Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ Song Mây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá một số mô hình mấy nếp (calamus tetradactylus Hance) ở vùng núi phía Bắc làm cơ sở để phát triển mở rộng (Trang 31 - 32)

Theo báo Lao động điện tử số 200 Ngày 30/08/2008 [1], Việt Nam hiện nằm trong tốp 3 quốc gia xuất khẩu mây tre đan lớn nhất thế giới, với tổng doanh số hơn 210 triệu USD/năm. Còn theo ông Phạm Minh Trí (Bộ NNPTNT) thì cây mây, cây tre đang vƣơn ra thế giới và tạo nên nét bản sắc Việt Nam. Ông Trí cho biết: Năm 2000, chỉ có 742 doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan thì đến năm 2006 cả nƣớc đã có hơn 2.030 doanh nghiệp. Sự gia tăng về số lƣợng doanh nghiệp đã tạo ra hơn 114.000 việc làm... Nhƣng quan trọng hơn, cây mây và cây tre Việt Nam đã trở thành hàng hoá "đặc sản" trên các thị trƣờng thế giới, nếu nhƣ năm 2000, hàng mây tre đan Việt Nam chỉ đạt giá trị xuất khẩu hơn 48 triệu USD, thì đến năm 2007 đã mang về cho đất nƣớc 211 triệu USD. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2008, mây tre đan đã đạt con số xuất khẩu hơn 110 triệu USD. Cùng với thị trƣờng truyền thống Nga và Đông Âu, hàng mây tre đan Việt Nam đã có mặt tại hơn 90 quốc gia. Trong số này, hàng mây tre đan Việt Nam đã chinh phục cả những thị trƣờng khó tính nhất nhƣ Mỹ, với doanh số xuất khẩu hơn 22 triệu USD; EU đạt kim ngạch hơn 20 triệu USD và Nhật Bản với hơn 27,6 triệu USD...

Theo Trần Công Huyền (2007) [20] nƣớc ta có 322 làng nghề mây tre đan, chiếm 24% trong tổng số 1.455 làng nghề của cả nƣớc, thu hút 1,3 triệu gia đình, 10 triệu lao động, thu nhập gấp 1-4 lần lao động thuần nông. Các làng nghề này đang khôi phục và phát triển tạo ra nhiều sản phẩm mới có giá trị kinh tế cao, ngoài việc tiêu dùng trong nƣớc còn xuất khẩu đi nhiều nƣớc trên thế giới. Mỗi năm ƣớc tính nƣớc ta cần khoảng 15.000 tấn Mây và 5.000 tấn Song nguyên liệu để làm hàng xuất khẩu, chƣa kể đến nhu cầu sử dụng ở trong nƣớc.

Theo Phạm Đức Tuấn, Lâm sản ngoài gỗ của nƣớc ta đã xuất khẩu sang gần 90 nƣớc và vùng lãnh thổ, tuy nhiên ở qui mô nhỏ và phân tán. Tổng kim ngạch xuất khẩu

Lâm sản ngoài gỗ hàng năm đạt gần 200 triệu USD, hàng mây tre đan chiếm tỷ trọng chủ yếu với hơn 70%. Mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ tăng giá trị Lâm sản ngoài gỗ xuất khẩu đạt 700-800 triệu USD/năm (dẫn theo báo điện tử Tổ Quốc – Khoa học công nghệ, ngày 11/6/2007) [2].

Hiện nay mặt hàng mây tre đan của Vịêt Nam đang đƣợc ngƣời tiêu dùng các nƣớc EU yêu thích, nhu cầu ngày càng cao, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 13,2 triệu USD tăng 76% so với cùng kỳ năm trƣớc (dẫn theo báo thƣơng mại 27/7/2007) [2]

Qua những số liệu trên cho thấy, gía trị xuất khẩu Song Mây ngày càng tăng ở những năm gần đây. Điều đó chứng tỏ về tiềm năng nguồn lực tự nhiên cũng nhƣ truyền thống nghệ nhân của ngƣời thợ thủ công Việt Nam và sự hấp dẫn của sản phẩm mỹ nghệ Song Mây. Việt Nam sẽ hợp tác với các nƣớc trên thế giới, đặc biệt là các nƣớc Đông Nam Á, để quy hoạch, phát triển và sản xuất kinh doanh những mặt hàng có gía trị cao, đồng thời đã xây dựng chiến lƣợc quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên rừng ở Vịêt Nam, trong đó có Song Mây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá một số mô hình mấy nếp (calamus tetradactylus Hance) ở vùng núi phía Bắc làm cơ sở để phát triển mở rộng (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)