- Từ dự toán trồng 1ha cây Mây nếp trong 5 năm đầu đã thu hút đƣợc 160 công lao động. Theo dự án 661, phát triển Song Mây đến năm 2010 là 80.000ha thì thu hút lƣợng công lao động sẽ rất lớn tới 12.800.000 công phục vụ cho gây trồng và chăm sóc. Ngoài ra, tạo đƣợc việc làm cho rất nhiều làng nghề, doanh nghiệp và những cơ sở sản xuất có liên quan đến Song Mây.
- Bảo vệ nguồn nƣớc: Khi trồng cây Mây nếp, nhất là trồng tập trung trong rừng thì ngoài ý nghĩa về kinh tế, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ đất và môi trƣờng sống, việc trồng Mây giúp cho giữ đƣợc rừng và rừng luôn duy trì đƣợc hoàn cảnh rừng từ việc phải giữ lại tầng cây cao và thảm tƣơi có giá trị. Mà việc giữ lại tầng cây cao và thảm tƣơi có tác dụng cản và giữ đƣợc nƣớc khoảng 60% lƣợng nƣớc mƣa rơi xuống rừng, từ đó giữ đƣợc nguồn nƣớc (Nguyễn Huy Sơn, Phan Văn Thắng, 2007) [28].
- Cũng từ dự toán trên thì việc mở rộng diện tích trồng Mây nếp không những giải quyết và thu hút lao động nông nhàn tại các địa phƣơng trồng mà còn thu hút lao động cho các địa phƣơng khác có cơ sở chế biến, sản xuất các sản phẩm từ Mây, từ đó giảm tệ nạn xã hội ở địa phƣơng.
- Bảo vệ rừng: Do đặc tính sinh thái cây Mây nếp cần có độ tàn che 0,3-0,5 để cây sinh trƣởng và phát triển, trồng với mật độ dày tạo ra nhiều tầng thứ nên độ che phủ đất rất lớn, mặt khác cây Mây có hệ rễ là rễ chùm… cho nên hạn chế đƣợc xói mòn, rửa trôi đất đáng kể. Ngoài ra, còn tăng khả năng hoạt động hệ động vật trong đất và cải thiện môi trƣờng đất tức tăng đa dạng sinh học trong rừng.