Đánh giá thực trạng các mô hình đã có của nhân dân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá một số mô hình mấy nếp (calamus tetradactylus Hance) ở vùng núi phía Bắc làm cơ sở để phát triển mở rộng (Trang 47 - 48)

Đề tài tiến hành điều tra 6 xã, trong đó 2 xã vùng núi huyện Ba Vì (xã Khánh Thƣợng, xã Minh Quang); 1 xã vùng đồi gò và 1 xã vùng núi thuộc huyện Quốc Oai (xã Phú Cát, xã Phú Mãn); 2 xã vùng đồi gò thuộc Thành phố Sơn Tây (xã Xuân Sơn, xã Thanh Mỹ). Kết quả cho thấy Mây nếp đƣợc gây trồng theo 2 phƣơng thức là trồng phân tán và trồng tập trung đều có mục đích là cung cấp nguyên liệu phục vụ nhu cầu sản xuất hàng thủ công mây tre đan để xuất khẩu và nhu cầu sử dụng tại chỗ của hộ gia đình.

- Phương thức 1: Trồng phân tán, bao xung quanh vƣờn hộ và vƣờn rừng, trên 90% các hộ đƣợc điều tra trồng Mây theo phƣơng thức này.

- Phương thức 2: Trồng tập trung, kết quả điều tra cho thấy khu vực điều tra có rất ít hộ áp dụng phƣơng thức này. Riêng có ở 2 hộ thuộc xã Xuân Sơn - Thành phố Sơn Tây, ngoài việc trồng bao quanh vƣờn hộ còn trồng tập trung trong vƣờn nhƣng với diện tích rất nhỏ khoảng 0,5ha/hộ. Trong đó, 1 hộ trồng Mây dƣới tán rừng đƣợc 2 năm tuổi; 1 hộ trồng trong vƣờn hộ đƣợc 8-9 năm tuổi hiện đang cho thu hoạch.

Chính vì đa số các hộ trồng Mây theo phƣơng thức trồng phân tán, bao xung quanh vƣờn hộ, vƣờn rừng nên ở tất cả các địa phƣơng đƣợc điều tra, không có địa phƣơng nào thống kê đƣợc diện tích trồng Mây cũng nhƣ sản lƣợng Mây. Mặc dù qua phỏng vấn với lãnh đạo xã và các tổ chức đoàn thể trong xã đều cho thấy Mây là cây có giá trị, dễ tiêu thụ, giá bán cao do nhu cầu nguyên liệu Mây trong tỉnh hiện nay rất thiếu.

Qua đó cho thấy hiện nay ở Hà Tây cũ chƣa có vùng trồng Mây nguyên liệu tập trung, chủ yếu là gây trồng tự phát dẫn đến việc quản lý, theo dõi, thống kê diện tích và xác định sản lƣợng hàng năm rất khó khăn, khó có thể dự báo chính xác nguồn nguyên liệu Mây cung cấp cho nhu cầu trong tỉnh. Các làng nghề luôn ở thế bị động phải đi ra các tỉnh khác thu mua nguyên liệu, phát sinh chi phí nhiều tốn kém dẫn đến đầu vào cao, lãi suất giảm, thu nhập của ngƣời gia công chế biến giảm… Đặc biệt, việc gây trồng Mây nếp tập trung chủ yếu ở những hộ đã có ít nhiều kiến thức về kỹ thuật trồng Mây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá một số mô hình mấy nếp (calamus tetradactylus Hance) ở vùng núi phía Bắc làm cơ sở để phát triển mở rộng (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)