Giải pháp về kỹ thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá một số mô hình mấy nếp (calamus tetradactylus Hance) ở vùng núi phía Bắc làm cơ sở để phát triển mở rộng (Trang 94 - 98)

- Cây giống:

Tiến hành nghiên cứu chọn giống nâng cao sản lƣợng và chất lƣợng nguyên liệu, các loài Song Mây có giá trị kinh tế thích nghi với nhiều điều kiện ở các vùng sinh thái nƣớc ta.

Vì hạt Mây khó kích thích nảy mầm, cần nghiên cứu thúc đẩy quá trình nảy mầm nhanh và đều nhƣ công thức xử lý H2SO4 nồng độ 3%, thời gian xử lý là 5 phút thì tỷ lệ nảy mầm lên đến 97% và ngày bắt đầu nảy mầm là 16 ngày hoặc đơn giản hơn là dùng nƣớc với nhiệt độ 45oC ngâm trong 12 giờ, tỷ lệ nảy mầm là 95% và ngày bắt đầu nảy mầm là 25 ngày (Vũ Văn Dũng và Lê Huy Cƣờng, 1996) [11]. Nghiên cứu xác định tiêu chuẩn cây con xuất vƣờn thích hợp, đảm bảo chất lƣợng, có từ 3 đến 4 lá thật trở lên, tuổi cây trên 18 tháng tuổi (từ khi gieo), chiều cao cây 20cm trở lên, cây sinh trƣởng tốt, không bị sâu bệnh và cây sinh trƣởng bình thƣờng, khoẻ mạnh.

Giai đoạn từ 1 - 3 năm kể từ khi trồng cây Mây nếp sinh trƣởng chậm, vì thế cần có những nghiên cứu về độ tuổi cũng nhƣ chiều cao của cây con đem trồng để nhanh cho hiệu quả kinh tế cũng nhƣ hiệu quả môi trƣờng.

- Chọn đất và phương thức trồng

Cây Mây nếp có vùng sinh thái phân bố rộng khắp trên cả nƣớc từ điều kiện đất đai, độ cao so với mực nƣớc biển đến điều kiện khí hậu từng vùng. Vì vậy, đề tài đƣa ra một số yếu tố để trồng loài Mây nếp có hiệu quả thông qua kết quả của một số mô hình điển hình tại 3 tỉnh nhƣ sau.

Loại đất: Do cây Mây nếp có hệ rễ chùm, rễ khoẻ ăn nông chủ yếu trên lớp đất mặt từ 0-30cm. Mặt khác, cây Mây nếp thích ứng với nhiều điều kiện lập địa khác nhau. Nhƣng đất để cho cây sinh trƣởng tốt nên trồng trên loại đất Feralit, tầng dày trên 35cm và đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ hơi xốp thấm nƣớc nhanh, thoát nƣớc tốt, đất có độ pH từ trung tính đến hơi chua, dinh dƣỡng khoáng trong đất tƣơng đối cao nhƣ: Mùn trên 1,8%; Đạm tổng số trên 0,1%; Lân dễ tiêu trên 190mg/100g đất và kali dễ tiêu trên 115mg/100g đất. Nếu đất nghèo dinh dƣỡng khoáng thì bón phân chuồng, phân NPK hoặc phân Lân.

Độ cao, độ dốc: Trong rừng tự nhiên Mây nếp phân bố ở độ cao từ 3-800m, tập trung chủ yếu ở độ cao từ 3-500m so với mặt nƣớc biển. Nhƣng để trồng thì trồng ở độ cao từ 3-500m, độ dốc dƣới 15o

thì cây sinh trƣởng tốt và dễ chăm sóc. Độ ẩm đất: Bản thân cây Mây nếp thƣờng mọc ở những nơi rừng thƣờng xanh ẩm, ven suối, lƣu vực các dòng sông, chân núi và thung lũng. Vì vậy, nên chọn nơi có điều kiện tƣơng tự nhƣ vậy để trồng thì năng suất sẽ cao.

Ngoài các yếu tố ở trên, cây Mây nếp thích hợp với độ tàn che từ 0,3 - 0,5 (tùy theo tuổi cây). Hơn nữa, Mây nếp thích hợp với khí hậu mát và lƣợng mƣa cao, nhiệt độ từ 18- 25oC, mùa lạnh không quá thấp (dƣới 5oC) và lƣợng mƣa trung bình hàng năm trên 1.000mm/năm. Lƣợng mƣa càng cao, mây sinh trƣởng càng mạnh.

Phƣơng thức trồng: Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể mà hình thức và phƣơng thức trồng khác nhau.

