Khả năng sinh trưởng chiều cao vút ngọn của cây Mây nếp trồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá một số mô hình mấy nếp (calamus tetradactylus Hance) ở vùng núi phía Bắc làm cơ sở để phát triển mở rộng (Trang 88 - 89)

Số liệu ở bảng 4.15 và biểu đồ 20 giữa các mô hình cho thấy, khả năng sinh trƣởng về chiều cao vút ngọn của Mây nếp có sự khác nhau khá rõ ràng, dao động từ 0,94-2,68m. Trong đó 3/6 mô hình có chiều cao vút ngọn tƣơng đƣơng nhau từ 2,51– 2,68m là mô hình 1 đạt 2,68m, mô hình 3 là 2,61m và mô hình 4 là 2,51m. Ba mô hình còn lại có chiều cao vút ngọn đạt dƣới 1,10m. Lý do về sự chênh lệch sinh trƣởng chiều cao cây lớn nhƣ vậy, có thể do mô hình 1, 3 và mô hình 4 có độ tàn che 0,5 phù hợp hơn so với mô hình 2, 5 và mô hình 6 có độ tàn che cao (0,6-0,7). Mặt khác, từ độ tàn che trƣớc khi làm giàu rừng (bảng 4.14) đến độ tàn che thời điểm điều tra (bảng 4.15) thì các mô hình có độ tàn che giữ nguyên (mô hình 1) và giảm (mô hình 3 và 4), đặc biệt độ tàn che ở mô hình 4 trƣớc khi làm giàu rừng là 0,7 nhƣng sau 3 năm trồng đã chăm sóc xử lý tốt độ tàn che giảm xuống còn 0,5 để phù hợp với cây Mây nếp sinh trƣởng và phát triển. Ngƣợc lại, các mô hình 2, 5 và mô hình 6 có độ tàn che cao hơn so với trƣớc khi trồng, từ đó có thể thấy các mô hình này chƣa đƣợc điều chỉnh độ tàn che trong quá trình chăm sóc để tạo điều kiện thuận lợi cho Mây sinh trƣởng, thậm chí độ tàn che còn tăng hơn trƣớc. Từ lý do trên cho thấy chiều cao vút ngọn của 3 mô hình 2, 5 và mô hình 6 thấp hơn đáng kể so với 3 mô hình 1, 3 và mô hình 4.

Chiều cao vút ngọn (cm) 2.68 1.02 2.61 2.51 0.94 1.08 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3

Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 4 Mô hình 5 Mô hình 6

Cũng từ bảng 4.15 cho thấy hệ số biến động của từng mô hình biến động rất lớn và tƣơng đƣơng nhau, dao động từ 46,28 – 55,49%. Từ hệ số biến động cho thấy các cây trong từng mô hình là không đồng đều tức có nhiều thế hệ có chiều cao khác nhau. Cũng từ hệ số biến động cho thấy 3 mô hình 1, 3 và 4 có hệ số biến động cao nhất trên 52% có nghĩa các mô hình này có nhiều thế hệ và có chiều cao cao hơn các mô hình còn lại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá một số mô hình mấy nếp (calamus tetradactylus Hance) ở vùng núi phía Bắc làm cơ sở để phát triển mở rộng (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)