Kỹ thuật và kinh nghiệm gây trồng Mây nếp trong các mô hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá một số mô hình mấy nếp (calamus tetradactylus Hance) ở vùng núi phía Bắc làm cơ sở để phát triển mở rộng (Trang 60 - 61)

Kết qua điều tra 63 hộ gia đình ở Hà Tây (cũ) cho thấy trƣớc kia Mây nếp đƣợc khai thác chủ yếu ở trong rừng tự nhiên, nhƣng khoảng 15 năm trở lại đây khai thác chủ yếu từ vƣờn hộ gia đình.

Chỉ có 2 hộ gia đình ở xã Xuân Sơn – Thành phố Sơn Tây chiếm 3,17% trong tổng số 63 hộ gia đình đƣợc điều tra là trồng Mây nếp theo phƣơng thức tập trung, còn lại 96,83% số hộ gia đình trồng theo phƣơng thức bao quanh vƣờn hộ và vƣờn rừng dƣới hình thức phân tán. Chính vì đa số các hộ trồng Mây nếp theo phƣơng thức bao quanh vƣờn hộ và vƣờn rừng nên các hộ hầu nhƣ không chú ý đến mật độ trồng, thƣờng là trồng từ 1-2 hàng, cây cách cây từ 1-3m, hàng cách hàng từ 1-2,5m.

Tiêu chuẩn cây giống khi trồng cũng rất khác nhau, trong tổng số 63 hộ điều tra có 71,5% số hộ cho biết do trồng số lƣợng ít nên lấy giống chủ yếu từ cây tái sinh trong vƣờn hộ và trong rừng; 22,2% số hộ tự nhân giống bằng hạt thu đƣợc từ các bụi Mây trồng trong vƣờn; 6,3% là đi mua tại các cơ sở sản xuất cây giống. Hầu hết số hộ điều tra chọn tiêu chuẩn cây giống có chiều cao trên 20cm, tuổi cây giống trên 18 tháng, cây có từ 4 lá trở lên. Tỷ lệ cây giống trồng (%) 71.5 22.2 6.3 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Cây tái sinh Tự nhân giống Mua

Về kỹ thuật trồng: tất cả các hộ đều chọn thời vụ trồng là đầu mùa mƣa từ tháng 5- 6 và hố đào có kích thƣớc 30 x 30 x 30cm. Hầu hết hộ trồng không bón lót phân chuồng hay các loại phân khác, đồng thời cũng không chăm sóc cho những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá một số mô hình mấy nếp (calamus tetradactylus Hance) ở vùng núi phía Bắc làm cơ sở để phát triển mở rộng (Trang 60 - 61)