Nếu trồng với mục đích tận dụng đất đai nhƣ làm hàng rào, dƣới tán cây trong vƣờn thì trồng theo rạch (hàng rào) hoặc theo cụm (dƣới tán cây). Trồng làm hàng rào thì khoảng cách cây cách cây trên rạch là 0,5m, hàng rào nên trồng thêm cây gỗ để vừa tạo độ tàn che và vừa làm giá thể cho Mây leo sau này. Dƣới tán cây trong vƣờn thì trồng theo cụm, cụm cách gốc cây từ 0,8-1m.

Nếu trồng với mục đích làm giàu rừng thì mật độ trồng từ 2.000-2.250 cây/ha (3 cây/bụi) và xử lý thực bì để độ tàn che còn 0,3-0,5.

Nếu trồng dƣới tán rừng trồng thì mật độ trồng từ 1.650-3.300 bụi/ha (mỗi bụi từ 1-2 cây) và xử lý tán cây chỉ để độ tàn che còn 0,3-0,5.

- Xử lý thực bì: Tùy theo phƣơng thức trồng cụ thể mà có phƣơng pháp xử lý thực bì thích hợp.

Đối với trồng quanh vƣờn hộ thì phát dọn dây leo, tỉa thƣa cành lá để độ tàn che từ 0,3-0,5 (nếu độ tàn che ban đầu cao) hoặc trồng thêm cây gỗ để tạo độ tàn che và làm giá thể cho mây leo (nếu độ tàn che ban đầu thấp).

Đối với trồng làm giàu rừng, mục đích là nâng cao năng suất chất lƣợng của rừng nhằm tăng thu nhập cho ngƣời dân, đồng thời bảo vệ tầng cây gỗ của rừng nên biện pháp xử lý có thể toàn diện theo lỗ trống hoặc theo băng (rộng 1-1,5m, mỗi băng cách nhau 4m theo đƣờng đồng mức), luỗng phát dây leo, cây bụi nhằm tạo độ tàn che thích hợp. Ngoài ra, cần để lại những cây gỗ tái sinh để làm giá thể cho Mây leo và những loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị khác trong đó có Song Mây. Việc điều chỉnh độ tàn che chú ý điều chỉnh làm sao phân bố đều và luỗng phát dây leo xử lý từng bƣớc và từng giai đoạn.

Hàng năm phải tỉa thƣa tán cây gỗ để điều chỉnh độ tàn che. Tuỳ theo tuổi cây mà điều chỉnh độ tàn che cho phù hợp, độ tàn che phù hợp cho Mây sinh tƣởng từ 0,3- 0,5 tuỳ theo điều kiện lập địa.

- Làm đất: Căn cứ vào phƣơng thức trồng để làm đất nhƣ trồng làm hàng rào thì đào theo rãnh 30 x 30cm; trồng dƣới tán rừng trồng và làm giàu rừng tự nhiên thì kích thƣớc hố: 30 x 30 x 30cm. Hố trồng đào cách gốc cây làm giá thể từ 0,8-1,0m. Đất đƣợc đào và để một bên miệng hố hoặc rãnh (sƣờn dốc). Trƣớc khi trồng 10-15 ngày tiến hành lấp hố bằng đất trộn đều với 1 hoặc 2 kg phân chuồng hoai và 0,2 kg NPK, không nên bón Đạm URE 46% cho Mây nếp.

- Mật độ trồng: Căn cứ vào phƣơng thức trồng để xác định mục đích trồng.

Nếu trồng quanh vƣờn thì trồng với cự ly, cây cách cây 0,5m có thể trồng từ 1- 2hàng, nếu trồng theo hàng thì hàng cách hàng 1m.

Nếu trồng làm giàu rừng thì trồng với mật độ 2.000-2.250cây/ha, tức là từ 700- 715 bụi/ha (3cây/bụi), khoảng cách trồng hàng cách hàng 4m, bụi cách bụi 3-3,5m.

Nếu trồng dƣới tán rừng trồng thì mật độ trồng 3.300 cây/ha với 3.300bụi/ha (1 cây/bụi), cây cách cây 1m, hàng cách hàng 3m hoặc mật độ 1.650 bụi/ha (2 cây/bụi), cây cách cây 2m, hàng cách hàng 3/m.

- Kỹ thuật trồng

Lấp hố: Trƣớc khi trồng 10-15 ngày tiến hành lấp đầy hố bằng đất mặt trộn với 1kg phân chuồng hoai và 0,2kg NPK (5-10-3).

Trồng: Khi trồng, moi ở giữa hố (nếu trồng 1 cây/hố) hoặc ở 2 bên hố (nếu trồng 2 cây/hố) lỗ sâu khoảng 25cm, rộng hơn kích thƣớc bầu. Rạch bỏ vỏ bầu (không đƣợc để bầu vỡ), đặt bầu vào lỗ, lấp đất, ấn chặt đất quanh bầu, ấn từ ngoài vào trong. Phủ thêm 1 lớp đất mặt che kín mặt bầu và hố trồng. Trồng vào những ngày râm mát hoặc có mƣa nhỏ. Tránh trồng vào những ngày nắng gắt hoặc có gió tây nam, gió mùa đông bắc.

