài Mây nếp Calamus tetradactylus Hance)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá một số mô hình mấy nếp (calamus tetradactylus Hance) ở vùng núi phía Bắc làm cơ sở để phát triển mở rộng (Trang 32 - 33)

Hiện nay, Mây nếp là một trong những loài đƣợc chọn và là loài ƣu tiên cho các chƣơng trình trồng rừng tại Vịêt Nam, nhất là ở các tỉnh phía Bắc nhƣ Thái Bình, Hải Dƣơng, Hƣng Yên, Nghệ An, Hà Tĩnh… sản lƣợng ƣớc tính 1.500 – 2.000 tấn/năm (Phạm Văn Điển, 2005) [13].

Vũ Văn Dũng, Lê Huy Cƣờng (2004) đã nghiên cứu đƣa ra quy trình kỹ thuật trồng Mây nếp. Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ nghiên cứu dựa trên kinh nghiệm của ngƣời dân là chủ yếu.

Phạm Văn Điển (2005) [13] cũng đã đề xuất quy trình kỹ thuật trồng Mây nếp. Trong đó đã đề cập từ khâu chọn giống, thu hái, bảo quản, xử lý hạt và tạo cây con. Tuy nhiên, do chƣa có những nghiên cứu kỹ về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, mối quan hệ giữa lập địa và sinh trƣởng của Mây nếp cho nên quy trình chọn điều kiện lập địa để gây trồng Mây nếp chỉ mang tính định hƣớng.

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật gây trồng các loài Song mật (C. platyacanthus) và Mây nếp (C. tetradactylus), điển hình là công trình của Lê Thu Hiền, Nguyễn Tử Kim, Lƣu Quốc Thành (2001) [17] đã xây dựng mô hình trồng

hai loài này dƣới tán rừng phục hồi tại Cầu Hai – Phú Thọ và lƣu vực phòng hộ Sông Đà – Hoà Bình. Kết quả cho thấy Mây nếp và Song mật sinh trƣởng khá tốt dƣới tán rừng phục hồi có độ tàn che là 0,4-0,5. Các tác giả đã đƣa ra một số biện pháp kỹ thuật nhƣ kích thƣớc hố 30 x 30 x 30cm, mỗi hố trồng 2 cây. Mật độ: 2.200 cây/ha (1.100hố/ha), 6.600 cây/ha (3.300 hố/ha) và cây đƣợc trồng theo cụm (250cụm/ha). Hàng năm làm cỏ, luỗng phát dây leo để đảm bảo ánh sáng cho Mây và bón 50g NPK/gốc/năm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá một số mô hình mấy nếp (calamus tetradactylus Hance) ở vùng núi phía Bắc làm cơ sở để phát triển mở rộng (Trang 32 - 33)