- Thời vụ trồng: Miền Bắc thƣờng có 2 thời vụ trồng, vụ xuân và vụ thu. Vụ xuân: Từ tháng 2 đến tháng 4 (dƣơng lịch); Vụ thu: Từ tháng 8 đến tháng 10 (dƣơng lịch). Các tỉnh miền Trung (từ Hà Tĩnh trở vào đến Bình Thuận), trồng vào mùa mƣa từ tháng 10 đến tháng 12 (dƣơng lịch), các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ thì trồng từ tháng 6 đến tháng 7.

- Chăm sóc cây mới trồng:

Năm thứ nhất: Nếu trồng vào vụ xuân hè, tiến hành chăm sóc 3 lần/năm, mỗi lần cách nhau 4 tháng. Trồng dặm cây chết ngay từ lần chăm sóc đầu. Nếu trồng vào vụ hè thu thì chăm sóc 2 lần/năm.

Năm thứ 2 và 3: Mỗi năm chăm sóc 3 lần vào đầu mùa mƣa, giữa mùa mƣa và đầu mùa khô.

Nội dung chăm sóc: Phát dọn cây bụi, dây leo loại bỏ những cây khác cạnh tranh dinh dƣỡng, nhất là điều chỉnh ánh sáng. Rẫy cỏ và xới nhẹ xung quanh gốc, vun đất ngang cổ rễ cây, làm sạch cỏ theo các hàng hoặc làm theo gốc cây Mây.

Bón thúc: Bón thúc 1 lần vào lần chăm sóc đầu, lƣợng phân bón 0,2kg NPK/hố. Để thúc đẩy khả năng sinh trƣởng của bụi Mây, biện pháp kỹ thuật là xới xung quanh gốc Mây đƣờng kính 0,8-1,0m, vun gốc ngang cổ rễ.

- Quản lý, bảo vệ và phòng trừ sâu bệnh:

Mây rất ít khi bị sâu bệnh, nên không cần quan tâm nhiều tới phòng trừ sâu bệnh. Trƣờng hợp phát hiện châu chấu ăn lá, chuột ăn thân ngầm và mầm non phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Nghiêm cấm không cho trâu bò ăn lá, dẫm đạp bằng cách tuyên truyền, vận động, hàng rào bảo vệ. Đặc biệt chú ý phòng chống cháy rừng trong mùa khô, về mùa khô thu gom vật liệu cháy khỏi rừng hoặc đốt có khống chế.

- Kỹ thuật khai thác: Sau khi trồng 5 năm có thể bắt đầu khai thác. + Tiêu chuẩn sợi Mây: Sợi mây dài đạt tiêu chuẩn từ 3-5m mới khai thác.

+ Thời gian khai thác: Do cây mây sinh trƣởng mạnh vào mùa mƣa và chậm vào mùa khô nên thời gian khai thác tốt nhất là vào mùa khô từ tháng 10 năm trƣớc đến tháng 1 năm sau.

+ Kỹ thuật khai thác: Mây đƣợc khai thác theo phƣơng thức là khai thác chọn. Hàng năm chọn những cây Mây đã đạt tiêu chuẩn và chỉ nên khai thác 60% số cây đạt tiêu chuẩn trong bụi, khai thác lần lƣợt theo từng thế hệ. Ngoài ra, trong quá trình khai thác tránh làm ảnh hƣởng đến các cây để lại và cây mới tái sinh của thế hệ sau.

+ Vệ sinh gốc chặt: Sau khi khai thác cần tiến hành vệ sinh rừng Mây bằng cách: dọn dẹp lấy ra khỏi bụi những ngọn cây đã khai thác, bẹ, lá khô, cây Mây bị dập, gãy chết. Đồng thời phát dọn cây bụi, dây leo, tránh không cho các cây khác lấn chiếm cây con.

+ Tiến hành khai thác bằng cách chặt sát gốc cách mặt đất 5-10cm để tránh lãng phí và không ảnh hƣởng đến tái sinh của cây Mây bên cạnh, lôi dây mây ra ngoài bụi để dóc vỏ, bẹ lá.

- Sơ chế bảo quản:

Sau khi khai thác, nếu chƣa tiêu thụ ngay thì tiến hành hong phơi các sợi mây dƣới nắng nhẹ đến độ ẩm từ 12,6-16% (Nguyễn Chí Thanh và Lê Văn Nông, 1995) [30] hoặc phải xông hơi lƣu huỳnh (diêm sinh) để bảo quản, tránh để nấm mốc và mối mọt xâm hại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá một số mô hình mấy nếp (calamus tetradactylus Hance) ở vùng núi phía Bắc làm cơ sở để phát triển mở rộng (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)